Khi Nữ Chân lần đầu xuôi nam thì Chủng gia quân chi viện kinh thành, Chiết gia quân cũng từng xuất binh. Lựa chọn lúc ấy của Chiết Khả Cầu là phối hợp Lưu Quang Thế cứu viện Thái Nguyên, trong trận chiến, hai người đã thua thảm Hoàn Nhan Tông Hàn ở gần Thiên Môn Quan. Sau trận thua hoàn toàn đó, Biện Lương được giải vây, đám người Tần Tự Nguyên dâng tấu xin xuất binh Thái Nguyên, Chiết Khả Cầu cũng đưa lên sổ con. Về sau Chiết gia quân từng hai lần xuất binh cứu viện Thái Nguyên, nhưng cuối cùng bởi vì đánh không lại người Nữ Chân mà tháo chạy.
Đến về sau, Thái Nguyên bị chiếm đóng, Ninh Nghị tạo phản, Nữ Chân lần thứ hai tấn công Biện Lương, Chủng gia quân vẫn xuất binh, Chiết gia thì chỉ để ý những nơi như Phủ Châu, chiến sự ở tuyến Thái Nguyên, hơn nữa đánh rất bảo thủ. Tiếp theo người Tây Hạ xâm nhập phía nam, Chiết gia quân vốn nên thủ hộ Tây Bắc thấy Chủng gia bị diệt thì chỉ lo bảo vệ địa bàn của mình, không chịu xuất binh nữa.
Lần này Lâu Thất giết tới, Chủng gia từ chối chiêu hàng, Chiết gia thì ngoài miệng đồng ý, nhưng không muốn xuất binh tấn công Tây Bắc thay cho Lâu Thất. Nhưng không ngờ lúc Lâu Thất xuôi chèo mát mái thì Chiết gia quân không muốn hành động, chờ khi đại quân của Lâu Thất gặp vấn đề thì bọn họ lựa chọn đứng về phía Nữ Chân.
Ngày ba mươi tháng tám, mưa thu rơi.
Nếu nói sự gia nhập của Chiết gia quân mang ý vị toàn bộ Tây Bắc không còn khu vực trung gian nữa, khu vực chiến trường trung tâm ở Khánh Châu lao vào đánh giết càng thảm thiết hơn. Nương trận mưa này, Hoàn Nhan Lâu Thất tập kết bộ binh từng bước tiến lên trước, triển khai xung phong ngược quy mô lớn với Hắc Kỳ quân.
Dãy Hoàng Dương ở Khánh Châu, rìa sườn núi Hoàng Thổ cao, địa thế phức tạp, dãy núi, đồi núi, thung lũng sông, đội quân chủ lực của hai bên giao chiến ở những nơi này. Hoàn Nhan Lâu Thất dùng binh thanh thế to lớn, binh sĩ dưới trướng cũng đúng là tinh nhuệ chiến trường. Bên Hắc Kỳ quân lập tức lựa chọn đánh trận hình bảo thủ, nhưng sự thực thì bốn nơi giao chiến có ba hư một thực, trên chiến trường trung đoàn thứ bốn ở một góc dãy núi bị đất rừng che lấp tầm mắt, Hoàn Nhan Lâu Thất tự mình dẫn binh sĩ triển khai tấn công chém giết lặp đi lặp lại.
Trận chiến đấu này tiến hành hơn một canh giờ thì trận hình bốn đoàn bị xé mở vài nơi. Quân xung phong của Nữ Chân tràn qua, đoàn trưởng của trung đoàn thứ bốn Tôn Nghiệp mang theo thân vệ che ở phía trước, miễn cưỡng giữ vững thế cục chốc lát, nhưng rốt cuộc vẫn bị đánh liên tục lùi về. Mãi khi đoàn đặc chủng phối hợp tác chiến ở gần đó dốc sức chi viện mới cứu được một số binh sĩ đã rơi vào tử cục.
Từ khía cạnh nào đó thì Tần Thiệu Khiêm lúc này thống lĩnh quân hay tướng lĩnh thống lĩnh các đoàn đều không phải hạng người tài trí bình thường, xem như người nổi bật hàng đầu trong người của Vũ triều. Nhưng trước kia quân đội Vũ triều đối mặt trạng huống nhiều năm khác hẳn với tình huống trước mắt, khi bọn họ đối diện người mạnh nhất trong tướng lĩnh Nữ Chân, người dựng nghiệp bằng hai bàn tay trắng, trải qua vô số chinh chiến, sau khi vài ngày xông lên giết, về mặt vận dụng binh pháp bọn họ thua một bậc.
Sự ương ngạnh của binh sĩ khiến thế cục không trở nên tồi tệ hơn, ở mấy chỗ khác, quân đội Kim quốc định đánh nghi binh đã một lần bị đẩy vào ác chiến, tạo thành nhiều thương vong. Nhưng song song đó, trung đoàn thứ bốn của Hắc Kỳ quân thương vong hơn một nửa, tướng lĩnh Tôn Nghiệp xông lên trước nhất thì bị thương nặng, sau khi được cứu về đã gần như hấp hối.
Quân đội Nữ Chân rút lui, Hắc Kỳ quân liên tục xông lên. Tôn Nghiệp và một đám người bị thương tạm thời ở lại gần dãy Hoàng Dương, từ quân tiên phong Chủng gia đến sau tiếp nhận cứu viện.
Tối hôm nay, trong lều cỏ gần dãy Hoàng Dương, Tôn Nghiệp rốt cuộc tỉnh lại. Hắn là người Dĩnh Xuyên ở Hứa Châu, bốn mươi bảy tuổi, giỏi sách mưu. Khi Tôn Nghiệp tỉnh lại, hai tên thân vệ ở bên cạnh trông nom. Tôn Nghiệp hỏi thăm tình huống phía trước, được cho biết sức chiến đấu của Nữ Chân bị tổn thất ước chừng không ít hơn Hắc Kỳ quân mới gật đầu, chớp chớp mắt.
Tôn Nghiệp đã rất suy yếu nhưng vẫn cố gắng tỉnh táo suy nghĩ, thật lâu sau mới khẽ nói:
- Chúng ta vì chuyện tạo phản giết vua mà về sau thường xuyên thảo luận không biết làm vậy có đúng hay không. Nhưng có lính như các ngươi, ta nghĩ chắc đây là điều đúng, Ninh tiên sinh . . .
Tôn Nghiệp nhìn đằng trước, lại chớp chớp mắt, nhưng trong mắt không có tiêu cự, bình tĩnh giây lát lại bảo:
- Ta dùng binh ngu dốt, chết không đáng tiếc . . . chỉ tiếc . . . nhanh quá . . .
Khi nói đến đây thì âm thanh thấp xuống, lời cuối cùng của Tôn Nghiệp là:
- . . . không được nhìn thấy tương lai, các ngươi hãy nhìn thay ta.
Tiếng gió nức nở, hai tên binh sĩ trải qua chiến đấu kịch liệt nhiều lần phát ra tiếng khóc.
Dùng thơ văn thay tiếng khóc thương.
Đêm nay, tin Tôn Nghiệp qua đời truyền đến tiền tuyến Hắc Kỳ đang tiến quân, mấy ngày sau đó, binh sĩ trung đoàn thứ bốn may mắn sống sót khi xung phong sẽ cột mảnh vải trắng trên cánh tay của mình.
Giằng co và chém giết càng kịch liệt, càng bất chấp mạng sống phát sinh trong mỗi ngày sau đêm đó, hai bên cơ hồ đều đang cắn răng thử thách cực hạn của ý chí, đây gần như là tình hình cuộc chiến mà lần đầu tiên Hoàn Nhan Lâu Thất gặp phải trong cuộc Nam chinh lần này, thậm chí nói là cả đời của hắn. Hoàn Nhan Lâu Thất tham dự chém giết mấy lần, nghe nói tâm trạng cực kỳ sung sướng. Cùng lúc đó, chiến đấu ở vòng ngoài đã bùng nổ như núi lửa, Chủng Liệt phái người giao thiệp với Chiết Khả Cầu nhưng đã trở mặt, ngày hai tháng chín hôm nay, hai đội Tây quân triển khai đụng độ lần đầu.
Đây là loạn thế đã buông xuống, chỉ riêng vùng Tây Bắc, có mười mấy vạn người của thế lực các phương bị cuốn vào vòng xoáy, cộng thêm bình dân bất hạnh mắc kẹt trong đó nhiều cỡ mấy chục vạn người, thoạt nhìn chém giết hỗn loạn vừa bắt đầu mở màn.