Có Đầu Có Đuôi - Giải Tổng

Chương 15

Lần đầu tiên trán Hứa Tuế bị thường, là năm cô học lớp mười một.

Trên đường về nhà phải đi ngang đường ray xe lửa, nhưng hai bên đường có lưới bảo vệ, muốn đi qua bắt buộc phải đảo một vòng mấy trăm mét, đi qua cầu vượt dành cho người đi bộ.

Một hôm nào đó trên đường tan học về Hứa Tuế gặp Trần Chuẩn trên cầu vượt, cậu đang ngồi trước sạp hàng để ăn hột vịt lộn, dưới mông là quả bóng rổ, vai đeo ba lô đen móp xẹp, đồ đi học vắt trên vai.

Hai cậu bạn học bên cạnh cậu thấy Hứa Tuế trước, huých huých vai Trần Chuẩn: “Chị cậu đến rồi kìa.”

Hôm qua hai người vừa đánh nhau vì một quyển sách ngoại khóa.

Trần Chuẩn còn đang giận, quay đầu liếc nhìn cô một cái: “Không quen.”

“Chị cậu xinh đẹp thật đấy.”

Trần Chuẩn gạt tay bạn học nam ra: “Không phải chị tớ, bớt nói bậy lại.”

Bạn học nam vẫy tay với Hứa Tuế, cười đùa gọi cô là chị, trò chuyện vài câu, rồi ra về trước.

Hứa Tuế lấy một chai nước có gas từ trên quầy, ngồi cạnh Trần Chuẩn: “Sao cậu lại ăn cái này nữa rồi, gớm không chứ.”

Trần Chuẩn không quan tâm dến, bóc vỏ hột vịt lộn, đầu tiên là cậu hút phần nước ở trong, có thể thấy thấp thoáng trong đó cả phần đầu và đường mạch máu, hình như là còn có cả lông gà.

“Eo~” Lòng bàn tay Hứa Tuế đỡ cằm, nhếch mép nhìn: “Bao tử của cậu là cái thùng rác à.”

Trần Chuẩn vẫn không quan tâm.

Có cơn gió thổi nhẹ qua, mấy sợi tóc lòa xòa bay đến khóe miệng Hứa Tuế. Cô cột tóc đuôi ngựa cao, học hành cả một ngày, tóc đã hơi lỏng lẻo rồi.

Hứa Tuế không tháo tóc để buộc lại, mà cô chia đuôi ngựa ra làm hai, nắm hai chùm rồi kéo sang hai bên, rồi cô vén những sợi tóc lòa xòa ra sau tai.

Ánh mặt trời rọi lên đường ray, để phản chiếu lại tia sáng màu vàng lấp lánh.

Khuôn mặt cô được bao phủ trong sắc vàng ấm áp, sáng sủa và tinh tế.

Trần Chuẩn tình cờ bắt gặp động tác của cô, vừa quay đầu lại, phần tóc ngay chỗ buộc dây chun rối bù, có một nhúm tóc mọc ngược dựng đứng cả lên, cứ hệt như cỏ dại. Trần Chuẩn cảm thấy, hình tượng như này của cô không xứng với lời khen lúc nãy của bạn học, tướng ta thế này mà để cho cô thì đúng thật là coi như lãng phí.

Cậu hơi xoay người đi, nhìn kiểu ghét bỏ lắm.

“Vẫn còn giận hả?” Hứa Tuế huých vai cậu.

Hột vịt lộn trong tay Trần Chuẩn rớt xuống bàn, cậu nhíu mày: “Chị phiền không thế?”

“Bớt ăn lại, coi chừng mất hết hoóc môn đó, dinh dưỡng không tốt.” Trần Chuẩn ngồi thẳng lưng: “Lo cho thân mình đi.”

Hai năm gần đây Trần Chuẩn phát triển rất nhanh, cân nặng không thay đổi, nhưng chiều cao thì lại tăng vọt một cách bất ngờ, nhìn thì có vẻ mong manh, nhưng cậu cao hơn Hứa Tuế rất nhiều. Tướng tá của cậu cũng có sự thay đổi, cảm giác mập mạp trẻ con đã dần biến mất, ngũ quan dần rõ nét hơn, mặc một mí, môi mỏ, cả cái kiểu ngầu ngầy ấy.

Trần Chuẩn giơ tay: “Trả sách cho tôi.”

“Chưa đọc xong mà.”

“Không được, bạn học đòi lại rồi.”

Hứa Tuế cắn ống hút, nghiêng đầu qua một bên ngắm đường phố, không nghe cậu nói gì hết.

Trần Chuẩn lấy khăn giấy từ cái rổ đỏ bên hông sạp ăn, ung dung lau ngón tay: “Đừng có giả ngu, tối nay mà không trả, là tôi đi mách đấy. Bác mà biết tối nào chị cũng đọc sách ngoại khóa, chắc chắn sẽ lột da chị.”

“Trừ mách lẻo ra thì cậu còn biết làm gì nữa?”

“Hết biết rồi.” Trần Chuẩn ném giấy vào túi rác, vẻ đắc ý lắm: “Kiểu gì cũng có người trị được chị.”

Hứa Tuế tháo cặp xách, lấy từ trong ra một quyển sách khá dày, quăng lên trên bàn, chính là quyển “Thủy Hử truyện” đã ngả vàng.

Trần Chuẩn cất sách, “Con gái con đứa, đọc mấy quyển yêu đương gì đó không tốt hơn hả.”

“Cậu cũng bớt đọc.” Hứa Tuế nói: “Nhỏ không đọc Thủy Hử, già không xem Tam Quốc*. Cậu còn nhỏ, coi chừng tam quan** lệch lạc đó.”

*Nhỏ không đọc Thủy Hử, già không xem Tam Quốc: Thủy Hử truyện có nhiều cảnh đánh giết, phản ánh một xã hội gian khổ, màu sắc u ám; Tam Quốc quá nhiều mưu kế giảo hoạt, mang theo giấc mơ anh hùng. Câu này phản ánh cách nhìn và sự lo lắng của thời cổ đại về hai tác phẩm văn học trên đối với nhóm đối tượng có độ tuổi khác nhau. Đối với thanh thiếu niên mà nói, kiến nghị không đọc quá nhiều tác phẩm nhấn mạnh tính bạo lực và phản kháng, tránh ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách; đối với người già, kiến nghị ít đọc những tác phẩm nhiều mưu mẹo tính toán, để duy trì cân bằng trạng thái tâm lý và chất lượng cuộc sống. (Baidu)

**Tam quan: Nhân sinh quan, thế giới quan, giá trị quan.

Trần Chuẩn “hứ” một tiếng, chuẩn bị đi chỗ khác.

“Đợi chút.” Hứa Tuế đập một cái “bộp” giữ quyển sách trên bàn, tỏ ý kêu cậu nhìn xuống dưới cầu vượt: “Làm một trận?”

Từ xa có một chiếc xe lửa chạy đến, sương khói luẩn quẩn tan giữa khu rừng.

Trần Chuẩn ngồi xuống: “Nói thế nào?”

“Ai thắng người đó được đọc.”

Trần Chuẩn lắc đầu: “Vô nghĩa.”

“Vậy thì cậu thêm điều kiện đi?”

Cậu kêu bà chủ cho thêm ba trứng vịt lộn: “Chị thua rồi thì ăn cho hết.”

Trên mặt Hứa Tuế là sự kháng cự, một lúc sau, cô vẫn đồng ý: “Nếu như cậu thua thì sao? Ngoan ngoãn gọi chị gái nhé.”

Trần Chuẩn liếc nhìn cô: “Không chơi nữa.”

Hứa Tuế lúc nào cũng muốn tìm chút cảm giác tồn tại của việc làm chị gái từ chỗ Trần Chuẩn, đáng tiếc là Trần Chuẩn không thừa nhận.

Quyển sách kia Hứa Tuế chỉ vừa mới đọc đến khúc “Lâm Xung lên Lương Sơn trong cơn gió tuyết”, đang lúc còn chưa đã cơn. Cô thỏa hiệp: “Vậy cậu chọn một cái.”

Trần Chuẩn ngẫm nghĩ, chỉ vào bậc thang: “Nếu tôi thua, cõng chị từ trên đây xuống.”

Thế là Hứa Tuế đồng ý.

Bây giờ khó gạt Trần Chuẩn lắm, nhưng thắng thua là vấn đề mang tính xác suất, lúc đoán số toa, con số mà cậu đưa ra không bao giờ chuẩn xác bằng Hứa Tuế.

Trần Chuẩn cũng chẳng nhiều lời, cậu không tháo ba lô, chỉ quăng quả bóng rổ cho Hứa Tuế, cúi thấp người, ý bảo Hứa Tuế nhảy lên.

Hứa Tuế bị ngã như thế đó.

Lúc đó chắc chắn là đầu óc cô bị chập rồi, mới tin tưởng cậu một cách vô điều kiện như thế.

Bậc thang thấp nhưng rất dài, tổng cộng chia làm ba tầng.

Ban đầu động tác của Trần Chuẩn cũng coi như nhanh nhẹn, nhưng dù sao thì sức lực cũng có hạn, lúc sắp đáp đất, hai chân cậu mềm nhũn, thế là bất chợt Hứa Tuế trượt dài theo cậu.

Trời đất như quay cuồng, trán Hứa Tuế đập vào thành xi măng bên cạnh, thậm chí còn chưa kịp hét lên, cơn đau thay thế cho tất cả mọi cảm xúc. Suy nghĩ của cô vẫn coi như là tỉnh táo, cô giơ tay sờ trán trước, không chảy máu, rồi lại lắc lư trái phải vài cái, không có cảm giác quá chóng mặt, nhưng giây tiếp theo, cô không thể khống chế để bản thân mình bật khóc.

Trán đau quá đi mất.

Trần Chuẩn đệm dưới người Hứa Tuế, cậu bị té cũng khá nặng. Như cậu chẳng để ý đến cơn đau, phản ứng đầu tiên là mất mặt quá, may mà chẳng mấy người ở đó xem trò cười, đang giờ tan ầm, ai nấy cũng gấp gáp vội vàng về nhà.

Hứa Tuế khóc, nước mắt rơi như hạt châu đứt chuỗi, cô mất hết hình tượng ngồi dưới bậc thang, tay ôm trán, cô khóc khá là xấu.

Trần Chuẩn cách Hứa Tuế không xa, im lặng nhìn cô, tim đập thình thịch, chẳng thể nào thốt nổi lên lời an ủi.

Từ nhỏ cậu đã thiếu đi phẩm chất của một chàng trai ấm áp, vốn còn muốn dỗ dành cô, nhưng mở miệng ra lại thành: “Đừng khóc nữa, xấu quá đi.”

“…” Hứa Tuế khóc đến mơ hồ: “Cút.”

Trần Chuẩn hoảng loạn, thế mà cậu đứng dậy vỗ đít cút đi thật.

Hứa Tuế: “…”

Cô không dám tin, lau nuóc mắt, chớp chớp mắt, chẳng còn thấy bóng dáng cậu đâu.

Từ đó trở đi, có tận nửa tháng Hứa Tuế không nói với cậu dù chỉ một câu.

Cô giận dỗi dẹp bộ “Thủy Hử truyện” qua một bên, mãi đến mùa hè năm tốt nghiệp cấp ba mới đọc hết nội dung phần còn lại.

Bình thường rất ít khi Hứa Tuế khóc.

Đó là lần đầu tiên Trần Chuẩn thấy cô khóc, hôm nay lại thêm một lần nữa.

Trần Chuẩn nằm dài trên giường, nghe tiếng khóc rấm rứt bên ngoài, không biết sao mà lòng bàn tay cậu chảy đầy mồ hôi. Cho dù lúc này không tận mắt thấy cô, chỉ nghe mỗi tiếng, nhưng cũng khiến cậu rối rắm tay chân, hít thở khó khăn.

Cửa sổ vẫn đang mở, bóng cây bên ngoài đong đưa rọi lên bức tường.

Không biết năm như thế suốt bao lâuu, cuối cùng người ngoài kia cũng nín khóc, giường đơn đặt đối diện cửa phòng, ánh đén lờ mờ ngoài cửa sổ cũng tắt ngóm rồi.

Cả người Trần Chuẩn cứng đờ, cậu thử nằm nghiêng, chiếc giường đơn phát ra tiếng “kẽo kẹt”, âm thanh phát ra giữa đêm nghe lanh lảnh.

Cậu từ bỏ việc trở mình, rồi lại nằm xuống một cách cẩn thận.

Chẳng còn buồn ngủ nữa, Trần Chuẩn nhớ lại lần đó sau khi hai người làm hòa, Hứa Tuế vẫn ôm thù rất lâu.

Mỗi lần đi ngang qua cầu vượt với cô, cô đều chỉ vào bậc thang, “có lòng tốt” nhắc nhở cậu, cậu đã từng làm cô ngã ở chỗ này.

Miệng Trần Chuẩn thì chê Hứa Tuế phiền, nhưng chung quy thì cảm giác áy náy khiến cậu ghi nhớ câu chuyện này liên quan đến cô.

Mãi cho đến hôm nay, vẫn còn để lại hậu di chứng.

Cứ như là một kiểu ám thị tâm lý vậy, cho dù là cậu ở nơi nào, chỉ cần thấy cầu thang thì sẽ nghĩ đến Hứa Tuế.

Đôi lúc Trần Chuẩn cũng không thể nào hiểu được sao mình lại say mê cô đến vậy, chẳng có chuyện gì quá mức chấn động, nhưng gộp tất cả những việc bé xíu lại, thì trong mắt cậu chỉ có mỗi cô thôi.

Thời gian lâu dần, thì sẽ trở thành chấp niệm, trở thành cảm giác.

Cậu hiểu rất rõ, nếu như không phải còn có mối quan hệ với ngôi nhà ở Thuận Thành này, thì muốn gặp được cô là việc mà cầu cũng không được.

Càng nghĩ lại càng mất ngủ, Trần Chuẩn nghĩ nhiều chuyện khác, nhớ đến mấy bé thú cưng ở trung tâm cứu trợ có thể cho nhận nuôi rồi.

Buổi nhận nuôi sẽ đã chọn được ngày, vào ngày hai mươi tám tháng sau.

Chi tiết cụ thể vẫn còn cần bàn bạc lại, cậu và mấy tình nguyện viên đã hẹn rồi, ngày mai sẽ gặp nhau ở khu vực gần làng Đại học…

Trần Chuẩn ngủ mơ mơ hồ hồ một lúc, năm giờ sáng đã đi rồi.

Sáng sớm, Trần Chuẩn tỉnh lại trong phòng mình, trên người cô mặc quần hoa nhí cùa Hách Uyển Thanh và áo ba lỗ trắng.

Cô đã mơ thấy một giấc mơ kỳ dị, trong mơ cô quay quay lại con hẻm nhỏ chỗ tiệm lẩu, gặp lại chú chó bị hô ấy. Hứa Tuế ôm nó lên, không hôi như trong tưởng tượng, ngược lại mùi hương trên người nó còn rất mát mẻ.

Thế là cô hỏi: “Cưng tắm rồi à?”

Đương nhiên là bé hô không biết nói chuyện, nó lúc lắc đuôi, nghiêng đầu, bỗng nhiên le lưỡi liếm cô.

Hứa Tuế thấy ngứa, bèn rụt cổ cười.

Nhưng càng hoang đường hơn là, cô không chỉ không đẩy chú chó ra, mà ngược lại còn chụm đầu liếm lại nó.

Từ từ mở mắt, bỗng nhiên nó lại biến thành người, mà càng khủng bố hơn là, người này chính là…

Hứa Tuế sờ miệng theo tiềm thức, đầu óc cứ kêu ong ong, may mà chỉ là mơ.

Máy lạnh trong phòng đang tắt, cô nóng đổ mồ hôi, sờ sờ drap giường, Hứa Tuế xác định bản thân mình không thể nào mộng du tự về phòng mình, bố mẹ cũng không có sức để bế cô.

Cô chớp chớp mắt, mang giày đi ra ngoài.

Hách Uyển Thanh đã ở trong bếp chuẩn bị bữa sáng rồi, Hứa Khang vẫn còn đang ngủ.

Hứa Tuế nhìn quanh, không thấy ai khác nữa.

Hách Uyển Thanh lấy bánh bao và sữa đậu: “Mau rửa mặt đi, ăn sáng này.”

“Trần Chuẩn đâu?” Hứa Tuế hỏi.

“Mẹ dậy thì đã chẳng thấy đâu rồi, chắc là về Nam Lĩnh rồi.” Hách Uyển Thanh tự lẩm bẩm: “Cái thằng nhóc thối này, biết con ở nhà, cũng chẳng đợi con đi chung.”

Hứa Tuế đứng trong phòng ngơ ngác mười mấy giây, cô nghe động tĩnh từ phòng ngủ chính mới đi qua đó.

Cô gõ cửa, giọng dịu dàng: “Bố ơi?”

Hứa Khang thấy con gái tự vào cửa híp mắt cười nhìn ông thì ngạc nhiên mừng rỡ vô cùng, nếp nhăn trên mặt cũng biến mất hết: “Con gái à, sao mà con về rồi?”

Cô đi đến cạnh đỡ ông đứng dậy, lấy gối đệm ở eo cho ông.

Cạnh giường có ghế, Hứa Tuế kéo sang ngồi kế ông, lúc này mới trả lời: “Nhớ bố rồi.”

Hứa Khang mím môi cười.

“Bố ơi, con thất tình rồi.” Hứa Tuế không giấu ông.

Hứa Khang đờ ra: “Vì sao thế con?”

Hôm qua Hách Uyển Thanh đứng ngoài ban công gọi điện thoại, Hứa Khang không biết gì cả, trước khi ngủ ông có uống thuốc hỗ trợ ngủ ngon, nên ngủ thẳng một giấc đến sáng.

Hứa Tuế nắm lấy tay bố: “Tụi con… không hợp nhau lắm.”

Hứa Khang lúc nào cũng hiểu cô hơn Hách Uyển Thanh, ông không có những câu hỏi khiến côn ngạt thở, chỉ vỗ lên mu bàn tay cô: “Bố ủng hộ quyết định của con, chuyện chung thân đại sự không thể qua loa, đừng gấp, duyên phận còn chưa đến.”

“Ước mơ ôm cháu của bố tạm ngâm ở đó rồi.”

Hứa Khang nói: “Cần cháu làm chi chứ, có con gái ngoan là đủ rồi.”

Ánh mặt trời theo khe hở của tấm rèm the chiếu vào trong, cả căn phòng ngập ánh sáng.

Cho dù đang bệnh, nhưng trong ánh mắt của Hứa Khang chưa bao giờ có sự buồn thương, bàn tay dày rộng ấm áp của ông vẫn có thể truyền thêm sức mạnh cho cô. Cho dù từ trước đó hay cho đến hôm nay, ông vẫn là chỗ dựa của cô.

Hứa Tuế nhìn bố mình, cô cong môi cười.

“Cảm ơn bố.” Cô nhích lại gần hơn, trán gối lên cánh tay ông: “Bố nhất định phải sống thêm ba mươi năm nữa, để gả con đi nhé.”

Tâm trạng của Hứa Khang rất tốt, ông cười híp lại: “Vậy chẳng lại thành tinh rồi?”

“Hứa với con đi.” Hứa Tuế rầu rĩ.

“Được.”

“Bố cố lên.”

Hứa Khang cũng học theo cô: “Bố cố lên.”

Ăn sáng xong, Hứa Tuế lasi xe về Nam Lĩnh.

Mấy ngày sau đó, vào những lúc vô ý cô đều sẽ nhớ đến bé hô kia.

Cảm giác tội lỗi cứ không ngừng dâng cao như thủy triều, lòng cô khó chịu đến níu lại.

Hứa Tuế đổi tuyến đường, cứ sau tan ca sẽ vòng đường Tam Hữu tiếp một lúc, sau đó lại hẹn Giang Bối đi ăn vài lần, địa điểm đều ở xung quanh đó.

Đáng tiếc là, duyên phận quá cạn, Hứa Tuế không gặp lại chú chó đó nữa.

Thế gian quá lớn, mà nó chỉ như hạt cát, vận mệnh của chú chó chưa bao giờ nằm trong tay nó, sống chết là ở trời.

Bình Luận (0)
Comment