Cuộc Sống Hàng Ngày Của Đại Sư Huyền Học (Dịch Full)

Chương 86 - Chương 86: Vô Đề

Cuộc Sống Hàng Ngày Của Đại Sư Huyền Học [Full] Chương 86: Vô Đề

Bây giờ anh ta hỏi vấn đề xảo quyệt, thầy Khổng Phương không trả lời được, phỏng chừng tướng số cũng chỉ là mánh lới, bây giờ muốn lén thảo luận, không chừng là định vụng trộm thuyết phục anh ta làm cò.


Học sinh bình thường có lẽ biết chừng mực, Tôn Văn Bân thì không, anh ta càng phấn khích hơn, khăng khăng thầy Khổng Phương phải nói ra ngay tại đây, dù thật sự là việc riêng trong nhà cũng cho phép ông nói.


Thầy Khổng Phương nhiều lần xác nhận Tôn Văn Bân cứ bắt phải nói ngay trong lớp, thế là ông nói.


Sau đó bí mật ẩn giấu hai mươi năm bị phanh phui.


Thầy Khổng Phương nói: “Trò Tôn Văn Bân, tướng mạo của trò biểu hiện thân duyên cha mẹ của trò từng đứt một lần lúc trò một tuổi, sau đó lại nối, cho nên trò rất có thể không phải con trai ruột của cha mẹ trò.”


Tôn Văn Bân muốn điên rồi.


Dưới tình huống bình thường, một đứa trẻ được cha mẹ yêu thương đến lớn, bỗng nhiên nghe nói chính mình có lẽ không phải con ruột của cha mẹ, vậy đương nhiên phải phản bác rồi.


Huống chi Tôn Văn Bân vốn không tin có thể nhìn ra từ tướng mạo.


Tôn Văn Bân lập tức nói thầy giáo nhìn lầm tướng mạo, nói bậy bạ, suýt xông lên đánh người.


Vì chứng minh Khổng Phương tính sai, anh ta lập tức gọi điện thoại về nhà hỏi chuyện này.


Không ngờ sau khi cuộc gọi thông, Tôn Văn Bân hỏi mình có phải là con ruột không, mẹ nhận điện thoại trầm mặc, thật lâu về sau mới nghẹn ngào nói một câu xin lỗi.


Tôn Văn Bân cúp điện thoại, ngây ra thật lâu, hốc mắt đỏ hoe.


Đám bạn học xung quanh đã biết, thầy tính đúng.


Từ nay về sau, thầy Khổng Phương dạy môn Chu Dịch nổi tiếng luôn.


Đương nhiên, bình thường thầy Khổng Phương không dạy môn này, ông là thầy dạy toán của khoa Kinh Tế, trong ngày thường cũng không tuyên truyền mê tín, chỉ khi lên lớp môn Chu Dịch mới ngẫu nhiên chọn ba sinh viên xem bói, xem tướng.


Cũng bởi vì điều này mà môn học tự chọn môn Chu Dịch trở nên hot trường học, Cố Khanh giành được một chỗ đúng là siêu may mắn.


Quả nhiên, trên môn Chu Dịch, đám sinh viên thường ngày vọc điện thoại, ngủ, tám chuyện đều trở nên vô cùng tích cực, chỉ chờ tới giai đoạn xem tướng lúc giữa tiết học.


Khổng Phương giảng môn Chu Dịch cũng rất thú vị, ông không giảng những thứ phức tạp khó hiểu trong Chu Dịch, mà xuất phát từ bên cạnh, giảng một số chuyện mọi người đều cảm thấy hứng thú.


Thí dụ như trong tiết học này, thầy Khổng Phương bắt đầu nói lịch sử kiến trúc của đại học S, nào là ‘nguyên nhân cửa nam của trường học xây méo’, ‘ý nghĩa xây dựng gác chuông nổi tiếng của trường’, ‘lý do thư viện là kiến trúc cao nhất trường’, hoặc thật hoặc giả, nhưng mọi người đều nghe say sưa.


Cố Khanh cũng hào hứng nghe.


Cảm giác kỹ thì trên người thầy Khổng Phương có một chút linh khí tồn tại, không nhiều, cỡ một phần năm linh khí trong người Cố Khanh.


Nhưng chỉ dựa vào chút linh khí đó mà sao ông xem tướng chính xác vậy?


Môn học tự chọn tiến hành đến một nửa, trong sự mong đợi của mọi người, bắt đầu tiết mục xem tướng, Cố Khanh mới sực tỉnh ngộ.


Tuy trên người thầy Khổng Phương không có nhiều linh khí, nhưng ông hiểu chút kiến thức xem tướng và cách giải của quẻ Lục Hào.


Thầy Khổng Phương lấy ba đồng tiền ra, ngẫu nhiên chọn một học sinh, khiến đối phương mặc niệm chuyện mình muốn bói toán, tĩnh tâm lại, sau đó trải đồng tiền ra mặt bàn, cùng một phương pháp làm sáu lần.


Thầy Khổng Phương ghi lại quẻ tượng mỗi lần hiện ra từ đồng tiền, rồi bắt đầu giải quẻ.


Cố Khanh có thể nhìn thấy ba đồng tiền trong tay thầy Khổng Phương hiển nhiên đều là đồ cổ, hơn nữa tỏa ánh sáng trắng mông lung, hẳn là thứ quẻ sư nào đó để lại.


Có pháp khí như vậy hỗ trợ, thảo nào thầy Khổng Phương không có nhiều linh khí nhưng được tiếng là xem bói siêu chuẩn.


“Bạn học, người cuối cùng là trò!”


Bên cạnh dường như có người đang kéo cô, Cố Khanh khôi phục tinh thần, mới phát hiện cơ hồ sinh viên cả lớp và giáo viên đều nhìn cô.


Thì ra trong thời gian này thầy Khổng Phương đã liên tục hoàn thành hai quẻ, hơn nữa đều tính chuẩn.


Bình Luận (0)
Comment