Ngũ Nhạc Đại Đế là những thần linh quyền năng nhất Nhân đạo, lần lượt là Đông Nhạc Đại Đế, Nam Nhạc Đại Đế, Tây Nhạc Đại Đế, Bắc Nhạc Đại Đế và Trung Nhạc Đại Đế.
Ngũ vị thần linh này cũng là tín ngưỡng dân gian cổ xưa của Trung Quốc, tín ngưỡng của họ bắt nguồn từ việc thờ cúng núi sông, người xưa tin rằng non xanh nước biếc, mây mù bao bọc, đất đai trù phú, cao lớn hùng vĩ, huyền bí khó đoán, khiến người ta vừa kính phục vừa sợ hãi.
Vì thế mà người đời tôn làm thần, cúng bái dâng lễ.
Đạo Tàng đã viết rất nhiều về Ngũ Nhạc Đại Đế, bởi vì họ đã thâm nhập sâu vào Nhân gian, sự ảnh hưởng trong Nhân gian vô cùng rộng rãi. Nhân đạo cần sử dụng uy danh của họ để truyền bá giáo lý của mình.
Trong ngũ nhạc đại đế, người mạnh nhất chính là Đông Nhạc Đại Đế Thái Sơn Quân, chiến lực ở mức đỉnh cao đạo tổ mạnh nhất.
Đạo Tàng, Nguyệt Lệnh Quảng Nghĩa Đồ, Ngũ Nhạc Chân Hình Đồ nói: Thái Sơn là cháu của Thiên Đế, là phủ của quần linh, là tổ của Ngũ Nhạc, nắm giữ sinh tử, quý tiện của Nhân gian.
Lãnh đạo quần thần gồm một vạn hai ngàn chín trăm người, cai quản sự sống và cái chết, là chủ bách quỷ và huyết thực của tông miếu. Những kẻ chết có thờ tà ma trong thế tục đều sẽ chịu khảo nghiệm ở núi Thái Sơn.
Nam Nhạc Đại Đế Hành Sơn Quân, chưởng quản ngũ kim, dã chú*, cũng như gia cầm các loại. Chỉ huy chín ngàn bảy trăm tiên nhân ngọc nữ, mặc áo bào Chu Quang, đội quán Cửu Đan Nhật Tinh, đeo ấn Dạ Quang Thiên Chân, cưỡi thanh long.
(*hoạt động nấu chảy và đúc đồ vật)
Sức chiến đấu hiện tại cũng thuộc vào cảnh giới đạo tổ mạnh nhất, sức mạnh của ông ta chỉ kém Đông Nhạc Đại Đế. Sau khi trận phong thần nổ ra, chiến lực chư thần trên bầu trời tăng lên đáng kể, đó là lý do tại sao có rất nhiều chiến tướng cấp bậc thiên tôn, đạo tổ xuất hiện trong tam giới.
Tây Nhạc Đại Đế, Hoa Sơn Quân, phụ trách sông, hồ, biển cả và thú bốn chân. Mặc áo bào trắng, đội quán Thái Sơ Cửu Lưu, đeo ấn Khai Thiên Thông Chân, cưỡi bạch long, dẫn đầu tám ngàn một trăm tiên nhân ngọc nữ.
Trung Nhạc Đại Đế, Tung Sơn Quân, cai quản đất đai, núi non, cây cối. Chỉ huy đội quân tiên nhân cùng ngọc nữ bảy ngàn năm trăm người, khoác tấm bào Hoàng Tố, đội quán Hoàng Ngọc Thái Ất, đeo ấn Thần Tông Dương Hòa, cưỡi hoàng long.
Tây Nhạc Đại Đế và Trung Nhạc Đại Đế đều xếp cùng mức chiến lực, đạo tổ mạnh nhất, đứng thứ ba và thứ tư trong Ngũ Nhạc Đại Đế.
Bắc Nhạc Đại Đế, Hằng Sơn Quân, phụ trách các vì sao. Khoác tấm bào Nguyên Lưu, đội quán Thái Chân Minh Minh cùng với ấn Trường Tân Ngộ Chân, cưỡi hắc long, dẫn đầu năm ngàn tiên nhân và ngọc nữ. Trong Ngũ Nhạc Đại Đế, Bắc Nhạc Đại Đế là người có sức chiến đấu yếu nhất, nằm trong cảnh giới đạo tổ.
Thần thông mạnh nhất của Mộ Dung Nguyên Duệ là sử dụng đạo Chiến Thần để khống chế trận Tiên Thiên Ngũ Hành, lý do Lữ Thuần Dương cho Ngũ Nhạc Đại Đế ứng chiến, là vì Ngũ Đế liên thủ có thể lập ra trận Hậu Thiên Ngũ Hành có uy lực không kém.
Vạn vật trên thế giới đều bắt nguồn từ ngũ hành, núi sông, đất đai, chim muông đều biến hòa thì khí ngũ hành mà ra.
Khí Ngũ Hành mà vạn vật chưa biến hóa được gọi là Tiên Thiên Ngũ Hành, sau khi khí Ngũ Hành biến hóa rồi thì gọi là Hậu Thiên Ngũ Hành, Ngũ Nhạc Đại Đế là bậc thầy tu luyện Hậu Thiên Ngũ Hành.
Mặc dù nói Tiên Thiên Ngũ Hành luôn mạnh hơn Hậu Thiên Ngũ Hành, thế nhưng, năng lượng Tiên Thiên Ngũ Hành do Mộ Dung Nguyên Duệ điều khiển không thể bằng số lượng Hậu Thiên Ngũ Hành Ngũ Nhạc Đại Đế điều khiển.
Không chỉ số lượng khí Ngũ Hành không đồng đều, mà binh lực đầu tư và trận hình cũng không đồng đều. Mộ Dung Nguyên Duệ chỉ có năm ngàn trận binh, trong khi quân của Ngũ Nhạc, mỗi người chỉ huy ba ngàn quân, tổng cộng là một vạn năm ngàn người tham chiến.
Công bằng luôn chỉ là tương đối, đối với Lữ Thuần Dương, việc ông ta chỉ cho Ngũ Nhạc Đại Đế xuất chiến cũng đã là một sự nhân từ của ông ta.
Về phần Mộ Dung Nguyên Duệ, cô căn bản không có lựa chọn nào khác.
Khi hai pháp trận Tiên Thiên Ngũ Hành và Hậu Thiên Ngũ Hành bắt đầu vận hành, thiên địa vạn tượng bắt đầu thay đổi, gió sét cuồn cuộn, trời đất mờ mịt, quần tinh dao động, cả tòa núi Côn Lôn cũng đang rung lắc.
Hai pháp trận ngũ hành đều sở hữu sức mạnh hủy diệt trời đất. Chưa kể việc đạo tổ mạnh nhất cũng không dám đỡ, dù là Thái Cổ Thần Ma đến đây rồi, thì cũng chỉ chết oan chết uổng.
Mộ Dung Nguyên Duệ tay cầm pháp kiếm Tử Kim và đối mặt với Đông Nhạc Đại Đế. Phân thần Li Hỏa ứng chiến với Bắc Nhạc Đại Đế, phân thần Ất Mộc đối đầu với Trung Nhạc Đại Đế, phân thần Quý Thủy đối đầu với Nam Nhạc Đại Đế, phân thần Canh Kim ứng chiến với Tây Nhạc Đại Đế.
Trận quyết chiến này, mặc dù Mộ Dung Nguyên Duệ đơn độc và yếu thế, nhưng đạo Chiến Thần của cô cho phép cô dò xét thiên cơ, dùng đạo sinh khắc của ngũ hành ứng phó với sự biến đổi. Bốn phân thần và bổn tôn cảm ứng lẫn nhau, luôn có thể xoay chuyển tình thế vào thời điểm nguy hiểm nhất, lấy ít thắng nhiều.
Khi giao tranh ngày một căng thẳng, đại quân Nhân đạo bắt đầu rút lui.
Năng lượng hủy diệt bộc phát từ vụ va chạm giữa hai pháp trận, không nói đạo binh bình thường, ngay cả thiên tôn, đạo tổ cũng không dám đối đầu.
Thế nhưng Lữ Thuần Dương lại không hề di chuyển.
Không những không nhường bước mà còn liên tục nhắm mắt cảm nhận sự biến đổi của sức mạnh ngũ hành.