Cửu Long Kéo Quan ( Dịch )

Chương 1221 - Chương 1221: Thương Thế Của Đạo Đức (1)

Chương 1221: Thương Thế Của Đạo Đức (1) Chương 1221: Thương Thế Của Đạo Đức (1)

Sau khi rời khỏi Kim Lăng, người đàn ông trung niên một mạch đi về hướng Tây.

Ông ta đi không nhanh, bước đi của ông ta thậm chí còn chậm hơn vài nhịp so với người đi bộ trên đường, nhưng mỗi bước ông ta bước đi dường như có sức mạnh xé toạc không gian, thu ngắn từng tấc đất lại.

Trong phố xá nhộn nhịp thì một bước dài vài trượng, ở ngoại ô thì một bước dài hơn cả trăm, ngàn trượng.

Tuy nhiên, ngay cả người trung niên đã đi xa nơi phố thị, cách xa cả ngoại ô thì cũng không ngự không phi hành.

Thực ra, trong xã hội hiện đại, con người đã quen với việc nhìn thấy các nhà tu hành nhanh đến rồi nhanh đi, lý do khiến người trung niên không ngự không đi gấp không phải không muốn mà là không thể.

Côn Bằng một ngày chuyển mình, có thể bay xa chín vạn dặm.

Người đàn ông trung niên không thể bay là bởi vì Côn vẫn chưa tìm được cơ duyên hóa thân thành Bằng.

Dù ông ấy thần thông lợi hại đến đâu, chỉ cần không có được cơ duyên hóa Bằng, cả đời cũng sẽ không thể ngự không phi hành.

Đây là khuyết điểm lớn nhất của ông ấy, điểm yếu lớn nhất của ông ấy.

Giả dụ như Côn đã hóa Bằng, thì pháp tắc Thiên đạo làm sao trói buộc được ông ấy, thì ông ấy cần gì ẩn náu ở biển Bắc Minh tồn tại qua hàng ngàn năm như vậy.

Côn bước đi khắp nơi, nhìn ngắm khói lửa Nhân gian.

Không lưu luyến cũng không cảm khái, mọi thăng trầm, được mất của sự sống đối với ông chỉ là chuyện thoáng qua.

Trong vô số ngàn năm qua, ông đã nhìn thấu tất cả.

So với sự thịnh vượng hiện tại của Nhân gian, ông thà hoài niệm người đàn ông tên Cung Công đã đâm vào núi Bất Chu.

Thánh Nữ Thủy tộc Liễu Yên Thạch từng nói, tình này chân thành, có thể mở cả vàng, đá, hơn cả thiên ngôn vạn ngữ trong Nhân gian.

Côn một mạch đi về phía Tây, không một khắc ngừng bước.

Nếu như đã rời khỏi biển Bắc Minh, ông phải đi đến nơi cao hơn.

Côn Lôn là ngọn núi cao nhất, ông ấy trèo lên đỉnh ngọn núi Côn Lôn, nhìn bầu trời với khoảng cách gần mình nhất.

Côn Lôn hiện tại thuộc quyền quản lý của Nhân gian, Tiên đạo đã mất tổ đình Côn Lôn đồng thời cũng mất đi một nửa giang sơn ở Nhân gian, những chủ lực tinh nhuệ hiện giờ của Tiên đạo đều ở trên Thiên giới. Tuy Nhân đạo chiếm giữ Côn Lôn, nhưng vì Côn Lôn là đạo trường cố hữu của Tiên đạo nên dù tổ đình đã bị tiêu diệt, nhưng linh khí thuộc về Tiên đạo vẫn rất dày đặc, Tây Vương Mẫu sau khi chấp chưởng Côn Lôn đã không lập tức truyền thụ giáo lý giúp Nhân đạo, mở rộng đạo trường, mà đã chọn một động phủ nằm sâu trong núi Côn Lôn thanh tu.

Tổ đình vốn có của Tiên đạo đã trở thành đống đổ nát, Nhân đạo cũng không ngay lập tức trùng tu trở lại.

Thiên đạo đã thoát khỏi nhân quả, tai họa diệt thế sắp sửa ập đến, cái gọi là tranh đấu Đạo môn, trận chiến phong thần cũng bị Nhân, Tiên hai đạo sớm xem nhẹ rồi. Cuộc đấu tranh sinh tử ngày cũ dường như chẳng khác gì một trò cười trong hôm nay. Nói cách khác thì chẳng khác nào nuốt nước mắt diễn một tuồng kịch bi thương cho Thiên đạo xem cả.

Tuy nhiên, Côn Lôn của hôm nay có rất nhiều người đến.

Tạ Lưu Vân, Trương Đạo Lăng, Đông Vương Công, Tây Vương Mẫu, Ngũ Nhạc Đại Đế, Tứ Phương Nguyên soái, Ngũ Phương Ngũ Lão, Ngũ Khí Chân Quân... những thần linh thiên tôn có máu mặt trong Nhân gian đều xuất hiện cả.

Đi đầu là cậu tiên đồng dưới trướng của Đạo Đức Thiên Tôn, một người tay dắt bò, người kia cầm Đạo Đức Kinh.

Tất cả mọi người đều mặc quần áo màu trắng.

Phong tiêu tiêu hề, Dịch thủy hàn*, y quan màu trắng còn thê lương hơn cả tuyết.

(*Gió thổi hiu hắt, nước sông Dịch lạnh)

Tuyết ở Côn Lôn từng nhuộm đỏ bởi sự bi tráng của các đệ tử Tiên đạo, nay lại trở về màu trắng xóa.

Tuyết trắng, áo trắng, bạch nhật bi ca.

Cách đây vài ngày, thọ nguyên của Đạo Đức Thiên Tôn đã đến điểm kết thúc.

Côn Lôn là trận chiến cuối cùng trước khi thần niệm của ông ta tiêu tan hết, chuyến du hành Nhân gian kết thúc.

Sở dĩ đến Côn Luân là vì vào một đêm tuyết rơi cách đây rất lâu, ông ấy, Ma Đạo Tổ Sư và Ngọc Hoàng Đại Đế cùng luận đạo trong một đêm tuyết rơi ở Côn Lôn.

Nội dung cuộc thảo luận giữa ba người họ giờ đây cũng không ai biết đến, trong Đạo Tàng cũng không đề cập đến lần luận đạo này.

Trên lưng thanh ngưu tựa hồ không có ai, nhưng nếu dùng chút thần niệm để cảm nhận, thì có thể thấy được một thân ảnh mơ hồ bất cứ lúc nào cũng có thể bị tan biến.

Bóng ảnh này chính là một tia thần niệm cuối cùng mà Đạo Đức Thiên Tôn lưu lại trong Nhân gian hóa thành.

Ma Đạo Tổ Sư đã chết cách đây ba ngàn năm, Ngọc Hoàng Đại Đế cũng đã ngã xuống vào cuối thời đại Mạt Pháp, trong ba đạo của Đạo môn, chỉ còn lại một mình Đạo Đức Thiên Tôn sống thêm mấy chục năm này.

Trong ba vị Tổ Sư, Đạo Đức Thiên Tôn là người giỏi thu mình và chờ thời nhất.

Có thể đề xuất ra triết lý vô vi nhi trị cũng đủ thấy được đạo dưỡng sinh của ông.

Trước đây trong quá khứ, ông ta chưa từng nghịch ý Thiên đạo lấy một lần, không giống như Ma Đạo Tổ Sư kiêu ngạo khó dạy bảo, cũng không dã tâm hừng hực như Ngọc Hoàng Đại Đế, Đạo Đức Thiên Tôn cứ thế an nhiên tồn tại.

Vậy nên, ngay cả Thiên đạo cũng tin rằng Đạo Đức Thiên Tôn sẽ không bao giờ phản bội ông ta.

Thế nhưng, Thiên đạo đã sai rồi.

Rất lâu từ trước đó, vào đêm tuyết rơi, Đạo Đức Thiên Tôn đã đưa ra lựa chọn cho Nhân đạo.

Bình Luận (0)
Comment