Sự xuất hiện đột ngột của Tạ Lưu Vân chắc chắn không chỉ là sự ngẫu nhiên.
Cựu quốc sư nhà Đường, người sáng lập Thôi Bối Đồ, một tay sử dụng kiếm Lục Nhâm m Dương, suy đoán trước mọi đường đi nước bước của Thiên đạo.
Trận chiến Huyền Vũ náo động đến vậy, nếu ông ấy không hề hay tin gì, thì quá uổng phí cái danh xưng Long Hổ hành tẩu rồi.
Trận chiến bi tráng của Côn chấn động thiên hạ, đồng thời khiến lòng của Tạ Lưu Vân vô cùng cảm động.
Giáo lý của Nhân đạo chính là vô vi mà trị (không làm gì mà không gì là không làm), kể từ khi thành lập tổ đình, các đệ tử của Nhân đạo vẫn luôn nghiêm chỉnh tuân theo lời dạy sống yên phận, không tranh giành, tìm nơi ổn định sống qua ngày. Mặc dù họ cũng nhập thế tu hành, giúp đỡ nhân gian, cũng như cứu người đời, nhưng lý tưởng vô vi vẫn luôn ngấm sâu vào tâm trí họ xuyên suốt mấy trăm năm qua.
Vì vậy, dù là cuộc chiến với Dã Tiên hay thảm họa m Sơn, Nhân đạo cũng đều im lặng không tham gia.
Thiên đạo bất nhân xem vạn vật như loài súc vật, theo đó xét ra thì Nhân đạo cũng có một khía cạnh bất nhân.
Họ quá tỉnh táo, hiểu rõ bản chất con người xấu xa dơ bẩn bao nhiêu, biết rõ chiến tranh không bao giờ có hồi kết, họ chọn cách âm thầm chịu đựng, chọn cách xa lánh thế sự, chọn con đường tu đạo thanh tâm quả dục.
Đại nạn diệt thế càn quét tam giới, Nhân đạo có muốn tiếp tục đứng sang một bên, không xen vào là điều không thể, trước khi chết, Đạo Đức thiên tôn quyết định tập hợp nhất chúng sinh tam đạo chống lại Thiên đạo, lúc này Nhân đạo mới chính thức nhập thế.
Không nhập thế thì không thấu hiểu được nỗi thống khổ của thế gian, chính lúc Nhân đạo đem số phận của mình gắn liền với chúng sinh, mới nhận ra xuyên suốt ba ngàn năm qua, họ đã lạnh lùng thờ ơ đến mức nào.
Thân làm nhân tộc, mà những gì Nhân đạo làm cho chúng sinh còn không bằng Côn, người sống cô đơn lủi thủi dưới biển m Giới, thật khiến họ cảm thấy hổ thẹn. Thảm cảnh của Côn làm lay động trái tim của rất nhiều người, ngay cả những vị thượng cổ tiên nhân sớm cắt đứt nhân quả với nhân gian như Đông Vương Công, Tây Vương Mẫu, cũng cảm thấy xấu hổ vô cùng. Năm vị trưởng lão, Ngũ Khí Chân Quân, cùng Tứ Nhạc Đại Đế và những chiến binh Nhân đạo muốn cùng xông lên chiến đấu, nhưng điều bị Tạ Lưu Vân từ chối can ngăn.
Không phải Tạ Lưu Vân không muốn cứu Côn, mà ông ấy biết rõ mình không đủ sức can thiệp vào trận chiến kinh thiên động địa này.
Điều quan trọng nhất, Tạ Lưu Vân đã dự đoán được kết quả của trận chiến thông qua kiếm Lục Nhâm m Dương, Côn sẽ chết, nhưng thần hồn của ông ấy không bị xóa sổ.
Lúc nhìn thấy Nam Hoa đến cứu viện, mới giúp Tạ Lưu Vân thở phào nhẹ nhõm.
Những thông tin về Côn được lưu lại trong đạo tàng vốn không có nhiều, chỉ là một cuốn ghi chép phiêu lưu không biết rõ lai lịch từ đâu tới, không biết được tác giả là ai.
Sự hiện diện của Nam Hoa, cuối cùng cũng giúp Tạ Lưu Vân tìm ra câu trả lời.
Câu Bắc Minh có một con cá, tên là Côn, do chính tay Nam Hoa viết.
Và lai lịch của Côn chắc chắn cũng liên quan đến bà ấy.
Mọi hành động suy nghĩ của Nam Hoa đều bị Thiên đạo giám sát chặt chẽ, nên bà ấy không thể can thiệp quá nhiều, chỉ có thể chờ cơ hội cứu lấy thần hồn của Côn.
Trước khi rời đi, bà ấy đã âm truyền đến chỗ Tạ Lưu Vân: Muốn nhân gian yên ổn, thì tuyệt đối không thể giữ lại Huyền Vũ.
Tạ Lưu Vân vừa xuất hiện, Đông Vương Công, Tây Vương Mẫu, Trương Đạo Lăng, Ngũ Phương Ngũ Trưởng Lão, Ngũ Tề Chân Quân, Tứ Đại Nguyên Soái, Tây Nhạc, Bắc Nhạc, Trung Nhạc Tứ Đế Quân, và hầu như toàn bộ những cao thủ cao cường của Nhân đạo đều có mặt ở đây.
Mà Huyền Vũ không chỉ có một người, xung quanh ông ta vẫn còn có rất nhiều chiến binh cảnh giới Thần Ma, trong đó cũng có nhiều kẻ đã đạt được cấp bậc Thần Vương.
Ngay cả khi hầu hết bọn chúng đều đã bị thương, thì Nhân đạo vẫn phải phái ra toàn bộ đội hình mạnh nhất của mình để ứng phó.
Cũng may bản thân Huyền Vũ bị thương, ông ta cũng mất đi linh xà, phá hủy đi tướng pháp Huyền Vũ, nếu không nhờ thế, thì có lẽ thương vong của đệ tử Nhân đạo quả thật không gì lường trước được.