Núi Xích Cẩn nằm ở phía Đông Nam của Ninh Ba.
Nơi này còn có một ngọn núi nổi tiếng trong lịch sử, gọi là núi Hội Kê.
Vương Hi Chi - Hội Kê nội sử, lúc đó đã cùng bốn mươi mốt vị bằng hữu là Tạ An, Tôn Xước… uống rượu làm thơ ngay tại Lan Đình Nhã Tập của Hội Kê Sơn Âm.
Vương Hi Chi đã biên soạn các bài thơ này thành một tuyển tập, sau lại viết lời đề tựa cho mấy bài thơ đó, ghi lại cảnh tượng “lưu thương khúc thủy”, bằng cách ấy vừa mô tả lại vừa khơi gợi nỗi cảm khái trong nội tâm, lời đề tựa này sau này được gọi là Lan Đình tự.
- Giải thích câu "lưu thương khúc thủy" nghĩa là thả cho chén rượu trôi trên dòng nước để uống rượu.
Chén dừng trước mặt người nào thì người đó trong một thời gian nhất định phải hoàn thành bài thơ, nếu không sẽ bị phạt rượu.
Hết giải thích.
Ngày này tôi và Thùy Hòa đã tới núi Hội Kê, đột nhiên cao hứng đi thăm khắp các di tích cổ xưa.
Giờ đây, dưới cái bóng ám ảnh của ngày tận thế, nhã hứng của loài người đã bị thay thế bởi nỗi sợ hãi không tên.
Trên núi Hội Kê vậy nhưng chẳng còn nhìn thấy một màn “ngựa xe như nước, áo quần như nêm” năm nào.
Mà Lan Đình bởi vì không người quản lý, cỏ mọc lan tràn, một mảnh ảm đạm.
“Sao lại nổi hứng viếng thăm di tích như vậy?” Thùy Họa hỏi.
“Anh muốn mượn hành thư của Thư Thánh Vương Hi Chi để nâng cao tu vi kiếm đạo.
”“A?”“Hậu nhân nhận xét chữ của Thư Thánh nhẹ nhàng như mây khói, mạnh mẽ như rồng cuốn, vô hình trung lại phù hợp với hành kiếm.
”“Làm sao để hành kiếm?” Thùy Họa lại hỏi.
“Trong kiếm đạo, có hai cách diễn giải về kiếm, một loại gọi là kiếm trạm, còn một loại là hành kiếm.
”Cái gọi là kiếm trạm, thế đại lực sâu, di chuyển thành thạo, kiếm chiêu có uy lực, cực kỳ phù hợp phóng thích điều khiển kiếm khí.
Việc điều khiển kiếm khí có thể giết địch, cùng có thể dùng để diễn hóa kiếm của các loại pháp tướng, ví dụ như kiếm khí hồng lưu, kiếm khí hoàn oa, kiếm hải…Vì vậy bất luận là kiếm đạo của Đạo Môn hay kiếm pháp võ đạo đều lấy kiếm trạm làm chủ.
Cái võ đạo theo đuổi là kiếm chiêu của kiếm trạm, mà điều kiếm đạo của Đạo Môn theo đuổi là phóng thích, điều khiển kiếm khí và các cách diễn giải.
”Nói hết kiếm trạm, lại nói hành kiếm.
Kiếm đạo ban đầu chỉ có kiếm trạm, sự ra đời của hành kiếm tới từ một khúc vũ kiếm bởi một vị nữ kiếm thần sau khi say rượu.
Khi đó vị nữ kiếm thần này uống rượu, trong lúc say sưa vui vẻ đã tạo nên một màn kiếm vũ vô cùng mỹ cảm và nhịp nhàng, quả thật đã đạt được cái gọi là nước chảy mây trôi, kiếm ý liên miên vô tận.
Sau đó, có người dựa vào kiếm vũ do vị thần này truyền lại dần dần diễn giải ra phương pháp hành kiếm.
So với kiếm trạm, hành kiếm cơ hồ không có điểm dừng, động tác liên tiếp không ngừng, đều đặn mà lại mềm mại.
Phương pháp hành kiếm đề cao sự kết hợp giữa người và kiếm, kiếm với thần cách, dùng thân để lĩnh kiếmNếu như nói kiếm trạm được dùng để giải phóng kiếm khi lưu hình, vậy thì hành kiếm chính là một bộ phận của kiếm khí lưu hình.
“Kiếm trạm và hành kiếm cái nào mạnh hơn?” Sau khi Thùy Họa nghe xong liền hỏi.
“Nếu như chỉ dùng một loại kiếm đạo, kiếm trạm đương nhiên là mạnh hơn.
Hành kiếm tuy rằng linh động nhạy bén, thế nhưng bởi vì không thể diễn giải các loại pháp tướng, uy lực còn xa mới có thể sánh được với kiếm trạm.
”“Với anh mà nói thì sao?”“Đại quân sát phạt, kiếm trạm tự nhiên vẫn mạnh nhất.
Thế nhưng nếu như cùng với người như Lữ Thuần Dương quyết đấu sinh tử, chỉ có hành kiếm chi pháp mới có cơ hội chiến thắng.
” Có câu “thuật nghiệp hữu chuyên công”, Lữ Thuần Dương chuyên về đạo của thần kiếm, có thể đem ý nghĩa thâm sâu của kiếm trạm phát huy tinh tế, sâu sắc.
Mà tôi bởi vì cùng lúc tu hành ba loại kiếm đạo, chuyện điều khiển kiếm khí vô luận ra sao cũng không thể bì được với ông ta.
- Giải thích câu "Thuật nghiệp hữu chuyên công" nghĩa là Học trò không nhất định kém hơn thầy, mà thầy không nhất định giỏi hơn học trò, hiểu đạo lý có trước có sau, kỹ năng nghiệp vụ nghiên cứu am hiểu chuyên sâu, cuối cùng cũng chỉ vậy mà thôi.
Hết giải thích.
Vì vậy, tôi nếu muốn thắng được ông ấy, chỉ có thể tìm lối tắt khác.
Hành kiếm có thể giúp cho Thái Cổ Tam Kiếm của tôi kết nối với nhau không chút kẽ hở, liền mạch lưu loát liên tiếp không ngừng.
Diễn sinh thần thông của Ma Kiếm là đẩy lùi công kích, của Thần Kiếm là kiếm khí bùng nổ, của Quỷ Kiếm là sức mạnh xuyên thấu.
Lữ Thuần Dương chỉ cần bị trúng một kiếm bất kỳ của tôi, ông ta sẽ không thể nào trốn thoát.
Lần trước tôi đã lĩnh ngộ được chỗ hay của việc tráo đổi qua lại giữa ba thanh kiếm đạo, chỉ là vẫn chưa có cách nào hợp nhất tam kiếm một cách lưu loát, điều này là bởi việc lĩnh ngộ ý nghĩa sâu xa đối với hành kiếm còn chưa đủ sâu sắc.
Quan trọng nhất là, thuật hành kiếm vốn chẳng có bậc thầy nào.
Trong Đạo Tàng cũng chỉ ghi chép lại lác đác vài dòng.
Cũng là tôi trong lúc điều chỉnh kiếm pháp võ đạo mới nhìn thấy một bản miêu tả hoàn chỉnh liên quan đến hành kiếm.
Quan sát Lan Đình tự có thể từ trong hành thư của Vương Hi Chi mà cảm ngộ được ý nghĩa sâu sắc của hành kiếm.
Thời gian tiếp theo sau đó, dựa vào Thùy Họa bên cạnh bảo hộ, tôi hoàn toàn thả lỏng bản thân đắm chìm trong Lan Đình tự được khắc trên thạch bia, lĩnh ngộ ý nghĩa tinh tế trong bút pháp như nước chảy mây trôi của Vương Hi Chi.