Đại Đường Tích Châu Ký - Phạn Tạp

Chương 219

Mã Tại Xa nghe tin mình từng cho Kỵ Lư Nương Tử mua một bầy ngựa mẹ, không ngờ lại bị nàng dùng để thi triển mưu “Mỹ mã”, một đòn khiến đội kỵ binh Thành Đức tan tành như bọt nước. Tin vừa đến tai, hắn kinh hoảng đến mức ngã ngồi xuống đất, mãi vẫn chưa hoàn hồn. Trong lòng biết rõ, Thành Đức e rằng đã không còn đất dung thân, vừa vặn gặp Vu Phu Nhân đến mượn sức, hắn lập tức thu xếp chút đồ đạc quý, mang cả tộc chạy tới nương nhờ.

Mã Tại Xa vốn là hào tộc bản địa, theo chân hắn, không ngừng có người kéo đến quy phục nào là hào phú, dân chạy loạn, lính đào ngũ, thổ phỉ núi rừng tựa như trăm suối đổ về biển lớn. Dưới trướng Bảo Châu, chỉ trong ít ngày đã kết tụ thành một đội quân bộ binh hơn vạn người.

Những người này đối với thủ lĩnh Lý Bảo Châu mà họ đến nương nhờ, đều mang lòng tin vừa kỳ lạ vừa mông lung.

Kẻ thì nói nàng là tuyệt thế cao thủ giang hồ mang danh “Kỵ Lư Nương Tử”, võ công sâu không dò được; người lại khăng khăng nàng là Vạn Thọ Công Chúa đã chết nay sống lại, mang trong mình dòng máu hoàng tộc. Có người rỉ tai nhau, nói nàng đang nắm giữ một thanh thần binh có thể khuấy đảo thiên hạ; lại có kẻ bảo nàng chính là trai lơ giả dạng, từng đích thân gi.ết chế.t tướng lĩnh kỵ binh Thành Đức là Hàn Trúc. Thậm chí còn lời đồn rằng nàng từng xuất hiện ở Chiêu Nghĩa, ra tay trừ dịch, bởi dân gian nơi ấy vẫn hay nói: “Bảo Châu diệt ác”.

Dẫu là lời đồn thế nào, Bảo Châu cũng chưa từng đáp lời, càng chẳng buồn giải thích. Trong lòng mọi người, chỉ có một điều đã thành sự thật không thể chối cãi: Nàng là trung tâm của truyền kỳ, là nhân vật chính trong câu chuyện.

Đội ngũ hỗn tạp này vốn muốn xưng là “Nương Tử Quân”, nhưng trùng tên với đội quân của Chiêu Công Chúa Bình Dương thời trước. Viên Thiếu Bá đề xuất, lấy viên ngọc sơ khuyết nàng dùng làm binh phù, đặt tên cho đội là “Ngọc Sơ Quân”.

Đối với những người dâng thân quy phục, Bảo Châu hứa một lời: “Bắc tiến cần vương, ai theo ta, sẽ có ngựa mà cưỡi.”

Lần nữa, nàng vận dụng “Mỹ mã kế”: cho người dắt bầy ngựa mẹ đến một hẻm núi gần giếng Hình Quan, lợi dụng tiếng hí gọi bầy của chúng để vọng âm quanh quẩn khắp khe núi, vọng lên tận trời cao, lan xa đến tận rừng sâu.

Bầy ngựa chiến từng hoảng loạn lạc lối trong rừng thẳm, đói khát và hoảng sợ, nay nghe được tiếng gọi từ phương xa, tựa như bắt gặp rơm rạ cứu sinh, từng con ngẩng đầu thăm dò rồi lao bạt về phía âm thanh. Không mất một binh một tốt, cuối cùng thu về tám phần chiến mã, khiến quân chúng càng thêm kính phục nàng như có thần cơ diệu toán.

Túi thơm “Thụy Long Não” nàng từng mang bên mình chẳng rõ rơi mất từ lúc nào. Sau khi tắm gội thay y phục, nàng phải kỳ cọ mãi mới gột sạch được mùi tử khí gay gắt vương trên người suốt từ trận giết đêm qua. Cũng không rõ nên vui hay buồn, bởi tóc đã bị cắt ngắn, nếu không, cũng chẳng biết làm sao gỡ bỏ mọi thứ.

Việc nhập liệm và đóng quan tài đều do Thập Tam Lang đích thân lo liệu. Nhưng Bảo Châu không định chôn cất Vi Huấn ở Thành Đức. Nàng muốn sau này tiện đường hương khói, nên cho người đặt linh cữu lên xe ngựa, chuẩn bị đưa về U Châu.

Ngày khởi hành, nàng khẽ vỗ vào quan tài, dịu dàng căn dặn:

“Trên đường đầu thai chớ vội vàng, đi thong thả một chút. Ta hứa với huynh, kiếp sau sẽ là cõi thanh bình, bất kể làm người hay làm nô, bất kể đầu thai nơi đâu, cũng sẽ không lo áo cơm.”

Ngọc Sơ Quân nhổ trại lên đường.

Dẫu Lương Cái Tế, Mã Tại Xa cùng nhiều người dâng ngựa quý giá trị liên thành, nhưng Bảo Châu vẫn một mực chỉ cưỡi con lừa già Lư Sơn Công. Từ khi chủ tướng xuất quân trên lưng lừa, lừa cũng không còn là loài bị người chê cười, mà trở thành biểu tượng của người siêu phàm, là phong cách của kẻ ngoài cõi tục, là phẩm chất của bậc cao nhân.

Cứ thế, thiếu nữ cưỡi lừa, xe ngựa chở quan tài thiếu niên, phía sau là hàng vạn kỵ binh tinh nhuệ trang bị chỉnh tề, cuồn cuộn như sóng, rầm rộ hướng đông bắc mà đi.

Đoạn đường cuối cùng trở về U Châu, họ men theo dòng sông. Sông Hô Đà nước đục cuồn cuộn, ào ào chảy xiết, tựa như dòng thời gian chảy mãi không dừng.

Từng là tóc dài áo mỏng, da thịt nõn nà, đôi tay thon mềm, hương cơ thể dịu dàng, và từng là người cùng nàng khóc biết bao trận lệ. Mọi vết dấu trần gian nơi thân xác ấy, như cùng dòng nước chảy xuôi về biển lớn, chẳng bao giờ quay lại.

Mộ đã chuẩn bị mở, người lại chẳng còn bóng hình.

Trời xám u hoài, một đàn nhạn xám kêu vang vút ngang đầu Ngọc Sơ Quân, bay xuyên giữa tầng mây xám mờ nặng trĩu hoàng hôn.

Từng tầng mây cao hiện bóng tuyết sương dày đặc, bầy nhạn vỗ cánh tán loạn, hạ thấp độ cao, lướt ngang qua khoảng trời giữa Thành Đức và U Châu. Giới tuyến của phiên trấn đối với cánh chim chỉ là vô nghĩa, chẳng ai có thể tra hỏi lộ trình bay của chúng. Mảnh đất này đối với chúng, từng là và mãi mãi vẫn là thiên hạ một dải liền mạch.

Tại tuyến biên giới, từng hàng võ sĩ thân khoác trọng giáp lặng lẽ đứng canh, vây quanh chủ công. Bọn họ đang chờ đợi một người khách quý, người đã băng qua trăm sông ngàn núi, lặng lẽ mà đến chậm.

Bất chấp Lệ phu nhân hết lời can ngăn, Thiều Vương vẫn cương quyết gượng bệnh, rời thành U Châu, ngồi xe ngựa đến tận doanh trại vùng biên để đón nàng.

Tuyết rơi lặng như tro muối, âm thầm mà phủ lên những vai giáp lạnh của đám binh lính không một tiếng động.

Hoắc Thất Lang khoanh tay trong tay áo, tựa cửa xe ngựa, lười nhác ngáp dài, hà hơi ra một làn khói trắng. Rõ ràng tiền trạm đã báo: đội của công chúa giờ Tỵ sẽ đến. Hắn vẫn muốn ra ngoài chờ từ sớm, giả như là vì người mà sẵn sàng chịu rét. Nếu không nhờ có tấm bia giới lạnh chắn gió, chỉ e hồn vía hắn đã sớm theo tuyết mà bay mất.

Mọi ánh mắt đều chăm chăm nhìn về quan đạo phía xa. Không lâu sau, nơi chân trời hiện ra bóng một đoàn quân đông đúc.

Hoắc Thất Lang mắt tinh, giơ tay che trán nhìn rõ: đi đầu là hai đội kỵ binh cưỡi ngựa trắng đồng sắc, theo sau là một thiếu niên tướng mạo anh tuấn, tay giương cao đại kỳ, đại biểu cho quyền uy của chủ soái. Sau đó là các đội kỵ binh cưỡi ngựa đen, rồi tạp mã, theo thứ tự đều đặn, đội hình chỉnh tề, khí thế hiên ngang.

Thế nhưng, giữa dòng uy vũ ấy, lại nổi bật một bóng dáng khác thường: một cô gái cưỡi lừa, giữa trùng vây tuấn mã hùng binh, như trăng giữa rừng sao, thản nhiên mà tự tại.

Chúng tinh củng nguyệt, đoàn người bảo vệ nàng từng bước tiến về phía biên cảnh. Số lượng đông đảo đến mức nhìn mãi chẳng thấy cuối.

Trong hàng danh dự của Thiều Vương bỗng vang lên tiếng xì xào, Lý Thành Ấm ho mạnh một tiếng, mọi người liền lập tức im bặt, vội vàng chỉnh trang, giương cao cờ hiệu, bày ra nghi thức đón tiếp nghiêm cẩn bậc thân vương.

Hoắc Thất Lang không vội vã gọi người xuống xe tránh gió, đợi đến khi đội đối diện tiến gần, trông thấy bọn họ thì tự động điều chỉnh bước đi.

Hai bên vượt qua cờ hiệu chào nhau, bỗng con lừa tăng tốc, như tên bắ.n ra khỏi cung, phóng vút qua nghi trượng, vọt thẳng về phía trước đoàn.

Lúc này Hoắc Thất Lang mới gõ nhẹ vào vách xe. Cửa mở, Lệ phu nhân bước ra trước, đỡ Thiều Vương xuống xe, chuẩn bị khoác thêm áo lông cho chàng.

Lý Nguyên Anh còn chưa kịp đứng vững, đã nhìn thấy rõ người phía trước, đôi mắt chàng bỗng mở to, vươn hai tay, không màng tất cả lao về phía trước.

Người vốn cả ngày nằm giường, ít khi xuống đất, đi cũng chậm rãi, nay lại lao ra như kẻ mộng du. Hoắc Thất Lang chưa từng thấy chàng vội vã đến thế, xúc động đến thế. Vì bệnh lâu ngày, bước chân chàng lảo đảo, cả thân hình như muốn ngã, trông chẳng khác gì kẻ say rượu.

Cùng lúc ấy, thiếu nữ trên lưng lừa cũng đã nhảy xuống đất, chạy băng băng về phía này, tiếng khóc nức nở vang lên trước cả bước chân.

Vượt núi vượt sông, qua ba mùa thay da đổi thịt, cuối cùng đôi huynh muội cũng xé toang mọi ngăn cách, giữa trời đầy tuyết rơi mà ôm chầm lấy nhau.

Hai bên nghi trượng lặng lẽ đứng nghiêm, nghe tiếng họ nức nở nghẹn ngào. Tuyết rơi càng lúc càng dày, từng mảng trắng muốt lặng lẽ rơi trên mặt đất, phủ lên thời cuộc, phủ lên vận mệnh, phủ lên đoạn cuối.

《Phượng Hoàng Thai》 – Hết.

Bình Luận (0)
Comment