Vi Huấn bước vào phòng, khép cửa lại, trong bóng tối chờ một lúc để mắt quen dần.
Ngày mai là rằm tháng Bảy, lễ Vu Lan, đêm nay trăng sáng vằng vặc, ánh trăng như dòng sữa đổ xuống hiên, đủ để nhìn rõ mọi vật mà chẳng cần đến đèn đóm. Với đôi mắt quen bóng tối, Vi Huấn vốn đã nhìn rõ hơn người thường, chút ánh trăng hắt qua cửa sổ cũng đủ để cử động không trở ngại.
Hắn múc ít nước trong lu, lấy ra chiếc áo xanh mà ban ngày Bảo Châu từng khoác, ngâm vào chậu, rắc thêm chút muối và lá trà còn dư khi pha trà. Muối và trà đều có công dụng khử mùi, từ xưa sau mỗi lần trộm mộ, hắn vẫn dùng cách này để giặt sạch quần áo, xua đi mùi đất mộ và tử khí. Nay tuy chẳng còn xác chết mồ mả, nhưng trên áo lại vương mùi hương xâm xẩm, thấm tận ruột gan, hắn đành tiếc nuối mà tẩy rửa, nếu không sạch thì áo này cũng không thể mặc lại.
Vi Huấn lặng lẽ thở ra một hơi, gần như không nghe thấy.
Tháo búi tóc, cởi y phục, hắn rửa thân mình bằng nước lạnh, rồi chân trần bước vào ao nước nóng bên ngoài phòng. Nước ấm dần dần xua tan cơn lạnh cứng trong người, hắn thở ra một hơi dài, bỗng nghĩ, có lẽ thân thể người thường ngày nào cũng dễ chịu như vậy?
Ngồi giữa làn hơi nước mờ sương, hắn đưa tay nhìn mặt trong cánh tay: từng sợi gân máu xanh đen như dây leo chạy dọc từ tim ra đến bắp vai, hoa văn nhàn nhạt màu xám tro lặng lẽ len lỏi. Khí lạnh đã ngấm sâu vào nội tạng, đi qua qua các mạch, nếu chẳng phải từ nhỏ luyện được công pháp kỳ môn sư tổ truyền dạy, e rằng thân xác này đã sớm mục rữa thành tro.
Khắp người phủ kín vết tích xanh lơ như dây leo quấn chặt, chỉ còn lại vùng tim trên ngực là trống trơn. Một khi bệnh tràn tới nơi ấy, tim lạnh đi, là ngày mệnh đoạn.
Kỳ lạ thay, hắn chẳng còn sợ hãi như xưa.
Từ nhỏ đã sống cùng thứ bệnh quái ác không thuốc chữa, lúc phát bệnh đau đớn đến sống dở chết dở, suốt đời chỉ mong một liều thuốc thần cứu lấy mạng mình. Hắn từng mơ, nếu lành bệnh, nhất định sẽ nhảy cẫng lên, reo vui không thôi. Nào ngờ nay bên cạnh nàng, mỗi giờ phút đều thấy lòng nhẹ tênh, chẳng vướng âu lo, dù chẳng sống được bao lâu nữa, hắn cũng xem như đã khỏi bệnh. Nhìn từ một góc độ khác, nàng quả là phương thuốc chữa lành, còn phượng hoàng thai hay thần châu linh đan, kể ra cũng chỉ là chuyện thừa.
Trong lúc lặng thầm suy nghĩ, bên kia bức tường trúc bỗng vang lên tiếng chân người đi chân trần, ánh nến len qua kẽ trúc vàng mờ:
“Muôn pháp vốn không hình tướng, chẳng sinh chẳng diệt, chẳng nhơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt. Nếu có ác quỷ nơi địa ngục, oan hồn chốn Minh Phủ nghe được kinh này mà được siêu độ, thì xin đừng đến hại ta…”
Người cầm đèn tay run run niệm kinh, từng bước một xuống nước.
Vi Huấn ngẩn ra, chợt nhận ra phòng tắm tuy tách biệt, nhưng các ao nước nóng đều liền nhau, chỉ ngăn bởi hàng trúc cắm trong nước. Vì hắn không đốt đèn, nên nàng hoàn toàn không biết có người bên kia vách.
Nàng vừa sợ bóng tối vừa sợ ma, miệng niệm kinh, tay vốc nước, tiếng nước róc rách vang qua hàng trúc, ánh nến nhấp nhô chiếu lên bóng hình mờ nhòe, nhạt nhòa như ảo mộng.
Trong cảnh như thế, nếu cứ im lặng mà để mặc, thì thật là vô lễ. Vi Huấn bèn lên tiếng:
“Nàng biết đây là chùa chiền tĩnh mịch chứ? Dù có ma, đến chùa cũng là để ăn chay niệm Phật, sao mà dọa người?”
Trong bóng đêm bỗng vang lên giọng nam, Bảo Châu “á” lên một tiếng, co người ôm vai lặn xuống ao, ánh mắt lúng túng tìm quanh mái ngói cành cây, không thấy bóng ai, một lúc sau mới nhận ra tiếng phát ra từ bức trúc tường, càng thêm rối rắm.
Sau lời nhắc, nếu còn lặng im bỏ đi thì thật thất lễ. Vi Huấn dứt khoát nói: “Ta đi đây.” Rồi từ trong nước đứng lên, định trèo lên bờ.
Bảo Châu nghe hắn định rời đi, nỗi sợ quỷ còn lớn hơn xấu hổ, vội buột miệng:
“Này… này… chờ chút đã.” Giọng nói ra là ra lệnh, nhưng âm điệu lại run rẩy, nghe như van nài.
Vi Huấn chỉ còn biết câm lặng, ai ngờ một người đường đường trấn thủ võ lâm, từng đơn độc diệt trừ La Sát Điểu môn, tuyệt đỉnh cao thủ thiên hạ, mà khi trời vừa tối lại nhát như con thỏ, ở miếu vẫn sợ có ma. Nghĩ mãi chẳng thông, nàng làm sao có thể vừa mạnh mẽ kiêu hãnh, lại vừa đáng thương yếu mềm như thế.
Chẳng đành lòng để nàng một mình sợ hãi, Vi Huấn lại trở xuống ao, nước gợn nhẹ quanh người.
Ánh trăng rọi trên mặt nước, nhảy nhót tựa kim rơi, khói sương mờ phủ, một hồ nước chia hai nửa bởi hàng trúc, nửa sáng nửa tối, hai người mỗi người một bên, không thấy mặt chỉ nghe tiếng, mà lòng chợt lặng lẽ thông nhau.
Bảo Châu cất lời:
“Ngay cả ngọn nến ngươi cũng không đốt, thật sự chẳng sợ gì sao? Không nói đến chùa miếu, chẳng lẽ ngươi từng đi khắp hoang vu mà chưa từng thấy ma?”
Vi Huấn đáp:
“Đừng nói rừng hoang, ngay cả mộ phần sâu thẳm, ta cũng chưa từng thấy bóng ma nào. Sư phụ ta sống hơn ta năm mươi năm, từng trải qua loạn lạc thiên hạ, thấy biết chẳng thiếu máu thịt chết chóc. Có lần ông phát bệnh điên, đêm đêm cầm cờ chiêu hồn đến bãi tha ma đón ma, mà chẳng lần nào thấy gì. Nếu thật có ma, sao lại khó gặp thế?”
Nghĩ đến hình ảnh ông già tóc hoa râm, cầm cờ trắng lảo đảo trong nghĩa địa, Bảo Châu không khỏi rùng mình:
“Người như vậy điên loạn thế, sao lại đột nhiên phát thiện tâm mà nuôi ngươi?”
Từ sau bức trúc tường vang lên tiếng cười khẽ:
“Ông ấy không nuôi ta, mà là mua ta. Ngày nàng gặp bọn bán rong, ta cũng từng ngồi trong cái sọt ấy. Ông móc ra mười văn tiền, mua ta từ tay cặp vợ chồng sắp chết đói, mang về Tàn Dương Viện.”
Bảo Châu thẫn thờ nhắc lại:
“Chỉ tốn mười văn tiền…”
“Ông ấy nói ta giãy đạp cắn loạn không chịu đi, mẫu thân ta bất đắc dĩ, lấy một văn trong tiền bán thân mua cho ta một que mạch nha dụ dỗ. Giờ chẳng nhớ nổi phụ mẫu, chỉ còn nhớ que kẹo ấy là món ngọt nhất đời.”
Không biết vì khoảng cách bức tường khiến lời nói thêm nhẹ, hay do lòng muốn dỗ nàng yên tâm, mà tối nay Vi Huấn bỗng trở nên hay nói hơn thường lệ.
Hắn nhớ năm xưa, sư phụ chẳng vì lòng thương mà mua, chỉ vì nhìn thấy một đứa trẻ không che thân, dáng dấp khác người rất thích hợp luyện võ, nên mới tiện tay mua về.
Nghe xong lai lịch ấy, Bảo Châu lặng người. Hồi lâu mới buồn bã thốt:
“Ta vẫn nghĩ ngươi họ Vi, chắc cùng Thập Tam Lang xuất thân thế gia, là chi bên Vi thị kinh thành, chẳng qua vì nguyên do gì đó mà ly tán, lưu lạc giang hồ.”
Vi Huấn bật cười:
“Nàng đoán sai rồi. Ta chẳng phải công tử giấu tung tích gì cả. Lúc nãy nàng kêu ‘uy uy uy’, ấy là do tên ta mà ra. Sư phụ đặt cho cái tên ‘Uy’, nghe như ra lệnh: Uy! Nghe lời.”
*“Vi Huấn” (威訓)
“Vi” (威): uy nghi, uy lực. (phiên âm của từ này có nghĩa là uy, tức là họ của na9 nên đây mk sẽ không thay chữ uy bên trên bằng từ khác)
“Huấn” (訓): lời dạy, huấn thị.
=> Cái tên hàm chứa uy quyền và kỷ luật, có thể hiểu là: “nghe lời hiệu lệnh,” hoặc “răn dạy nghiêm khắc.”
Nghe đến đây, Bảo Châu bỗng giận dữ thay cho Vi Huấn. Trần Sư Cổ kia rõ là thông minh tuyệt đỉnh, vậy mà cố tình đặt cho hắn cái tên khinh bạc như thế, lại dùng ánh mắt trùm thổ phỉ để dạy dỗ, như thể đời hắn chỉ xứng làm kẻ trộm.
Nàng lại nghĩ, mình thường hay nhắc đến cha mẹ trước mặt hắn, còn rơi lệ than thân, chẳng biết hắn đến cái tên còn bị mua bán đổi chác, cha mẹ cũng chẳng nhớ mặt, những lời ấy chẳng phải vô tình tàn nhẫn lắm sao?
Hồi lâu sau, Bảo Châu nhỏ giọng:
“Có chuyện này, ta nghĩ mãi mới quyết nói cho ngươi.”
“Chuyện gì?”
“Bàng Lương Ký nói, ngươi theo nghề trộm mộ là vì muốn tìm linh đan chữa bệnh.”
Vi Huấn chấn động trong lòng, thoáng hoảng hốt, thầm nghĩ chẳng lẽ nàng đã biết chuyện ‘phượng hoàng thai sống hay hạt châu rồi’? Thập Tam Lang còn đoán ra được, huống gì nàng. Nếu nàng hiểu lầm hắn bày mưu tính kế, chẳng phải lòng này sẽ đau như cắt?
Hắn nghiến răng, giận Bàng Lục không giữ mồm giữ miệng, hận không thể phi ngựa quay về Ngọc Thành đánh cho hắn một trận.
Bảo Châu vẫn nói tiếp:
“Ta vốn không định nói ra, nhưng lại chẳng nỡ im lặng. Nghĩ kỹ mà xem, một viên linh đan có thể chữa bệnh nan y, sao lại giấu trong mộ? Chủ mộ khi xưa nếu thật có đan ấy, đã trường sinh bất lão, sao còn chết mà chôn cất? Đạo lý ấy nghe sao cũng không thông.”
Nghe nàng phân tích, Vi Huấn lòng nhẹ bớt phần nào. May mắn là Bàng Lương Ký chỉ nói khái quát, chưa nhắc đến tên cụ thể.
Bảo Châu nói thêm:
“Ta đoán là Trần Sư Cổ nói với ngươi về linh đan trong mộ. Ông ta tính tình kỳ quặc, lại thông tuệ hơn người, biết đâu chỉ là chuyện bịa để lừa ngươi, khiến ngươi vì hắn mà xuống mộ trộm đồ.”
Bên kia tường vẫn im ắng, Bảo Châu ngỡ Vi Huấn bị đả kích mà đau lòng, lòng chợt thấy áy náy, chẳng biết nên nói sao cho phải. Một lát sau, giọng nói trong trẻo của Vi Huấn lại vang lên, bình thản như thường:
“Ta sớm biết hắn có thể đang lừa ta.”
“Ngươi biết rồi?!”
“Trên đời này khó ai cổ quái hơn ông ấy. Lúc còn trẻ còn khỏe, một mình vẫn trộm mộ được. Già rồi xuống sức, cần người giúp việc, ấy là lý do thu đệ tử. Gọi là đồ đệ, thực chất là tay chân trộm mộ.”
Nhớ lại bao năm mộng tưởng, từ nhỏ đã được nghe về phượng hoàng thai, lòng khát khao mãnh liệt. Đến tuổi trưởng thành, lý trí dần thắng cảm xúc, nhưng bản năng cầu sinh vẫn chẳng nỡ buông tay. Vì một tia hy vọng ấy, hắn vẫn bám lấy con đường trộm mộ đến tận hôm nay.
Bên ngoài vách trúc vang lên tiếng thở dài. Bảo Châu hiểu phần nào tâm tình ấy, nghĩ mãi mới lựa lời an ủi:
“Biết đâu ngươi chẳng có bệnh gì cả, chỉ là lâu năm sống dưới đất, nhiễm âm khí tử khí mà thành. Giờ từ bỏ nghề trộm mộ, không ăn uống vật lạnh dưới mộ, bệnh sẽ dần dần đỡ.”
Vi Huấn nhìn vệt gân máu như dây leo phủ tay, bỗng bật cười:
“Nàng nói phải lắm. Hai tháng gần đây, ta thật thấy mình khá hơn nhiều rồi.”