"Vậy là loại phản ứng kích động nào, có thể khiến Vương Viện quên gọi điện báo cảnh sát và xe cứu thương?"
"Trong mười phút đó, Vương Viện đang làm gì?"
"Có thực sự là hành vi thiếu lý trí và khách quan do phản ứng kích động gây ra hay không?"
"Theo tư duy của một người bình thường, ngay cả khi phản ứng kích động, chẳng lẽ không nên gọi xe cứu thương hoặc báo cảnh sát trước sao?"
"Tại sao ở trong tình huống an toàn, trong vòng mười phút mà không hề làm những việc này?"
"Điều này không hề phù hợp với phản ứng kích động của người bình thường."
"Mời phía bị cáo giải đáp những điểm này."
"Thưa chánh án, bên tôi đã bổ sung xong."
Lời bổ sung của Tô Bạch đã phân tích tình huống một cách toàn diện, từ chủ quan cho đến khách quan, rồi đến quan hệ nhân quả hình sự trên luật pháp, tất cả đều được miêu tả rõ ràng.
Đồng thời, hắn còn bổ sung một số câu hỏi. Những câu hỏi này nhằm vào lời trần thuật chủ quan của Nguỵ Hạo về Vương Viện, từ đó tiến hành phản bác.
Tuy nhiên, Tô Bạch không trực tiếp chất vấn, mà ném vấn đề cho phía bị cáo, để họ thông qua trả lời những câu hỏi này, từ góc độ khách quan mà bác bỏ chủ quan của đối phương.
Anh giải thích chủ quan của Vương Viện là cái này là cái kia, nhưng tại sao lại không phù hợp với nhân tố khách quan?
Anh không thể giải thích được.
Vậy anh làm sao chứng minh sự chủ quan lúc ấy của cô ta là như vậy, chứ không phải là sau đó mới cố tình nói ra để trốn tránh trách nhiệm hình sự?
Mặc dù tôi không có chứng cứ chứng minh chủ quan của anh là gì.
Nhưng tôi đã phản bác anh từ góc độ khách quan.
Anh không trả lời được, hoặc trả lời không phù hợp, như vậy, chánh án sẽ không lựa chọn sự chủ quan mà anh đã nói, từ đó sẽ phán đoán chủ quan của anh là dựa trên căn cứ sự thật khách quan khác.
Đây mới là mục đích đặt câu hỏi của Tô Bạch.
Sau khi Tô Bạch trần thuật xong, chánh án Chu Quảng Vũ tiến hành chỉnh lý sơ lược lời trần thuật của anh, sau đó ông nhìn về phía ghế bị cáo.
"Nhắm vào các nghi vấn từ phía tố tụng nêu ra, bên dưới sẽ đặt câu hỏi cho đương sự phía bị cáo về một số vấn đề quan trọng."
"Xin hỏi đương sự phía bị cáo đã chuẩn bị xong chưa?"
Vương Viện ngẩng đầu nhìn chánh án, vẻ mặt hơi căng thẳng, nhưng cô vẫn gật đầu: "Thưa chánh án, tôi đã chuẩn bị kỹ rồi."
"Ừ!"
"Vậy bây giờ bắt đầu đặt câu hỏi, nhưng trước khi hỏi, cần phải nhắc nhở cô, nếu cô cố tình che giấu hoặc bịa đặt sự thật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phán quyết của tòa án,"
"Tất cả hậu quả cô phải tự gánh chịu."
"Rõ chưa?"
"Rõ..."
Nghe thấy câu trả lời của Vương Viện, Chu Quảng Vũ tiếp tục:
"Vấn đề thứ nhất, khi cô nhận được tin tức của Ngô Hưng Quốc, và lúc ấy Ngô Hưng Quốc có hành vi bạo lực tại cửa ra vào của phòng cho thuê, ví dụ như đập cửa sổ, có biểu hiện công kích mạnh mẽ,"
"Tại sao cô không chọn báo cảnh sát, mà lại để Phương Trí Tuệ đến khuyên can, hơn nữa còn không nói rõ tình hình, chọn cách che giấu?"
"Tôi..."
"Suy nghĩ lúc ấy của tôi là..."
Vương Viện ấp úng, không biết phải trả lời thế nào, bởi vì tình huống lúc ấy quả thực giống như lời Tô Bạch nói.
Lý do cô ở an toàn trong phòng, không báo cảnh sát mà để Phương Trí Tuệ đến khuyên can là bởi vì...
Cô vẫn còn chút tình cảm với Ngô Hưng Quốc, không muốn báo cảnh sát để nhân viên hành pháp xử lý chuyện này.
Bởi vì cô lo lắng, nếu nhân viên hành pháp đến, sẽ gây ảnh hưởng và phiền phức không cần thiết cho Ngô Quốc Hưng.
Cho nên mới muốn để Phương Trí Tuệ đến khuyên can...
Nhưng làm sao cô có thể nói ra chuyện này?
Không thể nói.
Tuy cô không hiểu luật pháp cho lắm, nhưng nếu nói ra chuyện này, rõ ràng bản thân đã phạm sai lầm.
Phạm sai lầm thì phải ngồi tù...
Cô không muốn ngồi tù.
Vương Viện ánh mắt lảng tránh, nhất thời không biết phải trả lời vấn đề này thế nào.
Nhìn thấy Vương Viện do dự, Chu Quảng Vũ nghiêm khắc nói: "Mời đương sự phía bị cáo trả lời câu hỏi."
"Thưa Chánh án, tôi... tôi quên lúc ấy mình nghĩ thế nào rồi, có thể là do lúc đó quá kích động, cũng có thể là nguyên nhân khác..."
"Thưa chánh án..."
"Tôi thực sự quên mất lúc ấy mình nghĩ thế nào rồi, tôi không nhớ nổi nữa, tôi quá sợ hãi, hiện tại căn bản không nghĩ ra lúc ấy là tình huống gì..."
Loại lý do này...
Chu Quảng Vũ liếc nhìn Vương Viện.
Thông thường, từ chối trần thuật chỉ có hai trường hợp, một là thực sự không nhớ ra.
Còn lại là không muốn nói ra, sợ nói ra sự thật sẽ bị vạch trần, sau đó phải chịu trách nhiệm tương ứng, nên mới nói dối là không nhớ ra.
Trường hợp của Vương Viện rõ ràng là loại thứ hai.
Chu Quảng Vũ tiếp tục: "Ý cô là, cô không thể phản bác những nghi vấn phía tố tụng đã nêu ra?"
Vương Viện vẻ mặt khó xử, cô muốn phản bác, nhưng nhất thời không tìm được lý do phù hợp.
Hơn nữa cô còn lo lắng, nếu nói bừa, sẽ phải gánh chịu hậu quả trách nhiệm tương ứng.
Thình thịch!
Đối mặt với tình huống này, Chu Quảng Vũ không tiếp tục truy hỏi, mà gõ búa pháp đình, chuyển sang câu hỏi khác.