Đại Ngụy Đế Quốc (Dịch)

Chương 224 - Chương 226: Luận Công Ban Thưởng

Chương 226: Luận Công Ban Thưởng Chương 226: Luận Công Ban ThưởngChương 226: Luận Công Ban Thưởng

Ngày hôm sau, Trung Thư Tỉnh ra quyết định ban thưởng những người có công trong cuộc chiến, phần thưởng sẽ do Binh Bộ ban bố.

Công lao hạng nhất: đại tướng quân Bách Lý Bạt và đại tướng quân Từ Ân.

Đối với hai vị tướng quân, triều đình ban thưởng vừa đủ, ngay cả đại tướng quân Tư Mã An cũng ban thưởng sao cho phù hợp với quân công nhị đẳng.

Dù sao ba vị tướng quân quyền cao chức trọng, địa vị bây giờ bất kể trong triều hay trong quân đều cực cao.

Nên, vì để tránh tình trạng "không thể thưởng", triều đình không đề thăng tước vị ba người, chỉ đề cập đến "con cháu sau này", nói trắng ra là, nếu ngày sau ba vị tướng quân trở về với đất, con cháu của họ, cũng có thể hưởng địa vị tương đương với công lao của bậc cha chú, tối thiểu cũng là Đô Úy.

Mà Đô Úy cũng không phải một chức quan nhỏ, bao nhiêu người tham gia và tỏa sáng trong kỳ thi võ của Binh Bộ, cất bước cũng chỉ là Phó Đô Úy, như Trần Thích, Vương Thuật, Mã Chương, ai trong số đó mà không phải đợi vài năm, trước khi được thăng làm Đô Úy?

Mặc dù trong lúc bình thường, Đô Úy cũng chỉ bắt giữ kẻ trộm và phụ trách trị an, cùng lắm là khi xuất hiện sơn tặc thì tiêu diệt sơn tặc, vì thế có thể coi là là chức vụ tầm trung trong quân đội.

Nhưng trong trường hợp khẩn cấp, Đô Úy có thể nắm quyền thống lĩnh tất cả các binh sĩ trong khu vực, giống như khi Hùng Hổ tiến đánh Yên Lăng, Yên Lăng Đô Úy Trần Thích phải làm tướng quân tiền tuyến.

Dù sao Đô Úy cũng là chức vụ không tệ, ngày thường nhàn hạ, kiếm chác không ít.

Công lao hạng hai bao gồm rất nhiều người: đại tướng quân Tư Mã An, còn có tướng đầu hàng Khuất Thăng, Yến Mục, Vu Mã Tiêu, các tướng lĩnh Yên Thủy quân, Thương Thủy quân, cùng với Yên Lăng quân Trần Thích, Mã Chương, Vương Thuật, thậm chí là Công Bộ Tả Thị Lang Mạnh Ngỗi.

Ban thưởng ở hạng hai, chủ yếu là ban thưởng nhà cửa, tiền bạc, đồng thời ban cho bọn hắn quyền xây phủ.

Lấy Khuất Thăng làm ví dụ, mặc dù triều đình không trực tiếp thưởng cho hẳn một tòa nhà, nhưng sau này, khi hắn mua hoặc xây nhà, hắn có thể treo tấm biển "Yên Thủy thượng tướng Khuất phủ". Đây là một loại vinh quang, đồng thời cũng là triều đình đảm bảo địa vị chính trị cho Khuất Thăng.

Đối với các hàng tướng như Khuất Thăng, Yến Mục, so với tiền bạc thì bọn hẳn quan tâm đến địa vị của mình hơn. Vì bọn hắn cũng không thiếu tiền, dù sao Triệu Hoằng Nhuận còn có 3 phần bồi thường, dựa theo lời hứa lúc trước, số tiền này sẽ phân chia cho sáu đội quân tham gia chiến tranh theo tỷ lệ đã thỏa thuận.

Trong quá trình này, có mấy quan viên đã thuyên chuyển, tỉ như nguyên Lâm Dĩnh Huyện Lệnh Triệu Chuẩn, được chuyển đến Triệu Lăng huyện đảm nhiệm Huyện Lệnh. Mà Trần Thích, Mã Chương, Vương Thuật cũng bỏ chức Đô Úy, chính thức làm tướng quân, thống lĩnh Yên Lăng quân do Triệu Hoằng Nhuận vừa thành lập. Ừm, nói chính xác thì phải là Triệu Lăng quân, dù sao đội quân này đang trú đóng ở Triệu Lăng, hơn nữa, vì giám sát Yên Thủy quân và Thương Thủy quân, Triệu Hoằng Nhuận định để đội quân này trú đóng lâu dài ở Triệu Lăng, nên Yên Lăng quân rất nhanh sẽ đổi thành Triệu Lăng quân, sau khi có biên chế chính thức, quân số sẽ mở rộng lên 3 vạn người.

Như thế phía nam Đại Ngụy, liền có Phần Hình Tắc, Triệu Lăng quân, Yên Thủy quân, Thương Thủy quân, tổng cộng 12 vạn quân phòng thủ, tuy quân phí do Binh Bộ cấp trở nên eo hẹp, nhưng biên giới phía nam Đại Ngụy sẽ vững như bàn thạch, dù cho Hùng Thác sau này bội ước, Triệu Hoằng Nhuận cũng không sợ.

Nhưng, kết quả của việc mở rộng quân đội chính là Triệu Hoằng Nhuận phải tìm cách giải quyết khoản quân phí khổng lồ. Vì nếu Binh Bộ bị số quân phí khổng lồ này đè nát, thì sẽ không phù hợp với dự định của hắn.

Vì vậy, Triệu Hoằng Nhuận chuẩn bị dùng Thương Thủy huyện.

Nói trắng ra, hắn đã dự định giao dịch với Hùng Thác, từ nước Sở kiếm đủ tiền nuôi sống Triệu Lăng quân, Thương Thủy quân, Yên Thủy quân, ít nhất phải cam đoan ba đội quân tự cung tự cấp, không gâp áp lực tài chính cho Hộ Bộ.

Tiếp đến là công lao tam đẳng, ban thưởng ở cấp này, đại đa số là quan viên đã hy sinh, tỉ như nguyên Triệu Lăng huyện Huyện Lệnh Trần Bỉnh, đối với những liệt sĩ như vậy, ngoại trừ những gì Triệu Hoằng Nhuận đã hứa ra, triều đình còn ban thêm: người trẻ tuổi chưa đỗ đạt khoa cử, cũng có thể bước vào quan lộ.

Đây là ân huệ cực lớn, triều đình cũng có ý "ngàn vàng mua xương ngựa', nhờ vào đó củng cố lòng trung thành của các quan viên đối với Đại Ngụy, đối với Ngụy Vương.

Nói chung, văn quan võ tướng đi theo Túc vương, tất cả đều có phong thưởng với nhiều mức độ, nhưng vì Triệu Hoằng Nhuận nắm trong tay 3 phần số đồ được bồi thường để chia cho những người có công, nên triều đình không ban thưởng tiền bạc, mà tăng phần thưởng về mặt danh dự và quyền lực.

Dù sao năm nay là lúc Binh Bộ và Công Bộ cần dùng tiền, Hộ Bộ hiển nhiên cũng muốn tiết kiệm nhất có thể.

Nhưng không thể phủ nhận, phần thưởng được ban bố, bất luận là người Ngụy có công hay hàng tướng như Khuất Thăng đều hết sức hài lòng.

Về phần Túc vương, Binh Bộ ban bố danh sách phong thưởng không có tên của hắn.

Lý do rất đơn giản, vì danh tiếng Túc vương, đã truyền khắp Đại Lương, không cần Binh Bộ làm điều thừa nữa.

Trên thực tế, Triệu Hoằng Nhuận cũng hi vọng có thể dần tách khỏi triều chính, dù sao nếu quá nổi danh, thì cuộc sống sau này sẽ bị ảnh hưởng.

Hắn không muốn bị buộc vào triều đình, cho dù muốn Đại Ngụy hùng mạnh, hẳn cũng đâu cần phải tự làm mọi việc? Lúc cần thiết cho một câu đề nghị, để quan viên đi thực hiện.

Dù sao Triệu Hoằng Nhuận không muốn vất vả, 40 tuổi mà tóc đã điểm bạc như Ngụy Vương.

Nhưng dù như thế, Ngụy Vương vẫn tự mình ban thưởng.

Mà phần thưởng của hắn, vô cùng đơn giản, chỉ dùng bốn chữ là có thể khái quát: xuất các khai phủ.

Cái trước chỉ là một lời nói của Ngụy Vương, cái sau thực sự là ban thưởng.

Một tòa phủ đệt

Một tòa Túc vương phủ!

Triệu Hoằng Nhuận đợi 15 năm, rốt cuộc tự do, Ngụy Vương cuối cùng cho phép hắn xuất các, cho phép hắn đời cung.

Mà làm Triệu Hoằng Nhuận càng thêm vui là, Ngụy Vương ban thưởng cho hắn một tòa phủ đệ.

Khi biết được tin này, Triệu Hoằng Nhuận vui vẻ dẫn theo Ngọc Lung công chúa, Mị Khương, Mị Nhuế, Dương Thiệt Hạnh và tông vệ, đi thăm phủ đệ hắn được ban. Vị trí của phủ không tệ, hướng về phía nam, chiếm diện tích lớn, theo các tông vệ đo đạc, diện tích đại khái gân 30 mẫu, đáng quý hơn là, tòa phủ đệ này ở phía bắc đường Chính Dương.

Người Đại Lương đều biết, phố Chính Dương mặc dù không phải phồn hoa nhất, nhưng tuyệt đối là khu đắt đỏ nhất, vì Chính Dương gần vương cung, nên có thể sống ở phố Chính Dương, không ai không phải quý tộc đại quan, dân chúng bình thường, cố gắng cả đời chỉ sợ cũng không đủ mua một mảnh đất nhỏ ở phố Chính Dương, chứ đừng nói một tòa phủ đệ rộng 30 mẫu.

Trước và sau phủ, đều có kết cấu tốt, trước phủ là đường đi lát đá xanh, nghe nói là ngõ Thanh Bình. Sau phủ là một con sông, hai bên sông trồng liễu và đào.

Trong phong tục Ngụy quốc, căn nhà gần sông, thì sau này mới thịnh Vượng.

Mặc dù Triệu Hoằng Nhuận khit mũi coi thường, nhưng người Ngụy rất để ý điểm này, nên nhà gần sông, từ trước đến nay luôn do quan lại quý tộc lấy được.

Không ngoa khi nói, phủ Túc vương, bất luận là diện tích, vị trí hay hoàn cảnh xung quanh, thì không hề thua kém những vương phủ khác.

Điều duy nhất khiến Triệu Hoằng Nhuận thất vọng là, tòa phủ đệ này cũng không phải mới xây, nhìn hơi cũ kỹ, không khó để đoán, nó đã từng nó chủ nhân, chỉ vì một vài lý do nào đó, liền rơi vào tay triều đình. Nó thuộc loại nhà đã xuống cấp, cần được tu sửa lại

Mà nói đến tu sửa, không đợi Triệu Hoằng Nhuận suy nghĩ, Công Bộ Tả Thị Lang Mạnh Ngỗi liền vội càng chạy tới, nhận việc sửa chữa phủ Túc vương.

Mạnh Ngõi thề thốt, chậm nhất hai tháng, Công Bộ sẽ sửa chữa lại toà Vương phủ này, làm cho nơi đây rực rỡ hẳn lên.

Nói cách khác, chờ đến tháng 5, Triệu Hoằng Nhuận liền có thể vào ở Vương phủ của hắn, hơn nữa, hắn cũng có thể cho Tô cô nương một bất ngờ, tiếp nàng từ Nhất Phương Thủy tạ vào trong phủ.

Triệu Hoằng Nhuận hưng phấn cả đêm không ngủ được, hắn luôn mong ước rời khỏi vương cung, có nhà của riêng mình, từ đây trời cao biển rộng, ai cũng không ngăn được hắn.

Càng nghĩ càng hưng phấn, hắn tuy mệt mỏi nhưng không nhắm mắt nổi, cuối cùng cả đêm không ngủ. Xong, quá hưng phấn... ¡

Đến tờ mờ sáng ngày hôm sau, Triệu Hoằng Nhuận mới nhớ ra, thầm kêu không ổn.

Bởi vì.. Hôm nay, chính là ngày Ngụy Vương chủ trì đại lễ tế trời, không biết sế có bao nhiêu quyền quý và dân chúng đứng quan sát từ xa.

Buổi lễ quan trọng đến mức không phép bất kỳ một sai sót dù là nhỏ nhất.
Bình Luận (0)
Comment