Đồng thời ông ta cũng chỉ ra, số lượng học giả thi đỗ khoa cử rất ít, hầu hết các sĩ tử đều là thi lại năm này qua năm khác từ đó lãng phí thời gian, lúc đầu bạc quay đầu thì lại chẳng làm được gì nữa, so với việc phí hoài thanh xuân, không bằng tự mình canh tác nông nghiệp, tự mình nắm bắt học hỏi kĩ thuật công nghiệp để báo quốc.
Cuối cùng Tăng Bố còn chỉ ra chỗ sơ hở trong bài viết của Phạm Trấn, chỉ ra nước lấy dân làm gốc, dân lấy ăn làm đầu, nông nghiệp mới là gốc rễ của việc xây dựng đất nước, đó nào có thể xem là bàng môn tà đạo.
Sau đó Phạm Ninh lại có bài viết làm rõ cho bài viết của Tăng Bố, hắn lấy thiết hỏa lôi và động cơ hơi nước làm ví dụ, chỉ ra sự khác nhau giữa việc thợ thủ công học công nghiệp và nhân sĩ học công nghiệp, các thợ về vũ khí hỏa lực đã vất vả nghiên cứu thiết hỏa lôi mấy chục năm trời mà không thành công, nhân sỹ nghiên cứu nền móng căn nguyên kĩ thuật, từ đó mà suy luận ra, một đêm là thành công, các thợ tuy rằng có sở trường chế tạo động cơ hơi nước, nhưng phát minh ra nó lại là nhân sĩ, thợ biết làm ra vật, còn sỹ tử biết tại sao lại làm ra được.
Thợ thủ công chỉ có thể cải tiến hay sửa chữa động cơ hơi nước, còn sỹ tử lại có thể sáng tạo ra động cơ hơi nước.
Cuối cùng Phạm Ninh chỉ ra, sỹ tử giỏi suy nghĩ, học công nghiệp, học nông nghiệp là để sáng tạo, còn thợ có tay nghề, học công nghiệp, học nông nghiệp để chế tạo, đó là hai việc khác nhau.
Việc xây dựng các trường học khác nhau là nhằm bồi dưỡng ngày càng nhiều những nhân tài ưu tú có khả năng sáng tạo, họ vẫn có thể đảm nhiệm chức quan về kĩ thuật, vẫn có thể lưu danh trong sử sách, trở thành trụ cột của Đại Tống, chính sách cải cách giáo dục tuyệt nhiên không phải chỉ nhằm bồi dưỡng thợ thủ công mà tiến hành cải cách.
Rất nhanh sau đó Thẩm Khoát, Tô Tụng cũng dùng tên thật đăng bài viết, ủng hộ quan điểm "Lấy Nho lập thân, lấy kĩ thuật xây dựng đất nước lớn mạnh" của Phạm Ninh.
Từng bài viết với bút danh là chính tên thật được đăng tải trên báo chí, mỗi bài có quan điểm của riêng mình, tiến hành cuộc chiến biện luận bằng lời nói môi miệng, nhưng sự thật đã ngày càng hiện rõ, ngày càng nhiều đại thần ủng hộ cải cánh giáo dục, đặc biệt là những quan viên và những sỹ tử trẻ tuổi đều phê bình nền giáo dục hẹp hòi và bất công hiện tại.
Vào ngày thứ mười, mười nhà phát hành báo có "Tín Báo", "Khoái Báo", "Đông Kinh Đạo Báo", … vân vân đã tiến hành một cuộc điều tra ý dân trong số các viên quan và sĩ tử, kết quả là tám mươi phần trăm quan viên và sỹ tử đều ủng hộ cải cách giáo dục.
Sáng ngày hôm đó, Phạm Ninh vừa tới quan phòng, Tư Mã Quang đã nổi giận đùng đùng mà đi vào, vô cùng bất mãn nói:
- Ta muốn Phạm tướng công thể hiện rõ thái độ, rút cục là phe ủng hộ cải cách, hay là phe đối lập.
Phạm Ninh thản nhiên cười:
- Sao Tư Mã công lại nói ra những lời này?
Tư Mã Quang phẫn nộ nói:
- Cải cách giáo dục sẽ làm lay động địa vị của Nho học, làm cho lòng người hỗn loạn, không có lợi cho việc duy trì sự ổn định và hòa bình lâu dài của triều đình, trước giờ đây là nhận thức chung của mọi người, thế nên ba lần biểu quyết đều không thông qua chính sách cải cách giáo dục này, nhưng Phạm tướng công lại lợi dụng uy vọng của chính mình, khiến cho nhiều quan viên và sỹ tử không hiểu rõ chân tướng mà ủng hộ chính sách cải cách giáo dục, ta không hiểu nổi, trước kia Phạm tướng công cũng phản đối chính sách Thanh Miêu và Bảo Giáp, vì sao sau một chuyến ra biển lại thành phái cải cách, khiến cho người ta không thể không nghi ngờ, có phải Vương An Thạch đã cho tướng công lợi ích lớn gì, khiến Phạm tướng công thay đổi lập trường, thay đổi suy nghĩ ban đầu?
Việc Tư Mã Quang chỉ trích không hề có căn cứ khiến Phạm Ninh vô cùng không hài lòng, hắn kiềm chế lại cảm xúc, không chút hoang mang nói:
- Thái độ của ta là nhất quán, ta không phải phe cải cách, cũng chẳng phải phe bảo thủ, mà là phe cải tiến, trước kia ta phản đối chính sách Bảo Giáp Pháp và Thanh Miêu, không phải vì phản đối Vương tướng công, mà là phản đối phương thức và cách cải cách của ông ta, quá mức cực đoạn.
Tư Mã Quang lạnh lùng nói:
- Từ xưa tới nay, phe đứng giữa thì không tiến được, mong Phạm tướng công hiểu điều này.
- Lời này của Tư Mã tướng công thật là hoang đường!
Phạm Ninh dùng ngôn ngữ sắc bén mà đối lại:
- Cho tới thời điểm hiện tại, ta chỉ thấy Tư Mã tướng công vì phản đối mà phản đối, chỉ nhằm vào người mà không nhằm vào sự việc, chỉ cần là việc làm mà Vương tướng công đề xuất, liền nhất loạt ngăn cản và phản đối, mà không xem xét đến nội dung của biến pháp là gì, không phải đen thì là trắng, đây không phải là phản đối biến pháp mà là khơi mào sự tranh đấu giữa các phái trong triều, có gì khác biệt với đảng Ngưu và đảng Lý.
- Ngươi…
Tư Mã Quang trong lòng vô cùng tức giận, lời của Phạm Ninh thật quá đáng, lại so sánh mình với bọn hại nước hại dân là Ngư Tăng Nhụ và Lý Tông Mẫn.
- Nếu đã cố gắng khuyên ngăn mà không nghe, vậy thì giữa ta và ngươi không còn gì để nói nữa!
Tư Mã Quang hừ một tiếng thật mạnh, quay người bước đi.
Phạm Ninh cũng biết lời phê bình của mình có chút nặng, nhưng hắn thực sự cảm thấy phản cảm với thái độ không đen tức là trắng của Tư Mã Quang, Tư Mã Quang về căn bản là không thừa nhận phe cải tiến của mình.
Buổi trưa ngày hôm sau, trên tờ "Tiểu báo" lại có bài viết nặng kí của Tư Mã Quang với tiêu đề "Phe hai mặt mới là họa hại quốc gia".
Trong bài viết, Tư Mã Quang dùng phương thức không chỉ đích danh để nghiêm khắc phê bình một số trọng thần là hai mặt ba dao, tự xưng là phe cải tiến, lại ba phải, không có lập trường riêng của mình, có hại đối với xã tắc hơn cả phe cải cách.
Bài viết của Tư Mã Quang lại một lần nữa gây nên làn sóng lớn trong triều đình cũng như ngoài dư luận, ai cũng biết Tư Mã Quang đang phê bình Phạm Ninh, điều này cho thấy Phạm Ninh và Tư Mã Quang đã trở mặt với nhau trong sự việc về chính sách cải cách giáo dục.
Đối với sự phê bình của Tư Mã Quang, Phạm Ninh lại giữ im lặng, hai ngày sau, trong "Tín Báo", Hộ bộ lang trung Thẩm Lượng dùng tên thật phát hành bài viết có tiêu đề "Là biến pháp hay là tranh giành giữa các đảng phái".
Bài văn đã sắc bén phê bình một số trọng thần lấy cớ là phản đối biến pháp, nhưng thực chất là hứng thú với việc tranh giành giữa các phái, bọn họ không quan tâm nội dung của biến pháp có lợi cho đất nước cho dân chúng hay không, chỉ cần là thứ khác với ý mình, liền nhất loạt vùi dập.
Loại đấu tranh phe phái này chỉ làm chia rẽ triều đình, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyết sách của triều đình, ảnh hưởng đến kế hoạch dân sinh lớn lao, thực là vô cùng tai hại mà chẳng ích gì.
Ông ta kêu gọi phái cải cách biến pháp và phái bảo thủ vứt bỏ đấu tranh phe phái, chú ý nội dung biến pháp, thứ tốt cần tiếp nhận, thứ không thỏa đáng thì phải sửa, thứ không tốt phải phản đối, như thế mới là cốt lõi, là con đường đúng đắn của biến pháp cải cách.