- Vậy thì chúng ta nên đối phó như thế nào?
- Rất đơn giản, giữ phía tây và đánh phía đông, chúng ta phải quyết giữ đường Thái Nguyên, tiến công ở tuyến đường đông, không ngừng tấn công ở phía Đông, tiêu diệt nhân khẩu nước Liêu, bệ hạ, chỉ cần chúng ta kiên trì một năm, thực lực quốc gia của nước Liêu sẽ suy sụp, đây chính là mục đích cuối cùng của cuộc chiến sức mạnh quốc gia mà vi thần tiến hành mấy năm nay.
Lời của Phạm Ninh khiến Triệu Húc thở phào nhẹ nhõm, thực ra mấy vị tướng công cũng đã nêu ra quan niệm tương đồng, nhưng lời của bọn họ lại không có sức thuyết phục mạnh mẽ như của Phạm Ninh, khiến Triệu Húc tin phục.
Triệu Húc chắp tay sau lưng đi lại vài bước:
- Vậy điểm quan trọng trong bước tiếp theo có phải là nâng cao năng lực phòng ngự của các thành Hà Đông, như Hà Bắc để người dân di cư xuống phía nam.
- Bệ hạ, vi thần có hai đề nghị!
- Khanh nói đi!
- Đề nghị đầu tiên, chính là để bách tính của phủ Thái Nguyên di chuyển về phía nam như ý của bệ hạ, bách tính trong huyện thành sẽ chuyển vào thành Thái Nguyên, tăng cường xây dựng phòng ngự trong thành Thái Nguyên, lại xây dựng tuyến phòng ngự Thử Tước Cốc, chỉ cần kị binh của quân Liêu không công phá được tuyến phòng ngự này, Tấn Nam liền không có thiệt hại gì rồi, quân Liêu tất nhiên sẽ tấn công Thái Nguyên, chúng ta sẽ lợi dụng thành Thái Nguyên để giữ chân quân chủ lực của chúng.
Triệu Húc gật đầu:
- Đề nghị thứ hai thì sao?
- Bệ hạ, đề nghị thứ hai là phải yên ổn bên trong trước khi diệt trừ giặc bên ngoài, thần nghe nói hiện giờ trong triều đang cãi vã nhau rất quyết liệt về chính sách cải cách giáo dục, vi thần kiến nghị nhanh chóng kết thúc việc tranh cãi này, để mọi người dồn hết tinh lực vào việc chiến tranh đối phó với nước Liêu.
- Ý của ái khanh là muốn trẫm gác lại chính sách giáo dục mới ư?
- Bệ hạ, chính sách cải cách của Vương tướng công không hoàn toàn là không có lợi ích gì đối với quốc gia, ví như việc thi hành chính sách giáo dục lần này, thực ra vi thần rất ủng hộ, không phải tất cả người học hành đều phải đi học đạo Nho, Đại Tống muốn trở thành một cường quốc phải có người học nông nghiệp, có người học y học, có người học công nghiệp, có người học thiên văn địa lí, có người học tính toán, xây dựng những trường học chuyên ngành, để đào tạo ra được nhân tài các ngành các nghề, vi thần cho rằng nhiều nhân sỹ có học thức sẽ ủng hộ chính sách này.
Triệu Húc thở dài một tiếng:
- Thực ra trẫm cũng ủng hộ dự luật này, có điều các đại thần lấy lí do khinh Nho, quả thực không dễ xử lí.
- Bệ hạ, vừa rồi vi thần cũng nói rồi, tin rằng rất nhiều nhân sỹ tri thức sẽ đều ủng hộ dự luật này, e là nhiều người phản đối, là nhằm vào người chứ không nhằm vào việc.
- Ý khanh là, vì Vương tướng công?
Phạm Ninh gật đầu:
- Vi thần thấy chính là vì lí do này, nếu như bệ hạ tin tưởng vi thần, vi thần có thể thử, để vi thần đề ra phương án cải cách này.
- Vậy ái khanh dự định làm như thế nào?
- Dựa theo cách làm trước kia của vi thần, bắt đầu từ việc biện luận trên sách báo, thống nhất nhận thức chung.
Triệu Húc trầm ngâm một lát nói:
- Sau khi kết thúc dự luật cải cách giáo dục, sẽ dừng lại hết tất cả các dự luật cải cách chính sách khác, dốc toàn lực của cả nước để ứng phó nước Liêu.
Sở dĩ Phạm Ninh đón lấy dự luật cải cách giáo dục, đây cũng là thỏa thuận giữa hắn và Vương An Thạch, hắn có thể ủng hộ dự luật cải cách, nhưng điều kiện là phương án cải cách giáo dục bắt buộc phải do hắn là người chỉ huy chủ chốt, hắn không phải ham muốn cái hư danh này, mà muốn dạy cho thiên tử Triệu Húc một bài học, cải cách chính sách phải tiến hành ra sao, nói một ngàn lần không bằng một lần tự mình đích thân làm.
Vào buổi trưa ngày hôm sau, tất cả các tiêu đề trang nhất của các tờ báo như Tín Báo", "Khoái Báo", "Quân Báo", "Đông Kinh Đạo Báo" vân vân, đều là bài viết với bút thực là Phạm Ninh viết, "Luận cường quốc và khinh Nho".
Trong bài viết hắn chỉ ra rằng, trọng Nho là gốc rễ của nhân sĩ để tu thân, trong giao đoạn học vỡ lòng và giai đoạn học đường, có thể dùng Nho học để khơi nguồn dạy dỗ trẻ em, dạy trẻ em cách làm người, cách đối nhân xử thế.
Nhưng đến giai đoạn huyện học, không nhất thiết tất cả mọi người đều phải dùng con thuyền độc mộc là thi khoa cử, hàng triệu cử sỹ ồ ạt khoa cử, phí bao nhiêu năm tháng của bao người, lãng phí bao nhiêu nhân tài, đem đến bao gánh nặng cho các hộ dân và triều đình.
Hắn chủ trương tiến hành phân chia cấp giáo dục ở huyện châu, có thể thiết lập các trường học với các chuyên ngành như y học, nông nghiệp học, toán học, võ học, công nghiệp học, thư họa, v.v…, đem đến càng nhiều sự lựa chọn cho những học sinh không có khả năng tham gia khoa cử nhưng vẫn khát vọng học tập nắm bắt một kỹ năng nào đó.
Trong bài viết hắn còn chỉ ra xã hội phát triển sau khi triều đình hủy bỏ chế độ tượng tịch, đưa ra rất nhiều ví dụ, phát minh ra thiết hỏa lôi làm khiến quân địch khiếp sợ, phát minh ra động cơ hơi nước, phát minh ra máy dệt loại hình mới, trồng được ngô, bí đỏ, đưa mộc miên vào hàng ngàn hộ gia đình, khiến cho thịt lợn xuất hiện trên bàn ăn của rất nhiều nhà, để có thể tới Lã Tống và quay lại chỉ mất mười ngày, làm cho hương liệu không còn là vật xa xỉ nữa, đây là nước mạnh, cũng là dân giàu.
Trong bài viết, Phạm Ninh đã tiên phong đưa ra khẩu hiệu: Một cành làm chẳng nên xuân, trăm hoa đua nở mới xuân cả vườn"
Bài viết của Phạm Ninh giống như một hòn đá đã gợi dây ngàn con sóng lớn, gây ra một đợt hưởng ứng kịch liệt tại kinh thành, có người tán thành, cũng có người phản đối.
Ngày thứ hai, trên mặt "Tiểu báo" cũng có bài viết tiêu đề "Bác bỏ luận cường quốc khinh Nho" do bút danh thật là học sỹ Hàn Lâm kiêm Lễ bộ thị lang Phạm Trấn viết.
Phạm Trấn là một đại nho rất có danh vọng trong triều đình, trong bài viết Phạm Trấn đã nghiêm khắc phê bình tư tưởng khinh Nho của Phạm Ninh, chỉ ra rằng Nho học chính là gốc rễ trong việc xây dựng đất nước của Đại Tống, cũng là gốc rễ trong việc lập thân của sỹ tử, học cả đời cũng học không hết, đâu phải chỉ mười năm là hiểu được đại nghĩa.
Nhân khẩu Đại Tống thì rất nhiều, sỹ tử Nho học cũng chỉ hàng triệu, các kĩ thuật tự khắc có các thợ thủ công nghiên cứu, liên quan gì đến các sĩ tử? Con đường sĩ tử không phải là chỉ có duy nhất là khoa cử, cho dù có không trúng khoa cử, cũng nên tiếp tục nghiên cứu Nho học, cả đời không mệt mỏi, sao lại bị mê hoặc dụ dỗ bởi lợi ích, vứt bỏ Nho học chính đạo, đi học thứ bàng môn tà đạo.
Ngày thứ ba, Tri Chế Cáo Tăng Bố cũng dùng bút danh thật đăng một bài viết, lại phản bác luận Nho học là duy nhất của Phạm Trấn.
Trong bài viết ông ta chỉ ra, tuy rằng không phải tất cả dân Đại Tống đều là nhân sĩ, nhưng nhân sĩ lại là những tinh anh, nắm giữ sự hưng suy của Đại Tống, nếu như nhân sĩ học nông nghiệp, chắc chắn sẽ tốt hơn mười người dân học nông nghiệp, nếu như nhân sĩ học công nghiệp, tất phải tốt hơn hàng trăm thợ thủ công học công nghiệp.