Từ Khánh cười nói:
- Bọn họ đều là thanh niên hai mươi tuổi rồi, đang là thời điểm huyết khí phương cương, ở kinh thành, ở Phúc Châu, bọn họ cũng đi không ít, ngươi đừng quản bọn họ nữa.
Phạm Ninh phẫn nộ hừ một tiếng, lại liếc xéo Từ Khánh nói:
- Ngươi muốn đi cũng có thể đi, ta cũng không quản ngươi.
Từ Khánh không nhịn được cười, lắc đầu nói:
- Ta luyện Đồng Tử Công, không thể đụng vào nữ nhân, ý tốt của tiểu quan ta ghi nhớ rồi.
Phạm Ninh nghe nói Từ Khánh luyện Đồng Tử Công, liền không nhịn được cười nói:
- Vốn ta còn muốn tác hợp ngươi và Kiếm Mai Tử, xem ra không có hy vọng rồi.
- Tác hợp ta với Kiếm Mai Tử?
Từ Khánh nghe xong nghẹn họng đứng nhìn.
Phạm Ninh cười ha hả, bước nhanh vào trong thành.
Trên cổng thành có khắc hai chữ "Đường huyện", đây là kiến nghị của Phạm Ninh, lấy tên một triều đại trung nguyên làm tên huyện, tương lai Côn Châu sẽ xây bốn huyện thành, châu phủ gọi là Hán huyện, hai huyện thành khác là Tần huyện và Tùy huyện, huyện thành đầu tiên vừa mới xây dựng liền gọi là Đường huyện.
Đi vào bên trong thành, khu vực phía nam trong thành đều trống không, chỉ xây hai con đường, đường lớn nam bắc tên là phố Tấn Dương, đường lớn đông tây tên là phố Quảng Lăng.
Ngoại trừ Hải quan kinh lược ở phía bắc phố Tấn Dương làm quan nha, còn có một quân doanh chiếm đóng ở góc đông bắc huyện thành, bên trong ba nghìn binh lính trú lại.
Hơn nữa ở góc tây bắc thành còn có một kho hàng diện tích khá lớn, lương thực và các loại vật tư đều cất giữ ở chỗ này.
Ngoài ra ở nơi hai đường lớn giao nhau xây dựng mười mấy ngôi nhà lớn, phần lớn đều là kỹ quán, còn có hai quán rượu và một cửa hàng tạp hóa, kỹ quán là quan doanh, nhưng quán rượu và cửa hàng tạp hóa là mấy người Hán kinh doanh ở Trường Khi mở ra.
Bọn họ nhạy cảm với cơ hội buôn bán, cảm thấy phía bắc có thể lợi, nên vào tháng sáu liền đi theo thuyền quan đi về phía bắc, bọn họ đồng thời dẫn theo mười mấy thiếu nữ hiểu sơ tiếng Hán làm tửu bảo, mở hai quán rượu và một cửa hàng tạp hóa ở Đường huyện, kinh doanh vô cùng phát đạt, thậm chí người Côn tộc cũng thường tới chỗ này uống rượu vui chơi.
Phạm Ninh đi đến trước cửa hàng tạp hóa, cửa hàng diện tích khá lớn, trên một mặt lá cờ viết sáu chữ lớn "Cửa hàng tạp hóa Ngô Ký', bên trong cửa hàng bày đầy các loại vật phẩm rực rỡ đủ màu, từ bánh son phấn nữ nhân dùng đến đao kiếm, cùng với các loại đồ dùng sinh hoạt hàng ngày, gần như cái gì cần đều có, hơn nữa phần lớn không ngờ đều là hàng hóa của Tống triều.
Trông coi cửa hàng tạp hóa, là một nữ nhân ngoài ba mươi tuổi, ngoại hình cũng không tệ, tô son điểm phấn, bà là nữ chưởng quỹ, trông khá yêu diễm, chồng trước đó theo thuyền đi Trường Khi nhập hàng, vừa rồi mới quay về.
Cửa hàng có không ít khách, nữ chưởng quỹ đi không được, bà thỉnh thoảng gào to hai nữ tiểu nhị Nhật Bản trẻ tuổi, bảo các nàng khẩn trương lấy hàng hóa.
Những thương nhân này am hiểu đạo kinh doanh, bọn họ biết rằng quân đội và thợ thủ công bên này đều là nam nhân, cơ bản không có nữ nhân, cho nên tiểu nhị bọn họ tuyển đều là thiếu nữ Nhật Bản hiểu sơ qua tiếng Hán, thu hút đám lính không có việc sẽ đến nói chuyện, việc buôn bán tự nhiên sẽ rất tốt.
Hơn nữa nữ chưởng quỹ này, tính cách hào phóng, ăn mặc đẹp đẽ, rất được các tướng sĩ yêu thích, không có việc cũng chạy đến nói đùa vài câu với bà.
Phạm Ninh thấy vài người đàn ông Côn tộc đang chọn dao găm, liền cười hỏi nữ chưởng quỹ:
- Bọn họ có tiền trả sao?
Nữ chưởng quỹ thấy quan phục của Phạm Ninh cấp bậc khá cao, bà không dám chậm trễ, vội vàng cười nói:
- Bọn họ có tiền, vừa mới bán mấy cặp sừng hươu và da cáo cho ta, trong tay dư dả!
- Chỗ bà cũng thu hàng da?
- Đương nhiên thu, bằng không người Côn tộc nào có tiền đến mua đồ đạc của ta!
- Bọn họ ngoại trừ hàng da, còn có cái gì có thể bán không?
- Cũng không có thiếu đồ tốt, ví dụ như long diên hương, san hô, ngọc trai, còn có các loại ốc biển quý báu, như ốc dạ quang, ốc anh vũ, ốc vằn hổ, ốc tù, … ở Tống triều đều rất đáng tiền.
Phạm Ninh gật gật đầu, cười nói:
- Chỗ bà có vỏ sò nào trông đẹp không, ta mua một ít mang về.
- Có! Đợi một chút.
Nữ chưởng quỹ ra dấu cò kè mặc cả với cài tên Côn tộc, Phạm Ninh phát hiện bà tuy bán có hơi đắt, nhưng cũng không có chặt chém nhiều, giá cả cũng coi như hợp lý, một con dao găm thượng hạng ở Tống triều bán trên dưới năm đồng tiền, nữ chưởng quỹ ra giá năm lượng bạc, cò kè mặc cả xuống, đại khái bốn lượng bạc có thể mua được, mà ở cảng Trường Khi thì bán hai lượng bạc, tương đương với người Côn tộc dùng một tấm da cáo thượng hạng đổi lấy con dao găm này.
Đương nhiên, một tấm da cáo thượng hạng ở Tống triều ít nhất bán mấy chục quan tiền, ở Nhật Bản cũng phải giá mười lượng bạc, một vào một ra, lợi nhuận của cửa hàng tạp hóa chính là như vậy mà có.
Vài tên Côn tộc hài lòng nhận lấy dao găm, lại chạy tới quán rượu uống rượu rồi, cuộc sống bọn họ vẫn luôn tự cấp tự túc, có bạc cũng không có ý nghĩa gì, cho nên đến Đường huyện mua đao kiếm, uống rượu, khi trở về lại mua một ít vật dụng hàng ngày cho nữ nhân trong nhà, tiền tiêu cũng không nhiều lắm, về phần kỹ quán, hứng thú của bọn họ không lớn.
Nữ chưởng quỹ lập tức lấy ra hơn mười miếng vỏ sò xinh xắn cho Phạm Ninh chọn, Phạm Ninh mua vài con ốc dạ quang và ốc anh vũ, lúc này, hắn bỗng nhiên thấy ở góc bày một cái vỏ xà cừ cực lớn, lập tức ngạc nhiên mừng rỡ hỏi:
- Vỏ xà cừ kia bán thế nào?
Nữ chưởng quỹ cười nói:
- Cái vỏ sò vua ước chừng sáu thước, thân bên trong đã chết rồi, không biết thả bao nhiêu năm, mấy ngày trước một tên người Côn tộc khiêng đến cho ta đổi một cây đao, ta cũng không biết nên xử lý như thế nào, mang về Đại Tống lại quá chiếm chỗ, quan nhân nếu muốn, mười lượng bạc lấy đi!
Phạm Ninh lập tức lấy ra một lượng vàng, mua miếng xà cừ khổng lồ này, hắn nhìn kỹ một chút, quả nhiên là xà cừ đã ngọc hóa, khiến cho hắn mừng thầm trong lòng, hắn lại sai binh lính mượn tới một cái xe một bánh, đưa nó về quan nha.
- Tiểu quan nhân mua vỏ sò lớn như vậy làm gì?
Từ Khánh không hiểu hỏi.
- Loại vỏ sò vua này tên là xà cừ, bình thường chỉ sinh sản ở khu vực nhiệt đới, giống Nam Dương bên kia, Côn Châu bên này không có, cho nên ta nghi ngờ đây là xà cừ thổ dân bán đảo ngày trước để lại, là tổ tiên bọn họ khi từ Nam Dương qua đây mang đến, dùng để để thức ăn, phòng ngừa bị ngâm nước.
- Nếu như là như vậy, xà cừ này chí ít có lịch sử hai ba nghìn năm rồi, vừa hay để ta làm lễ vật tặng cho ông nội Chu Bội, ông thích thu thập các loại kỳ thạch, khối xà cừ này tặng ông vừa hợp.
Từ Khánh vui vẻ cười nói:
- Vậy còn phải chuẩn bị một món lễ vật cho Thất cô nương mới được!
- Ta đương nhiên sẽ không quên lễ vật của nàng, nếu không nàng sẽ không bỏ qua cho ta!
Phạm Ninh vỗ vỗ một cái hộp gấm trong túi áo, cười tủm tỉm nói: