Lúc này, hoàng đế Triệu Trinh nhẹ nhàng ho khan một tiếng, trong đại điện an tĩnh lại, Triệu Trinh lại nhìn kỹ một vài điều khoản, chậm rãi hỏi:
- Nước Nhật Bản đồng ý điều khoản này rồi sao?
- Khởi bẩm bệ hạ, hai bên bước đầu đã công nhận hiệp định này rồi, bọn họ đã đồng ý hiệp định này rồi ạ.
Triệu Trinh gật gật đầu:
- Điều khoản này cũng coi như vừa lòng trẫm, một năm ba ngàn lượng bạc phí thuê, đối với sản lượng bạc thô hàng năm 50 vạn lượng mà nói, chỉ có thể nói tiền thuê là tượng trưng, Tào tướng công, khanh cho rằng nước Xuất Vũ thích hợp để nuôi ngựa không?
- Bệ hạ, nơi đó vốn chính là nơi nước Xuất Vũ chăm ngựa, trước sau nuôi hơn ba vạn con ngựa thấp, bán cho nước Nhật Bản, hiện tại bên kia không hề nuôi dưỡng giống ngựa thấp, ngược lại nuôi dưỡng chiến mã, vi thần tự mình đã đi tra xét, vi thần cho rằng ít nhất có thể nuôi dưỡng hơn hai vạn con chiến mã.
Triệu Trinh thở dài nói:
- Sau khi Đại Tống lập quốc, cùng Liêu quốc, Tây Hạ ký tên không ít điều ước, phần lớn làm cho lòng người buồn chán, duy chỉ có vài cái hiệp ước kí kết cùng Nhật Bản, đều là lợi ích to lớn, khiến trẫm có mặt mũi đi gặp liệt tổ liệt tông.
- Phạm Ninh chính trực thanh liêm lại càng hiếm có, qua tay trăm vạn lượng hoàng kim, trên ngàn vạn lượng bạc trắng, không ngờ không có tham ô một lượng, mấy chục đấu minh châu, không lấy một viên, đối với Đại Tống một lòng một dạ, như vậy mới là một đại thần chính trực, thanh liêm, mới là trụ cột của Đại Tống, hẳn là nên khen thưởng và khen ngợi.
- Có người nói hắn tuổi còn rất trẻ, kinh nghiệm không đủ, thăng quan cũng quá nhanh, nhưng trẫm không cho là như thế, nếu thưởng phạt không rõ, thưởng phạt bất công, như thế trẫm chính là một người quân vương không chính trực!
Dừng một chút, Triệu Trinh cất cao giọng nói:
- Truyền ý chỉ của trẫm, tri châu Côn Châu Phạm Ninh có công lớn cho xã tắc, thăng làm Thái Trung Đại Phu tòng tứ phẩm, gia phong Long Đồ Các Tùy Tùng Chế, thưởng hoàng kim một vạn lượng, lụa năm nghìn thước, ban thưởng tước Thái Khang Hầu.
Thời gian chẳng mấy chốc đến tháng tư năm Gia Hữu thứ năm, Phạm Ninh đã tới Côn Châu được bốn năm rồi, hắn còn hai tháng nữa là kết thúc nhiệm kì, nếu như không có bất ngờ xảy ra, để cho trợ thủ của hắn Dư Hiếu Niên tiếp nhận chức vụ Tri châu, đây là Phạm Ninh đề cử chọn người cho triều đình, chiếm được sự tán thành của Tri Chính Đường.
Chẳng qua nếu như triều đình vẫn không có truyền đạt mệnh lệnh điều lệnh và nghị định chính thức bổ nhiệm, hắn còn phải tiếp tục làm ở Côn Châu.
Mùa xuân Côn Châu nếu so với Đại Tống muộn một tháng, có vài phần hương vị của "Tháng tư hoa đã hết mùa - Hoa đào rực rỡ cảnh chùa mới nay."*
* Câu thơ trong bài thơ "Đại Lâm Tự đào hoa" – Bản dịch của Tản Đà.
Đầu tháng tư trên thảo nguyên Côn Bắc khắp nơi hoa dại nở rộ, đủ mọi màu sắc, muôn hồng nghìn tía, khiến bãi cỏ trở nên sinh động hơn.
Bạch Long Xuyên với hai mươi dặm ở phía Tây, nơi này là cảng thiên nhiên không đóng băng duy nhất ở phía bắc Côn Châu, eo biển bờ bên kia đó là Kình Châu, hai năm trước, nhóm di dân thứ ba đã đến Côn Châu, trong đó năm trăm hộ liền sắp xếp nơi này, tạo thành một tòa thị trấn lớn, tên là trấn Côn Bắc, ngay tại đầu năm nay, cuối cùng được phê chuẩn là Tấn huyện, trấn Côn Bắc liền chính thức đổi tên là Tấn huyện.
Trên thực tế, trong hơn một năm qua, thị trấn lớn chỗ này không khác gì một huyện, một mặt hướng biển, ba mặt thì là sông do người đào rộng hai trượng, trên danh nghĩa phòng dã thú xâm nhập trấn nhỏ, trên thực tế chính là bức tường thành vô hình rồi.
Sau khi công văn xây huyện thành được phê duyệt, những kênh nhân tạo này liền biến thành sông bảo vệ thành tự nhiên, xây dựng cải tạo bốn phía tường thành, như thế huyện thành liền được tạo thành rồi.
Mười ngàn lao công Nhật Bản đang xây dựng tường thành, bọn họ là những người năm trước mới được chiêu mộ, nhóm lao công Nhật Bản đầu tiên sau ba năm làm thủ công đã thắng lợi trở về, gần như mỗi người đều đạt được từ bốn mươi lượng bạc trở lên, không ít người tính cả các loại thưởng cho, còn lấy được năm mươi lượng bạc, sau khi trở về có thể mua mảnh đất lớn, trở thành phú nông.
Tuy nhiên đồng thời chiêu mộ một ngàn thiếu nữ Nhật Bản, trên cơ bản đều gả ở Côn Châu, ngoại trừ gả cho binh lính ra, cũng không có thiếu người gả cho nông phu, phần lớn đã sinh con, ngoại trừ dáng người phổ biến nhỏ xinh, cách nói chuyện của các nàng, quần áo cùng với tập quán sinh hoạt, cũng đã giống với con gái Đại Tống bình thường rồi.
Cho nên ở mùa thu năm trước, Côn Châu lại tiến cử nhóm thứ hai gồm một ngàn thiếu nữ Nhật Bản, các nàng chủ yếu làm việc phơi nắng cá và buôn bán ở hải cảng, phần lớn bị các cửa hàng thuê, đây cũng là nét đặc sắc lớn ở Côn Châu, Côn Châu không cho phép nam tử Nhật Bản làm nghề buôn bán và phục vụ, cho nên trong các cửa hàng trên ba thị trấn lớn, trên cơ bản đều là nữ tử Nhật Bản làm tiểu nhị.
So sánh với phơi nắng cá, những thiếu nữ đó càng muốn làm buôn bán, nguyên nhân rất đơn giản, làm buôn bán có thể rất tốt cho việc học tiếng Hán bản địa, cho dù không thể ở lại Côn Châu, cũng có thể tìm một công việc tốt ở Đại Tống rồi cuối cùng ở lại Đại Tống.
Cái này giống với Hồ Cơ ở triều Đường hướng tới Trường An, nữ tử Nhật Bản triều Tống đều khát vọng tới Đông Kinh Biện Lương – nơi phồn hoa nhất thiên hạ.
Phạm Ninh là hai ngày trước đến thị sát ở Phổ huyện, Phổ huyện trực tiếp phục chế Đường huyện, chu vi tường thành dài khoảng 18 lý, bên trong thành ba dọc ba ngang, có tổng sáu con đường lớn, bố cục đường phố vô cùng có trật tự, có thể chứa một ngàn hộ, không dùng nhà gỗ quá độ, mà dùng đúng chỗ, toàn bộ xây dựng cải tạo thành nhà ngói, mỗi hộ chiếm hai mẫu đất, nhà rất lớn, sân cũng rất lớn.
Điểm khác nhau so với Đường huyện và Hán huyện chính là, Tấn huyện không có nông thôn, chủ yếu là bởi vì trời đông rất là lạnh, bị trận tuyết lớn bao trùm, ở tại trong nông thôn rất không tiện.
Vì cổ vũ dân chúng đến ở lại Tấn huyện, quan phủ ở Côn Châu cũng cho rất nhiều điều kiện hậu đãi, tỉ như nhà rất lớn, lại như gấp đôi phần đấy, dân chúng ở Tấn huyện mỗi hộ có thể được phân bốn khoảnh đất, chỉ có điều nơi này không trồng lúa mì, chuyên trồng đậu đen để chuyển đến nông trường.
Điều kiện ưu đãi đương nhiên có khả năng hấp dẫn rất nhiều dân chúng đến ở lại, dân chúng đến Tấn huyện lúc bắt đầu tăng từ 500 hộ đến 800 hộ, hơn bốn ngàn người, trên cơ bản sống nhờ vào trồng trọt và đi Kình Châu đốn củi, điều kiện ưu đãi, đủ để cho dân chúng trải qua cuộc sống không phải lo cơm áo gạo tiền.
Người đầu tiên đảm nhận chức Huyện lệnh là Lý Đại Thọ, gã cũng là vận khí tốt, lúc trước bị phân đến Kình Châu, gã làm việc rất kiên định, dùng một năm rưỡi, thăm dò tất cả ở Kình Châu một lần, mặc dù xin thành lập quân đội ở Côn Châu vẫn mãi chưa được Tri Chính Đường phê duyệt, chủ yếu là lo lắng đến sự bất mãn của Liêu quốc, nhưng Lý Đại Thọ lại nhân họa mà được phúc, Lại bộ đối với gã có chút áy náy, liền bổ nhiệm gã là Huyện lệnh đầu tiên của Tấn huyện.