Đây chính là sứ hấp dẫn tiềm ẩn của hải đảo và đại trang viên, mỗi gia tộc, thậm chí là mỗi con người đều có một loại khát vọng vương giả của riêng mình.
Ở Đại Tống, không thể thực hiện được những khát vọng ấy, họ có thân phận và giai cấp cố định, đâu đâu cũng có các loại ràng buộc, thậm chí vài tên công sai, vài tên văn lại cũng có thể đến tận cửa gây phiền phức, lúc đó vẫn còn phải trưng ra bộ mặt tươi cười mà ứng đối, các loại áp lực và ràng buộc giống như những tấm lưới lớn vô hình, bao vây họ lại, áp lực không thể thở nổi.
Nhưng ở hải đảo và vùng đất mới lại không hề tồn tại loại áp lực này, họ như thể là bá chủ của cả vùng đất vậy.
Quả thật là loại lực hấp dẫn có thể đột phá thân phận và giai cấp này khiến cho vô số hào môn quý tộc đổ xô vào, có đến hơn một nghìn năm trăm người báo danh, nhưng đợt đi đầu tiên chỉ có ba trăm người, những người còn lại chỉ có thể đợi đợt hai, đợt ba.
Quan lại quyền quý cùng với những gia đình giàu có cùng nhau đến Tuyền Châu, còn có một vạn hộ di dân, bọn họ chủ yếu đến từ lộ Phúc Kiến và Quảng Nam, chuẩn bị di chuyển đến Bảo Châu.
Bá tính Đại Tống dần chấp nhận việc di dân ra biển, chủ yếu là do sự tuyên truyền của hàng vạn thợ mỏ sau khi từ Lã Tống phủ trở về, Lã Tống phủ mỗi nhà đều có mấy khoảnh đất phì nhiêu, nhà ở đều rộng đến ba mẫu đất, số lượng phòng nhiều đến mức ở không hết, nhà nào nhà nấy lương thực đầy kho, không có thuế quan, không có áp bức, trẻ nhỏ đi học cũng không phải mất tiền.
Hơn nữa người của rất nhiều tòa soạn báo đều đích thân đi đến Côn Châu, Lưu Cầu phủ và Lã Tống phủ nghe ngóng được một lượng lớn thông tin ở ngoài biển, đủ loại con đường tuyên truyền một cách bất tri bất giác, cuộc sống tốt đẹp của dân di cư ra biển đã ăn sâu vào trong mỗi người dân Đại Tống.
Điều duy nhất khiến dân chúng không muốn rời đi đó chính là sự lưu luyến với mảnh đất cố hương, nếu phá vỡ được điểm này thì những dân chúng đồng ý di cư ra biển tất sẽ như dòng thủy triều.
Loại thủy triều này thật ra đã được sinh ra ngay từ khi còn trong thành thị, rất nhiều người trẻ tuổi đều muốn đi ra biển phiêu bạt vài năm, kiếm ít tiền mới trở về Đại Tống, chính vì vậy dân lao động thời hạn ba năm là được hoan nghênh nhất, tiếp đó mới đến dân lao động kì năm năm, những người đi như vậy đều là người đã có kinh nghiệm làm việc ở biển.
Năm nay nhóm thứ hai gồm một trăm ngàn người đi Lã Tống phủ làm ruộng thuê và thợ rèn đều đã ở các nơi trên khắp Đại Tống bắt đầu báo danh.
Lao công Đại Tống và lao công Nhật Bản ai cũng có sở trường riêng, tiền công của lao công Nhật Bản thấp (đã tăng tới mỗi tháng hai lượng bạc), tính phục tùng cao, có thể chịu khổ nhọc, nhưng kỹ thuật kém, bọn họ chủ yếu xây đường, đốn củi, tu sửa thành, đào quặng, thu hoạch mía và những công việc tốn thể lực khác.
Hơn nữa dù sao không phải dân mình, dùng lao công Nhật Bản vẫn có những cái bất tiện nhất định, ngôn ngữ không thông chính là vấn đề lớn, Đại Tống cũng ra điều lệ, các châu ngoài biển thuê lao công Nhật Bản không được vượt quá ba vạn người, không đủ bộ phận có thể lấy lao công Đại Tống bổ sung.
Tuy là tiền công của lao công Đại Tống cao gấp ba lần lao công Nhật Bản, nhưng họ có tay nghề, hiệu quả làm việc cao, các công việc yêu cầu tay nghề như trồng trọt, rèn đúc, làm đường, ép dầu, đóng thuyền, xây nhà họ đều có thể làm được.
Tháng hai là mùa tàu rời bến, trước cửa gian phòng phụ trách thợ thủ công của Hải Ngoại Kinh Lược Phủ, có đến hàng nghìn thợ thủ công trên khắp các miền của Đại Tống đang đứng xếp hàng báo danh, đi tới Lưu Cầu phủ hoặc là Lã Tống phủ.
Buổi chiều ngày nọ, bận rộn một ngày Phạm Ninh quay trở về nhà, sắp phải rời bến, đi lần này ít nhất cũng phải mấy tháng, hắn cũng cố gắng giành thời gian cho người nhà.
Phạm Ninh ngồi ở chính giữa thư phòng của mình, lúc này cửa mở, Tào Tú bưng một chén trà đi đến, thành hôn mấy tháng, Tào Tú dần dần hòa nhập vào đại gia đình này, sự ôn nhu, khiêm nhường và có nền tảng giáo dục tốt của nàng cũng giành được sự yêu thích của mọi người.
Sự khoan dung săn sóc ân cần của trượng phu và cả phủ khiến nàng say mê chìm đắm trong niềm vui sướng hạnh phúc của cô dâu mới.
Phạm Ninh đem chén trà đặt lên bàn, thuận tay kéo nàng vào trong lồng ngực, Tào Tú hôn lên hai má của trượng phu, làm nũng nói:
- Phu quân, đại tỷ nói chàng sắp đi nửa năm, có thể dẫn ta cùng đi không?
Phạm Ninh khẽ cười nói:
- Nàng có biết vì sao các nàng ấy không muốn theo ta đi ra biển?
- Là vì có con nhỏ, không yên tâm?
Tào Tú nhẹ nhàng cười nói.
Phạm Ninh lắc đầu:
- Đây chỉ là một phương diện, không phải nguyên nhân chủ yếu, chủ yếu vẫn là chịu không nổi sự dày vò của biển xa.
- Ta cũng từng ngồi thuyền, ta thấy rất ổn mà!
- Đó là trong sông, hoặc là gần biển, thời gian rất ngắn, đương nhiên không có chuyện gì, nàng đi ra biển, mấy tháng không thể tắm rửa, nàng xác định chịu được?
Tào Tú hơi sợ, một lúc lâu sau mới nói:
- Vậy ta vẫn không đi thì hơn.
Nàng và Chu Bội, Âu Dương Thiến giống nhau ưa sạch sẽ, cứ cách hai ngày lại phải tắm, vậy mà bắt nàng mấy tháng trời không được tắm, nàng làm sao chịu nổi?
Phạm Ninh hôn lên đôi môi đỏ của nàng, cười nói:
- Nhiều nhất là hai năm! Sau này thời gian ra biển cũng sẽ không nhiều nữa, hai ngày này ta cũng sẽ ở bên cạnh nàng thật nhiều.
Tào Tú gật gật đầu, nàng cảm giác phu quân đang cởi dây đai váy của mình, nàng vừa thẹn lại sợ, nàng giờ mới hiểu được phu quân nói ở cạnh mình nhiều là có ý gì, tuy rằng nàng không phản đối, nhưng bây giờ còn là ban ngày mà!
Nàng giãy ra khỏi vòng tay của Phạm Ninh, vội vàng bỏ chạy, chạy tới cửa, nàng lại đỏ mặt nói:
- Xà phòng phu quân làm hương rất thơm, tất cả mọi người đều thích, ta cũng rất thích.
Phạm Ninh thấy nàng chạy xa, lắc đầu, tiểu nương tử này vẫn có chút ngại ngùng nhỉ! Ban ngày thì sao chứ?
Phạm Ninh nghĩ đến xà phòng thơm, liền từ trong ngăn kéo lấy ra một bánh xà phòng thơm hình con sóc con, đây là món quà nhỏ mà hắn chuẩn bị đưa cho nhi nữ.
Đại Tống đã có tập đoàn xà phòng, chỉ là dùng châu chấu mật ong để làm, đem châu chấu mật ong phá đi rồi nghiền nhuyễn, cho thêm bột mì và hương liệu, vê thành những viên tròn nhỏ, mỗi lần dùng một viên.
Note: ở miền đông Trung Quốc vào thời nhà Tống (từ năm 1127 - 1279), khi người ta nhào bột châu chấu mật ong vào những quả bóng nhỏ màu cam. Những quả bóng sản sinh ra bong bóng và có hiệu quả trong việc loại bỏ bụi bẩn và vết bẩn. Từ Trung Quốc dùng cho những quả bóng này là "feizao", vẫn được sử dụng trong thời hiện đại với ý nghĩa là xà phòng.
Trước đây, Phạm Ninh làm xà phòng đơn giản là do Lã Tống phủ đưa tới một lượng lớn dầu dừa không biết nên xử lý như thế nào?
Hắn liền nghĩ tới xà phòng và xà phòng thơm, làm xà phòng kỳ thật cũng rất đơn giản, dùng cây cỏ có tính tẩy rửa mạnh nấu lên vài ngày liền trở thành một loại vôi, đây là so-da tự nhiên, sau đó thêm một muôi muối và một muôi đường, rồi cho dầu dừa vào, không ngừng quấy, sau cùng thêm một chút bột mì, sẽ thành một loại chất lỏng sánh như mật ong, đợi nó đọng lại phía dưới chính là xà phòng rồi, nếu cho thêm hương liệu, thì sẽ thành xà phòng thơm.