Hắn dạy cho tứ thúc Phạm Đồng Chung loại phương pháp này, Phạm Đồng Chung như nhặt được bảo vật, bắt đầu làm một lượng lớn, hai ngày này các cửa hàng mĩ phẩm và tiệm tạp hóa Tuyền Châu đã xuất hiện xà phòng thơm và xà phòng tròn, rất được dân chúng ưa thích, xà phòng giặt quần áo, xà phòng thơm rửa mặt, hàng đẹp giá rẻ, cực kỳ hữu ích.
Kỳ thật rất nhiều đồ dùng hàng ngày đều là từ nguồn vật phong phú mà phát triển, xà phòng và xà phòng thơm là vì Đại Tống chiếm lĩnh Nam Dương, đạt được lượng lớn dầu dừa, dầu dừa vừa có thể dùng để ăn, còn là nguyên liệu tốt nhất để làm xà phòng.
Hơn nữa năm trước từ trong đống hàng hóa được vận chuyển từ Phương Tây đến, Phạm Ninh phát hiện một đám quả cọ, nó nảy mầm thành cây cọ thì có thể gieo trồng rộng rãi ở Nam Dương, ép thành dầu cọ cũng là nguyên liệu tốt nhất để làm xà phòng và nến.
Những chuyện tương tự cũng không thiếu, điển hình nhất chính là đèn cồn, trước kia hắn phát minh đèn cồn, sáng rực, không ảnh hưởng đến mắt, nhưng bởi vì cồn khó kiếm, vậy nên không mở rộng, chỉ trong hoàng cung và những nhà quyền quý mới sử dụng.
Nhưng từ sau khi gieo trồng lượng lớn cây ngô, bắt đầu có thương nhân dùng cây ngô để ủ rượu trắng, phí thấp, cồn sau chiết xuất được dùng làm đèn cồn, nâng cao sản lượng, phí tổn rẻ tiền, ít nhất những gia đình trung cấp cũng có thể sử dụng lượng lớn.
Trước mắt, xưởng sản xuất cồn lớn nhất Đại Tống ở phủ Đại Danh, thuê hơn năm trăm người, nhà xưởng này đã bắt đầu dùng cây ngô để sản xuất cồn rồi.
Đây là nguyên nhân phân xưởng lớn bắt đầu hưng thịnh, một khi quy mô hóa sản xuất, phí tổn sẽ giảm, lợi nhuận sẽ tăng cao, đương nhiên, xưởng nhỏ cũng có cách sinh tồn của xưởng nhỏ, chất lượng sản phẩm của họ đã tốt sẽ càng tốt hơn, làm thành sản phẩm cao cấp.
Điển hình nhất là ủ rượu, triều đình đã từng bước buông lỏng việc ủ rượu, ngoại trừ bánh men rượu nhất định phải do quan phủ làm ra, nhãn hiệu rượu đã được buông lỏng, không hề hạn chế, rất nhiều xưởng ủ rượu liền ưng thuận mà sản xuất, nó không giống như dệt vải, chịu tấn công dữ dội từ xưởng lớn mà phải đóng cửa, ngược lại đều dựa vào cách làm đề cao chất lượng, rất nhiều hãng rượu nhỏ ra đời, sống vô cùng dễ chịu.
Đây là nguyên nhân chủ yếu mà Phạm Ninh kiên quyết đi theo chủ trương khai thác biển, nó mang đến phản ứng dây chuyền để bắt đầu cho sự thay đổi sâu sắc của Đại Tống.
Mới vừa bước vào đầu tháng hai, trên bến tàu Tuyền Châu đã người qua người lại tấp nập, hôm nay là ngày hoàng đạo rời bến, Phạm Ninh dẫn các quan viên tế bái mẹ tổ Lâm Thị, chính thức ra khơi.
Hôm nay ra biển có chừng hơn năm vạn người, ngoại trừ hơn một nghìn người đi tân đại lục và các đảo nhỏ khảo sát ra, còn có di dân đi Bảo Châu gần bốn vạn người, với hơn tám nghìn thợ thủ công đi phủ Lã Tống và Bảo Châu.
Một cánh do hơn hai trăm chiếc thuyền biển lớn họp thành đội thuyền khổng lồ ở trên mặt biển Tuyền Châu đợi đã xong rồi, trong đó thuyền buồm vạn thạch ước khoảng một trăm tám mươi chiếc, phúc thuyền vạn thạch và thuyền mái chèo ba mươi chiếc.
Bây giờ trên mặt biển vẫn là gió bắc đang thổi, vô cùng thích hợp đi xuống phía nam.
Mấy vạn dân đang lục đục lên thuyền, di dân và thợ thủ công ngồi trên thuyền buồm vạn thạch, ngoại trừ vận chuyển người ra, còn phải vận chuyển số lượng lớn hành lí vật chất, mà ba mươi chiếc phúc thuyền vạn thạch và thuyền mái chèo vì đi khảo sát ở tân hải đảo và tân đại lục, cũng là chở đầy lương thực và nước, ngoài ra còn có hai nghìn binh lính tinh nhuệ.
Cửa cảng ngoại trừ di dân trên thuyền ra, còn có không ít thuyền viên và người nhà của binh lính đến trước đưa tiễn, người nhà của Phạm Ninh cũng đến đưa tin cho hắn, bọn họ ngồi trên một chiếc thuyền hoa ba nghìn thạch.
Phạm Ninh ngồi trên một chiếc thuyền hoa nhỏ, ôm lấy con gái bảo bối Phạm Chân Nhi dặn dò:
- Cha phải ra biển rồi, mấy tháng sau mới trở về, con ở nhà phải nghe lời, phải đọc sách biết chữ, cha trở về sẽ kiểm tra đấy.
Phạm Chân Nhi nhu thuận gật đầu, cố bé lấy ra một cuốn tranh vẽ đưa cho cha:
- Đây là Chân Nhi vẽ, mẹ, đại nương, tam nương tứ nương, cữu cữu, còn có mấy em trai em gái mỗi người một bức, cha nhớ chúng con, thì có thể xem tranh.
- Được rồi! Mỗi ngày cha nhất định xem tranh của Chân Nhi vẽ.
Phạm Ninh hôn lên khuôn mặt nhỏ nhắn của con gái một lát, lại một loạt ôm mấy người thê tử và con cái, nói với bọn họ:
- Lần này đi xuống phía nam khảo sát, bởi vì rất nhiều hòn đảo nhỏ đều cần phải xem kĩ, ước chừng thời gian sẽ dài, nhưng nhiều nhất là nửa năm, trước mùa thu ta nhất định trở về.
Ngoại trừ Tào Tú ra, mấy người khác đều quen với việc trượng phu ra biển, Chu Bội cười nói:
- Lần nữa nhắc nhở chàng, đừng ra trận tranh đấu với thổ dân, nghe nói bọn họ có độc tiễn, chịu một tên thì mất mạng ngày, chàng phải giữ mạng hoạt bát vui vẻ mà trở về.
- Yên tâm đi! Ta nhất định sẽ cẩn thận, mọi người bảo trọng!
Phạm Ninh hướng về phía mọi người vẫy tay, đi lên thuyền nhỏ, chiếc thuyền nhỏ mái chèo hướng về phía xa lái đi, mọi người cũng nhao nhao đi lên đầu thuyền, vẫy tay hướng về Phạm Ninh cáo biệt, Tào Tú không nhịn nổi, nước mắt ròng ròng chảy xuống.
Âu Dương Thiến ôm lấy bả vai nàng, cười nói:
- Nam nhi luôn phải làm đại sự, để chàng ấy đi đi!
Tào Tú lau đi nước mắt trên mặt, gật gật đầu, theo mọi người trở về khoang thuyền, thuyền hoa quay đầu, dọc theo sông Tấn Giang lái vào trong thành.
Đội thuyền cuối cùng xuất phát rồi, ba mươi chiếc phúc thuyền và thuyền mái chèo đi đến phía trước, thuyền buồm trùng trùng điệp điệp theo ở phía sau, đội thuyền hùng tráng quy mô hướng về trạm thứ nhất, Lã Tống phủ.
..........
Lần khảo sát này do mười chiếc thuyền gỗ mái chèo và hai mươi chiếc phúc thuyền hợp thành, xe thuyền đều từ hai vạn thạch trở lên, phúc thuyền cũng từ vạn thạch trở lên, trọng lượng chuyên chở của một chiếc phúc thuyền trên dưới sáu trăm tấn, mà trọng lượng chuyên chở của tàu hạm lớn nhất có cờ hiệu Tuyền Châu là hai nghìn tấn.
Số người tổng cộng có một nghìn thành viên khảo sát ra mặt và hai nghìn binh lính, bình quân một chiếc thuyền chở được trên dưới trăm người, mỗi chiếc thuyền khác còn có tám mươi tên thuyền viên và hơn ba trăm tên chèo thuyền, trên thực tế số người phải chở đã không ít rồi, huống chi còn có số lượng lớn nước và lương thực.
Cho nên loại thuyền mái chèo và phúc thuyền kích thước lớn này dùng làm thương thuyền quả là không thiết thực, người quá nhiều, chứa không hết bao nhiêu là hàng hóa vật phẩm, chủ yếu là dùng làm thuyền hộ vệ, bảo vệ thương thuyền.
Cái Phạm Ninh ngồi chính là thuyền hạm có cờ hiệu Tuyền Châu, thuyền mái chèo siêu cấp ba vạn thạch, ba mươi ba gia đình quyền quý đại biểu đều ở trên chiếc thuyền này.
Đường thẳng từ Tuyền Châu đến phủ Lã Tống đại khái chỉ có sáu trăm hải lý, nếu thuận gió thì tám ngày là đến rồi, trên đường đi cũng không tính mệt nhọc.
Phạm Ninh đứng ở đầu thuyền, yên lặng tập trung tinh thần nhìn về phương xa xanh thẳm, lúc này, Minh Nhân và Minh Lễ đi lên trước, một trái một phải đứng ở bên cạnh hắn, Minh Lễ hỏi: