Tác giả: La Kiều Sâm ——- Dịch: Phong Lăng
“....” Tôi nghẹn lời, bà cụ Hà thế này rõ ràng là đang nói tôi, lúc đó dùng chiêu Đương đầu nhất bổng tuột tay, ném bay trảm quỷ đao ra ngoài để đối phó với Âm tiên sinh.
Lúc đó là do tôi bị dồn đến đường cùng rồi, bằng mọi giá vung ra một đao. Đồng thời tôi cũng biết, việc này cũng có liên quan đến Thi đan ở trong bụng tôi.
Đổi thành bây giờ, tôi sợ đúng là chẳng có cái sức đấy.
Giải thích đôi câu với bà cụ Hà, bà cụ vẫn kiên trì đòi ba thanh.
Thương Tượng nhận lời, chỉ là bảo cần phải có một thời gian nhất định.
Bởi vì tôi phải ở lại nhà Thương Tượng vẽ sơ đồ Định la bàn, hơn nữa cũng cần cân nhắc vấn đề khắc phù văn lên trên trảm quỷ đao.
Vậy nên Lưu Văn Tam và bà cụ Hà sau khi để lại kích thước của đao xong, Phùng Bảo liền đưa bọn họ qua nhà họ Phùng.
Tôi ở nhà Thương Tượng hai ngày.
Mỗi tầng phong thủy bàn của Định la bàn đều vẽ ra hết.
Trên thanh mã tấu của Lưu Văn Tam, tôi lựa chọn trấn sát phù đơn giản nhất trong Trạch kinh.
Nguyên nhân rất thẳng thắn, Lưu Văn Tam xuống nước đấu xác, quan trọng nhất là vớt xác lên bờ, chứ không phải là ở dưới nước giết xác.
Tác dụng của Trấn sát phù chính là nằm ở chữ “Trấn”, đủ cho Lưu Văn Tam dùng rồi.
Hơn nữa tôi cũng bảo Thương Tượng rèn hai thanh mã tấu, trên thanh còn lại thì khắc phù văn tương đối bá đạo.
Tên phù là “Áp trấn thần chú”!
Áp trấn thần chú, không phải là phù văn ở trong Trạch kinh, mà là đạo phù mà đạo sĩ nhà họ Liễu, Liễu Dục Chú từng dùng trấn xác mẫu tử huyết sát, lại còn được khắc phía trước mộ của những tội nhân tộc Khương kia.
Phù chú trong Trạch kinh rất nhiều, nhưng đại bộ phận đều là trấn sơn trấn thủy, trước sau đều không phù hợp dùng để trấn quỷ.
Áp trấn thần chú tôi nhìn nhiều lần rồi, đặc biệt là bản thân phương diện phù văn thì là một phép thông vạn phép, tôi đã sớm ghi nhớ khắc họa như thế nào rồi.
Đương nhiên, phù chỉ cần biết vẽ là được, những chú pháp kia của Liễu Dục Chú thì tôi không học nổi, những chú pháp đó nhất định cũng cần phối hợp với binh khí và thức khởi đầu tương ứng.
Không chỉ một thanh mã tấu cần Áp trấn thần chú, ba thanh trảm quỷ đao kia, hai thanh trong đó cũng khắc Áp trấn thần chú, trên thanh còn lại thì khắc Lục đinh Thủ mộ Soạn văn.
Lục đinh Thủ mộ Soạn văn có tác dụng trừ tà, chắc cũng có chỗ dùng đến.
Thời gian hai ngày nhoáng cái đã qua, trong thời gian này tôi vẽ phù vẽ phong thủy bàn, nhưng Thương Tượng thì đại bộ phận thời gian lại không ở trong nhà.
Phòng công cụ trong nhà anh ta, chỉ là dùng để khắc phù văn, hoặc làm các công đoạn cuối cùng khác.
Đánh rèn đao kéo, anh ta phải qua chỗ khác.
Lúc sáng ngày thứ ba, tôi bàn giao hết tất cả mọi việc, bảo Thương Tượng làm xong đồ thì thông báo với tôi, đang định chuẩn bị rời đi qua bên phố cổ tìm Từ Thi Vũ.
Tôi xem chừng quay về mấy ngày hôm nay, mẹ tôi chắc chắn cũng có ý kiến rồi, đồng thời tôi cũng rất nhớ mẹ.
Kết quả Phùng Chí Vinh lại liên lạc với tôi, hỏi tôi đã bận xong hết chưa, có thể tới nhà họ Phùng một chuyến không? Chuyện lần trước hứa với nhà họ Sài vẫn chưa làm, Sài Dục trên cơ bản cứ cách một ngày lại đến nhà thăm hỏi một lần, thái độ cũng đặt rất thấp, ông ta cũng biểu thị có thể thương lượng thù lao, chỉ cầu tôi đi giúp an táng con trai ông ta.
Cuối cùng Phùng Chí Vinh còn bảo với tôi, phong thủy của nhà họ Sài đích thị có vấn đề, thời gian gần đây trong việc làm ăn, bọn họ đền mất không ít tiền.
Quan hệ giữa Phùng Chí Vinh với tôi gần gũi hơn rồi nên ông ta cũng rất hiền hòa, không hề có ý cưỡng ép tôi.
Tôi cũng mới nhớ đến chuyện của nhà họ Sài.
Lần đó đối phó xong Lý Đức Hiền, Âm tiên sinh lại quay về, tôi nuốt Thi đan, đoàn người liền đi tới núi Kế Nương, chuyện của nhà họ Sài cũng chẳng còn tâm trí đi quản.
Nhân quả liên quan trong thời gian này, nếu tôi hoàn toàn không quản, sau này nhà họ Sài xảy ra chuyện tôi cũng sẽ có phiền phức, thêm nữa cũng chẳng cần thiết phải không quản.
Hơn nữa tôi còn nghĩ tới một chuyện.
Bên phố cổ sửa phong thủy, rồi nhà cũ xây lại, phía trước cũng cần xây một trấn vật để phá sát khí của Ám tiễn bắn người hung, tôi lúc đó đã thiết kế một tấm bình phong, hơn nữa dự định kiếm một đôi kỳ lân đồng tới làm trấn vật!
Bây giờ nhà họ Sài tới nhà, tôi liền nghĩ luôn đến đôi kỳ lân đồng thu hút sự nhòm ngó của Lý Đức Hiền đó của nhà họ Sài!
Nhà họ Sài bởi món đồ đó mà dính họa, đã nói lên rất rõ nét một điểm.
Mệnh số nhà họ Sài bọn họ, không hưởng thụ nổi đôi trấn vật đó.
Lý Đức Hiền mất rồi, trừ phi trước đây lão đã có sự chuẩn bị, từng phá một số phong thủy nào đó của nhà họ Sài.
Chứ nếu không, nhà họ Sài đáng ra không nên xui xẻo như vậy mới phải.
Giải thích duy nhất, chính là kỳ lân đồng không thể nào là vật gia truyền của nhà họ Sài, thời gian này bọn họ cũng bê kỳ lân đồng ra ngoài sử dụng, nên mới xung đột với phong thủy! Trong đó tôi cũng còn có một vài điểm nghi ngờ chưa hiểu ra.
Chung quy những điểm này đều là suy đoán, phải gặp Sài Dục xong mới biết được.
Tôi không bảo Phùng Chí Vinh phái người tới đón tôi, kéo dài thời gian.
Từ nhà Thương Tượng rời đi, liền đi thẳng luôn qua nhà họ Phùng.
Phùng Chí Vinh và Sài Dục đang ở trong sảnh chính uống trà.
Lúc nhìn thấy Sài Dục, ông ta rõ ràng già nua tiều tụy hơn không ít, vẻ khôn khéo trước đây cũng giảm bớt rất nhiều.
Phùng Chí Vinh lên tiếng chào hỏi tôi, Sài Dục cũng từ bộ dạng mất hồn chuyển thành mừng rỡ.
Ông ta vội vàng đứng dậy, túm chặt lấy cổ tay tôi, cầu xin tôi nhanh qua nhà họ Sài một chuyến.
Tiền ông ta có khả năng chi trả, nhưng nhà họ Sài đúng là chẳng đợi nổi nữa!
Tôi an ủi Sài Dục đôi câu, bảo ông ta đừng hoảng loạn thế, trước tiên kể một chút với tôi xem mấy ngày hôm nay nhà họ Sài gặp phải chuyện gì.
Đây không mấy khả năng là biến cố do Sài đại thiếu gia chưa được an táng gây nên.
Thần sắc của Sài Dục vẫn rốt ruột không chịu nổi, Phùng Chí Vinh giúp cùng khuyên giải, ông ta mới ngồi xuống, tay cầm ly trà vẫn đang hơi hơi run run.
Sài Dục kể một lượt một cách ngắt quãng, đại khái là, vốn dĩ vận số nhà họ Sài rất tốt, có thể thu mua được không ít đồ cổ có giá trị không nhỏ, nhưng hết lần này đến lần khác lại dính một chữ xui, đồ cổ về tay, liền sẽ xuất hiện việc ngoài ý muốn.
Ví dụ như sáu ngày trước, ông ta thu mua được một bức tranh chữ, bức tranh này là tác phẩm đỉnh cao của một đại tác gia, một bức đáng giá nghìn vàng, mà còn có tiền không mua được.
Kết quả lúc đưa bức họa về nhà họ Sài, tài xế đâm một phát vào đôn đường ở trước cổng, xe bắt đầu bốc cháy, mọi người chạy xuống xe, nhưng lại quên mất bức họa, tác phẩm quý đáng giá nghìn vàng đó bị cháy đến tro cũng chẳng còn.
Hôm đó ông ta tức đến mức suýt lên cơn đau tim.
Tiếp đó, năm ngày trước, lại có người bán cho ông ta một bộ đồ gốm Nhữ Diêu trong hoàng cung trước đây lưu truyền ra ngoài, giá trị của nó càng không thể đo lường được.
Ông ta vốn tưởng là ông trời thương xót ông ta bị hủy mất bức họa, nên lại cho một bộ đồ gốm Nhữ Diêu để bù đắp.
Nhưng không ngờ, ông ta trong lúc thưởng thức bộ đồ gốm Nhữ Diêu đó, tay đột nhiên bị chuột rút không khống chế được, một phát đập mất bộ đồ gốm Nhữ Diêu đó!
Lúc đó ông ta đần luôn ra, đấm ngực dậm chân tự hỏi sao lại thành thế này.
Sau đó ông ta mới biết, chắc chắn là do con trai ông ta chưa hạ táng, nhà họ Sài không an sinh, nên mới không giữ được tài.
Lại mấy ngày sau đó, ông ta đích thực có thể lấy được rất nhiều tin tức ngon nghẻ, nhưng ông ta chẳng dám động tới cái nào, bởi vì ông ta biết có động tới cũng không giữ nổi.
Hơn nữa, bản thân nhà họ Sài cũng xảy ra một ít sự cố, phòng đặt tranh chữ dính lửa hoặc trong tiệm xuất hiện hàng giả, phá hỏng rất nhiều mối quan hệ.
Cho dù là nhà họ Sài, cũng không chịu nổi kiểu đả kích liên tiếp như thế này.
Hơn nữa ông ta còn nằm mơ, mơ thấy con trai mình nói ông ta không phải người, tại sao không chết sớm chút, để xuống dưới đó bố con bầu bạn với nhau.
Lúc nói đến đây, Sài Dục lại đứng dậy, ông ta đã sắp tới quỳ trước mặt tôi rồi!
Khóc mếu nói đây nhất định là chuyện gây nên bởi chưa hạ táng con trai ông ta, phá hoại phong thủy tốt của nhà họ Sài, ông ta lại không dám tùy tiện tìm người khác, chỉ còn có thể cứ đợi tôi mãi.
Bản thân tôi còn có nghi hoặc, Sài Dục nói thế này một phát, tôi cũng nghĩ rõ ràng thấu triệt luôn.
Chằm chằm nhìn ông ta, tôi hỏi rất thẳng luôn, có phải ông ta đã dùng đôi kỳ lân đồng đó không?
Kỳ lân đồng chắc không phải là vật gia truyền của nhà họ Sài, ông ta có phải đã nói dối tôi không.