Mùa hè mỗi năm đều là một mùa khó khăn đối với Trịnh Thiển, bởi vì cơ địa của cô rất dễ thu hút muỗi.
Trịnh Thiển thường mang theo dầu thơm và kem chống ngứa trong túi.
Buổi tối trước khi đi ngủ còn phải thắp một nén nhang muỗi, mỗi khi ra ngoài đều mặc váy dài hoặc quần jean dài đến mắt cá chân, nhưng những con muỗi đáng ghét đó vẫn cứ nhắm vào cô, lần nào cũng bị nổi vết rất to.
Sống trong khu vườn bách thảo với cảnh vật tươi đẹp này, có thể cảm nhận được không khí trong lành, ngửi thấy được mùi thơm của hoa sen thoang thoảng bên hồ, nhưng ở những nơi ẩm ướt và nhiều cây cối như thế thì muỗi cũng càng nhiều hơn.
Lúc trước Trịnh Thiển đã từng suy nghĩ qua về vấn đề này, trong lúc mua sen đá, cô còn mua cả một chậu cây nắp ấm và một chậu cây bắt ruồi.
Tất nhiên cũng chỉ là muốn thử nghiệm một chút mà thôi.
Nhưng không ngờ hiệu quả lại vượt ngoài mong đợi.
Được tưới bằng dung dịch dinh dưỡng thực vật nên hai cây phát triển rất nhanh, đồng thời khả năng săn mồi cũng được cải thiện đáng kể, hầu như đã diệt sạch muỗi ở trong phòng.
Lại thêm một đêm ngủ ngon giấc.
Buổi sáng sau khi thức dậy, Trịnh Thiển vươn vai một cái, sau đó đi kiểm tra ‘chiến tích’ của hai loại cây này.
Buổi sáng sau khi thức dậy, Trịnh Thiển vươn vai một cái, sau đó đi kiểm tra ‘chiến tích’ của hai loại cây này.
Cây nắp ấm thấy cô lại gần, bèn ngoan ngoãn mở nắp lồng ra cho cô xem.
Trong ‘bẫy côn trùng màu đỏ’ này có rất nhiều xác muỗi chưa bị tiêu hóa hết, thậm chí con lớn nhất trong đó là một con bướm đêm lớn, bây giờ chỉ còn lại một đôi cánh vỡ nát.
Cây nắp ấm thuộc loại thực vật nhiệt đới, thích hợp sinh trưởng ở môi trường có nhiệt độ và độ ẩm cao, nếu nuôi trồng trong nhà thì cần phải duy trì nhiệt độ sinh trưởng trong khoảng 22-30°C, mùa hè chính là thời điểm thích hợp để loài cây này sinh trưởng.
Khi có lá mới mọc lên, phần cuối của dây leo sẽ dần tạo thành một cái nắp ấm bắt côn trùng giống như một cái bình nước hoặc hình phễu có nắp ,và có thể tiết ra mùi thơm để thu hút côn trùng.
Miệng ấm nhẵn bóng, một khi côn trùng rơi xuống thì lập tức sẽ bị trượt vào trong ấm, rồi chết chìm bởi chất lỏng tiết ra từ dưới đáy ấm, cuối cùng chúng sẽ bị tiêu hủy và hấp thụ.
Có điều, xác côn trùng trộn lẫn với dịch tiêu hóa sẽ tạo ra một mùi rất khó ngửi.
Từng có một blogger tò mò đã thử đổ chất lỏng bên trong ra, sau đó đã bị mùi hôi thối của nó làm cho xây xẩm mặt mày.
Tuy nhiên, cây nắp ấm này được nuôi dưỡng bằng dung dịch dinh dưỡng, thế nên mỗi lần mở nắp ấm ra cũng chỉ ngửi thấy mùi thơm của cây cỏ, khá dễ ngửi.
“Hôm nay dinh dưỡng như vậy là đủ rồi.”
Trịnh Thiển kiểm tra bảy tám cái lồng ấm, trong đó chủ yếu là những thức ăn chưa tiêu hóa được, không những đầy đủ dinh dưỡng, trái lại còn có chút dư thừa.
Về cơ bản thì trồng cây nắp ấm cũng không cần phải bón phân, bởi vì chúng có thể tự tìm thức ăn.
Chẳng qua chúng vẫn cứ mở to nắp ấm, thậm chí còn lắc qua lắc lại giống như muốn dâng một nửa chiến lợi phẩm mà mình bắt được cho cô.
“… Cảm ơn nhé, nhưng thật sự là không cần đâu.”
Trịnh Thiển thông qua “bàn tay vàng”, rất nhanh đã hiểu được suy nghĩ của chúng nó, vẻ mặt cô có chút bất đắc dĩ:
“Mấy đứa cứ tiêu hóa đám côn trùng này đi, không cần phải chia sẻ cho chị đâu.”
Sau đó cô lại dùng dung dịch dinh dưỡng có nồng độ thấp phun vào chúng để gia tăng độ ẩm.