Nếu không phải Trịnh Thiển vẫn luôn đứng ở đây, chỉ sợ cô cũng không thể tưởng tượng ra được làm sao có thể xây dựng một tòa nhà hơn 300 met vuông với kết cấu phức tạp, thiết kế đầy đủ trong một khoảng thời gian ngắn như thế được.
Có thể gọi đây chính là một thành tựu lớn trong ngành khoa học kỹ thuật.
Trịnh Thiển từ hàng rào bên ngoài bước vào, dưới chân là một con đường phủ đầy sương mù mịt, quả thật không khác gì như đang ở chốn bồng lai tiên cảnh.
Cửa tự động trong suốt mở sang hai bên, nhà ấm trồng hoa thủy tinh với tầm nhìn rộng rãi chính thức mở ra ở trước mắt.
Đưa mắt nhìn lại, không gian trong suốt giống như đang ở bên ngoài trời, mà vật liệu cũng không có một vết nối, giống như là một khối trọn vẹn.
Mái vòm cao chót vót đang tự động điều chỉnh ánh sáng và độ sáng, từng bức tường ‘thủy tinh’ như đang lay động dưới ánh sáng, không khác gì sóng nước bị gió nhẹ thổi qua.
Ánh nắng chiếu xuống từ đám mây đen ở trên cao, dưới sự phản chiếu này, bức tường bằng thủy tinh lập tức lấp lánh ánh vàng, đẹp không sao tả xiết.
Ngay cả Trịnh Thiển cũng bị vẻ đẹp kỳ lạ này thu hút.
Cô đưa tay lên chạm vào loại chất liệu mới này, nó trong suốt như thủy tinh, bóng loáng nhẵn mịn, còn mang theo cảm giác mát lạnh.
Cô đưa tay lên chạm vào loại chất liệu mới này, nó trong suốt như thủy tinh, bóng loáng nhẵn mịn, còn mang theo cảm giác mát lạnh.
Không chỉ có tác dụng cách nhiệt và chống mưa vào mùa hè, nó còn có thể kiểm soát ánh sáng, nhiệt độ.
Thiết kế thông gió còn có thể khiến người bên trong cảm nhận được gió nhẹ hòa quyện với mùi hương của đất, khiến nơi đây trở thành thiên đường sinh trưởng thoải mái nhất của các loài thực vật.
…
Trịnh Thiển dùng xe đẩy di chuyển hơn một trăm chậu cây sen đá và các chậu cây khác vào nhà ấm trồng hoa thủy tinh.
Không gian bên trong rất rộng, chia làm hai tầng trên và tầng dưới, nối với nhau bằng cầu thang xoắn, nhưng lại không hề ảnh hưởng đến cường độ ánh sáng, sự kỳ diệu của công nghệ cao hiện diện ở khắp nơi.
Nhà kính này cũng đã phân chia khu vực cho các loại thực vật khác nhau, được quy hoạch hợp lý, như thể được thiết kế riêng cho chúng vậy.
Một số loài thực vật như ‘cỏ Điếu Lan’ rất thích hợp để treo lên, những cành lá của chúng vươn dài rủ xuống giữa không trung, trông không khác gì ‘thiên nữ tán hoa’, đậm chất nghệ thuật.
Trong khi đó, một số loài sen đá lại được sống riêng biệt trong ‘ngôi nhà nhỏ’ của chúng, có thể thông qua ngôi nhà trong suốt nhìn thấy các phiến lá căng mọng, khiến người ta rất muốn chạm vào.
Trịnh Thiển dựa vào hình ảnh quét ba chiều để đặt các chậu cây vào vị trí thích hợp.
Căn phòng này rất lớn, sau khi đã chuyển tất cả hơn một trăm chậu cây vào, bên trong thế nhưng vẫn còn rất nhiều chỗ trống.
Nhưng cách bố trí và kết cấu hiện tại đã là rất đẹp rồi.
Một tòa kiến trúc như vậy, bất luận là từ thiết kế, vật liệu, tính thẩm mỹ hay trí tuệ v.v…, tất cả đều là top đầu.
Hoàn toàn đã vượt xa trình độ của công nghệ in hiện tại.
Công nghệ in 3D hiện nay chỉ in vỏ ngoài, hay còn gọi là ‘vật chết’; còn “W04” in ra là một chỉnh thể, là sản phẩm thông minh.
Tất cả thiết bị thông minh trong nhà ấm trồng hoa thủy tinh như: hệ thống giám sát, hệ thống ánh sáng, hệ thống tưới tiêu, hệ thống điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm, v.v… Hoàn toàn là tự cung tự cấp, không cần bất cứ sự điều khiển nào của con người.
Nơi này không chỉ là thiên đường của thực vật, đối với mỗi một người đi vào trong nhà mà nói, cũng là một loại hưởng thụ.