Đóa Mạn Đà La Của Cô Dâu Xứ Lâu Lan
Trạng Thái:
Đang Cập Nhật
Thể loại: ngôn tình, tiểu thuyết
Giới thiệu về bối cảnh và các địa điểm trong câu chuyện
Bối cảnh của câu chuyện xảy ra ở vùng Đôn Hoàng và Tân Cương. Vì vậy, trước khi vào truyện, Phạm sẽ giới thiệu sơ qua về hai vùng đất này.
1. Đôn Hoàng
Là một thị xã thuộc đại cấp thị Cửu Tuyền, tỉnh Cam Túc, nằm trong một ốc đảo sa mạc. Đôn Hoàng nổi tiếng với các tượng Phật được khắc trong hang đá (trong truyện gọi là bích hoạ). Còn trong thực tế, Đôn Hoàng còn mang trong mình nhiều di sản văn hóa cổ đại rất quý giá.
Nói đến Đôn Hoàng, không thể không nhắc tới núi Minh Sa nằm ở phía Nam ngoại ô cách thành phố Đôn Hoàng khoảng 5km, rặng núi này được hình thành bởi những hạt cát vàng to bằng hạt tấm chạy dài 40 km dọc “Con đường tơ lụa”.
Giữa những cồn cát núi Minh Sa là một nguồn nước trong vắt có tên là Nguyệt Nha Tuyền dài 218 mét. Một điều rất lạ, Nguyệt Nha Tuyền bốn bề là những dải cát mênh mông mà chẳng bao giờ bị phủ lấp. Cạnh bên, một thành lầu có tên là Ngọc Môn Quan đứng sừng sững trên mỏm đồi sỏi đá (cách thành phố Đôn Hoàng chừng 90 km về phía Tây Bắc). Từ nơi đây có thể phóng tầm mắt về phía những cồn cát, lăng tẩm cổ còn sót lại cùng những thiên nhiên kì thú tiềm ẩn vẻ hoang sơ ở Đôn Hoàng. Đây cũng là một địa điểm được nói đến trong câu chuyện.
Lịch sử lâu đời đã ươm ủ nên nền văn hóa cổ rực rỡ cho Đôn Hoàng, nơi đây hiện vẫn còn lưu giữ một khối lượng lớn các văn hiến ghi chép cùng hành lang tranh họa Mạc Cao dài tới 25 km.
Hang Mạc Cao là trung tâm văn hóa và nghệ thuật của xứ Đôn Hoàng, đây là cụm hang đá lớn nhất Trung Quốc. Khi khai quật hang động, vô số thợ thuộc các triều đại của các thế hệ đã điêu khắc trên vách rất nhiều tượng Phật, vẽ rất nhiều bích họa. Mặt khác, do hang Mạc Cao Đôn Hoàng nằm trên nút “con đường tơ lụa”, nên nó cũng là nơi gặp gỡ của tôn giáo, văn hóa, kiến thức giữa phương đông và phương tây. Những bức bích hoạ này và vị trí đặc biệt của hang Mạc Cao và vùng đất Đôn Hoàng trở thành cảm hứng cho tác giả viết “Đoá mạn đà la của cô dâu xứ Lâu Lan”.
2. Vùng Tân Cương
Tân Cương nghĩa là ‘biên cương mới’, tên gọi này được đặt từ thời nhà Thanh. Tân Cương chiếm khoảng một phần sáu diện tích toàn Trung Quốc và một phần tư chiều dài đường biên giới quốc gia. Tân Cương được chia thành Bồn địa Dzungarian ở phía bắc và Bồn địa Tarim ở phía nam (nơi xảy ra câu chuyện giữa hai nhân vật chính).
Vùng trung lưu vực sông Tarim thuộc nam Tân Cương, nằm trên tuyến giữa của con đường tơ lụa.
Tân Cương vào thế kỉ thứ năm bị chia ra làm hai Đông Đột Quyết và Tây Đột Quyết. Nhưng Tây Đột Quyết lại dùng quân cát cứ, đôi khi làm loạn, thậm chí còn đem quân đánh lại Trung Nguyên.
Là một bộ lạc du mục, nên sự thống trị của Tây Đột Quyết ở Tây Vực cực kì dã man. Họ cướp bóc lương thực, súc vật của các nước nhỏ, đốt phá làng mạc, thành quách, bắt bớ tù binh, nô lệ. Thương khách lai vãng trên con đường to lụa đôi khi cũng bị uy hiếp, cướp đoạt. Tây Đột Quyết còn mưu đồ lũng đoạn việc buôn bán tơ lụa của Trung Quốc với phương Tây.
Sau khi nhà Đường thống nhất Trung Nguyên, các tiểu quốc ở Tây Vực và các quốc gia Tây Á tấp nập cử sứ thần về triều yêu cầu nghiêm trị bọn Tây Đột Quyết để khôi phục con đường tơ lụa. Trong đó có Lâu Lan, Vu Quốc, Quy Tư… Thế là trước hết nhà Đường đem quân tiểu trừ lực lượng Tây Đột Quyết ở nam Thiên Sơn, vào năm 658 CN, nhà Đường đặt An tây Đô hộ phủ tại Quy Tư, xác lập vị trí vững chắc của chính quyền trung ương tại đây.
Và câu chuyện của chúng ta nói về chuyện một thái tử của Vu Quốc sang nhà Đường làm con tin trong thời điểm này.
3. Quốc gia Lâu Lan
Lâu Lan là một quốc gia cổ, tồn tại vào thế kỉ thứ II Trước Công nguyên nằm ở vùng Đông Bắc sa mạc La Bố ở vùng Tân Cương (nay thuộc Trung Quốc). Lâu Lan được biết đến với cái tên tiếng Nga là Krorayina. Lâu Lan quốc nằm trên con đường tơ lụa và lãnh thổ phần lớn bao quanh bởi sa mạc. Để khơi thông con đường tơ lụa, vào năm 108 Trước Công nguyên, nhà Hán ở Trung Quốc đã tiêu diệt quốc gia này và biết nơi đây thành một chư hầu của Đại Hán và biến vương triều Lâu Lan trở thành bù nhìn của nhà Hán. Ngày nay, di chỉ còn lại của vương quốc Lâu Lan chỉ còn là các tòa thành bị vùi lấp ở sa mạc Tân Cương.
4. Lịch sử Của “CON ĐƯỜNG TƠ LỤA” Trung Quốc
- Về địa lí: Con đường tơ lụa bắt đầu từ Phúc Châu, Hàng Châu, Bắc Kinh (Trung Quốc) qua Mông Cổ, Ấn Độ, Afghanistan, Kazakhstan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, xung quanh vùng Địa Trung Hải và đến tận châu Âu. Con đường cũng còn đi đến cả Hàn Quốc và Nhật Bản. Nó có chiều dài khoảng 7 nghìn cây số.
- Về lịch sử: Trung Quốc là nước đầu tiên tìm ra cách trồng dâu nuôi tằm, lấy kén ươm tơ, dệt lụa sớm nhất trên thế giới vào thế kỉ 3 TCN. Tơ lụa thời đó được dành riêng cho vua chúa và hàng quí tộc, sau này lụa tơ tằm được đưa đi các vùng. Con đường tơ lụa dần dần được hình thành từ đó. Thế kỉ 2 TCN, Trương Khiên nhận lệnh từ Hán Vũ Đế đi về phía Tây tìm người Nguyệt Chi nhằm kết đồng minh chống lại quân Hung Nô. Trải qua nhiều gian khổ, Trương Khiên đã tìm được người Nguyệt Chi ở nơi là miền Bắc Ấn Độ ngày nay. Trên đường về ông cùng tùy tùng đã mang theo nhiều sản vật mà triều đình rất quan tâm. Nhờ đó những tuyến đường nhỏ trước đây đã được kết nối lại với nhau, nhiều tuyến mới được khai phá và an toàn hơn do được sự bảo vệ của triều đình. Tuyến đường mà Trương Khiên đã khai phá được người đời sau gọi là Con đường tơ lụa.
-Về giao lưu văn hóa: Con đường tơ lụa là một con đường huyền thoại nối liền Trung Hoa rộng lớn với vùng Tây Á kì bí, nó gắn liền với hàng ngàn câu chuyện truyền thuyết xa xưa. Không đơn thuần chỉ là huyết mạch thông thương buôn bán của những “thương nhân lạc đà”, Con đường tơ lụa còn là một hành trình văn hóa, tôn giáo đa dạng được hòa trộn.
( Đó là một vài thông tin cơ bản trước khi chúng ta bước vào câu chuyện.
-
04/07/2024
-
04/07/2024
-
04/07/2024
-
04/07/2024
-
04/07/2024
-
04/07/2024
-
04/07/2024