Trong quá khứ, bà ấy là một tiểu thư nhà giàu sống an nhàn, sung sướng. Sau khi xuống nông thôn cải tạo một năm, phải sống trong chuồng bò thì tay và mặt của bà ấy đã trở nên thô ráp, các khớp ở tay chân cũng bị nhiều vết thương lớn nhỏ.
Bọn họ cần phải liên tục sám hối về lỗi lầm của mình, bị đánh chửi, bị bắt nạt cũng tuyệt đối không thể cãi lại, việc đánh trả càng không được phép.
Ở nơi này, bọn họ là những người có địa vị thấp kém nhất và không có tôn nghiêm nhất. Ngay cả những tên côn đồ bị dân làng khinh bỉ cũng có thể chạy đến chỗ bọn họ sống để đánh đập và đập vỡ đồ đạc mỗi khi tâm trạng của bọn chúng không tốt.
Thậm chí còn có một lần, bà cụ họ Hạ đã suýt chút nữa bị người làm nhục.
Nếu không phải chồng của bà ấy liều chết bảo vệ thì có khi bà ấy đã gặp chuyện không may rồi.
Mặc dù không bị sao cả nhưng chuyện này đã trở thành bóng ma đen tối, vĩnh viễn hằn sâu dưới đáy lòng của bà ấy.
Vì sự việc đó, trong lúc chồng của bà ấy đánh nhau với kẻ xấu thì mắt cá chân của ông ấy đã bị gãy. Thời điểm đó, bọn họ chỉ được chữa trị qua loa nên suốt quãng đời sau này, ông ấy đã bị thọt, lúc đi đường cực kỳ đau nhức.
Điều khiến cho bà cụ họ Hạ không thể chấp nhận nổi, hơn nữa còn cảm thấy vô cùng sợ hãi là suy nghĩ của mình.
Trong thời gian quanh năm suốt tháng chịu đựng cải tạo và lao động thì trong lòng bà ấy thậm chí còn sinh ra một ít ý tưởng – nếu như năm đó, bà ấy tố cáo chồng mình thì có phải bây giờ không cần phải chịu tội như thế này không?
Khi bà ấy nhận ra tư tưởng của mình nảy sinh ra suy nghĩ kia thì đã cảm thấy vô cùng suy sụp, thậm chí còn cảm thấy rất hổ thẹn, không thể đối mặt với chồng của mình.
Đồng thời, cảm giác tội lỗi, áy náy với chồng đã luôn tra tấn bà ấy.
Dưới góc nhìn của bà cụ họ Hạ, nếu bản thân bà ấy vào năm đó không dẫn chồng mình về nước thì chắc hẳn bây giờ ông ấy vẫn còn được tự do tự tại bên ngoài…
Đủ loại áp lực, oán hận, đau khổ bao trùm đã khiến trạng thái tâm lý của bà cụ họ Hạ thay đổi rất nhiều.
Bà ấy không còn là cô gái nhỏ dịu dàng, thích theo đuổi sự lãng mạn ngày trước nữa. Mỗi ngày bà ấy đều sống trong trầm cảm và suy sụp.
Trong quá trình trải qua tất cả những đau khổ đó, thật ra điều mà bà ấy hận nhất không phải là những dân làng hay đội lính nhỏ đã mắng chửi, đánh đập bọn họ, cũng không phải là tên xấu xa suýt chút nữa làm nhục bà ấy, mà chính là gia đình ông bà ngoại của “Thế Gian Bất Đắc Dĩ”.
Dưới góc nhìn của bà cụ họ Hạ, thảm kịch đau đớn của hai vợ chồng nhà bà ấy đều xuất phát từ việc tố cáo của ông ngoại nhà “Thế Gian Bất Đắc Dĩ”.
Người vốn dĩ nên bị thuyên chuyển xuống nông thôn, chấp nhận tất cả khổ cực, phải sống trong chuồng bò và chịu đựng mắng chửi cũng là ông bà ngoại của “Thế Gian Bất Đắc Dĩ”, chứ không phải là bọn họ.
Hai vợ chồng bà cụ họ Hạ đã sống ở dưới nông thôn ước chừng khoảng bảy năm.
Đến giữa những năm 70 thì càng ngày càng có nhiều thành phần trí thức bị thuyên chuyển về nông thôn được sửa lại án sai, được trở về quê hương và phục hồi lại danh dự.
Sau khi đã phí hoài toàn bộ thanh xuân ở dưới nông thôn thì hai vợ chồng bà cụ họ Hạ rốt cuộc cũng nhận được tin tức chính thức vào năm 1974, thông báo bọn họ có thể được sửa lại án sai và trở về thành phố.
Tin tức này đối với hai vợ chồng bà ấy có thể nói là chuyện vô cùng tốt lành, cũng là tâm nguyện và kỳ vọng lớn nhất của bọn họ trong nhiều năm qua.
Chỉ là đối với chồng của bà cụ họ Hạ thì tất cả đã quá muộn rồi.
Ông ấy phải chịu đựng rất nhiều khổ cực, làm việc nhà nông vất vả và bị phê phán trong nhiều năm như vậy nên thân thể đã sớm lỗ lã, suy sụp.
Mắt cá chân của ông ấy bị tật, ngón tay bị gãy, một bên lỗ tai chỉ còn một nửa do bị người dùng mảnh thủy tinh sắc nhọn cắt vào khi đang chịu phê phán…
Ngay cả khớp xương, khớp tay của ông ấy cũng sẽ đau đớn khó chịu vào mỗi khi mùa đông đến hoặc vào những ngày mưa.
Lúc đó, chồng của bà cụ họ Hạ đã bị bệnh tật quấn thân, sức khỏe cực kỳ suy yếu, đã chuẩn bị sẵn tinh thần sẽ chết ở dưới nông thôn rồi.
Khi biết được bản thân có thể khôi phục danh dự và trở về thành phố thì ông ấy đã rất thổn thức.
Vào một đêm nọ, người đàn ông ốm yếu kia đã nắm lấy bàn tay thô ráp của vợ mình, vuốt ve khuôn mặt của bà ấy:
“Tiểu Hạ, anh… không thể chống đỡ được đến lúc kia rồi. Chúng ta hãy dứt khoát ly hôn ở dưới nông thôn luôn đi, để em có thể trở về thành phố với thân phận tự do, thoải mái nhất.”
“Em mới hơn 30 tuổi, vẫn còn trẻ trung, trong nhà lại giàu có. Chỉ cần em tu dưỡng lại một thời gian thì còn có thể gặp được một người đàn ông tốt và sống an ổn cả đời. Anh không muốn liên lụy em nữa.”
Bà cụ họ Hạ khóc lóc đến đứt ruột đứt gan, mặc kệ ông ấy có nói thế nào cũng nhất quyết không đồng ý.