Đến tận khi thầy pháp hỗ trợ thực hiện pháp sự, sắp xếp cụ thể các công đoạn trong việc hậu sự thì tất cả vẫn rất thuận lợi.
Tới ngày chôn cất, đội ngũ phụ trách kèn trống cho lễ tang đi ở đằng trước, sáu thanh niên trai tráng cẩn thận nâng quan tài theo sau, đi về phía phần mộ.
Bà Hứa ôm ảnh thờ của cha mình, đi đằng trước đội ngũ “đưa ma”, nước mắt tuôn rơi như mưa, nghe tiếng khóc đưa tang của bạn bè, thân thích đằng sau thì trong lòng bà ấy cũng đặc biệt thê lương, cảm thấy bản thân đã không còn một người thân nào nữa.
Kết quả, đang đi được một đoạn đường thì trong đội ngũ “đưa ma” đã vang lên một tiếng thét kinh hãi.
Bà Hứa mặc áo tang đi ở đằng trước nghe thấy tiếng động nên ôm ảnh thờ quay đầu lại, cũng bị hoảng sợ!
Một trong những người khiêng quan tài không biết đã đi đứng như nào nhưng lại vấp ngã trên nền đất bằng phẳng, chân tay lảo đảo không giữ vững được khiến cho một góc của quan tài rơi xuống đất.
Chuyện này là điều tối kỵ trong lễ “đưa ma”!
Trong tục ngữ có câu “Quan Tài không được chạm đất”, một khi quan tài ở trong lễ “đưa ma” chạm xuống mặt đất thì có nghĩa rằng, người đã khuất không muốn được chôn cất.
Hoặc là người đã chết có gì đó bất mãn, hoặc là trong lòng còn oán niệm. Tóm lại, không phải là chuyện tốt lành gì.
Người phụ trách tổ chức lễ tang cũng biến sắc ngay lập tức, mắng thẳng vào mặt người khiêng quan tài không cẩn thận bị trượt ngã kia.
Đội ngũ đã dừng lại trong một chốc lát, khi không thấy phát sinh thêm việc gì thì mới tiếp tục di chuyển.
Từ lúc đó cho đến tận khi hạ táng, lễ tang đã không xuất hiện thêm chuyện nào ngoài ý muốn nữa.
Tuy nhiên, việc quan tài chạm đất vừa rồi vẫn khiến trong lòng mọi người không yên tâm nổi.
Ngay sau đó, người phụ trách tổ chức lễ tang đã kéo bà Hứa sang một bên rồi nói:
“Vừa rồi, quan tài của cha cô đã chạm xuống đất. Đây là điềm báo cực kỳ xấu trong lễ {đưa ma}. Tối nay, cô hãy tìm một đứa cháu trong họ hàng, dặn người đó canh giữ một đêm trước phần mộ của ông cụ, để cho tấm lòng hiếu thảo của con cháu xoa dịu sự xui xẻo của việc quan tài bị chạm đất kia.”
Yêu cầu này lại khiến cho bà Hứa nhức đầu.
Chưa nói đến chuyện bên thân thích nhà bà ấy không có người nào quá thân thiết thì cho dù có người cũng sẽ không có ai đồng ý canh giữ trước mộ cả đêm như vậy.
Bà ấy hỏi: “Tôi có thể làm việc này, không được sao?”
Người tổ chức lễ tang lắc đầu: “Chuyện nam giới trong gia đình canh giữ trước mộ một đêm là quy củ rồi. Trên người đàn ông có Dương Hỏa nặng, nếu canh giữ trước phần mộ tổ tiên cả đêm thì cũng không có gì đáng ngại.”
“Hơn nữa thân thể của cô vốn dĩ đã yếu ớt, đàn bà con gái có âm khí nặng hơn nên cũng dễ lôi kéo mấy thứ tà ma quấn lên.”
Trong lúc bà Hứa đang vô cùng khó xử thì cậu thanh niên làm “Người Tống Linh” hôm nay đang đứng ở bên cạnh cũng nghe thấy và chủ động đứng ra nhận việc gác đêm.
Chuyện này khiến cho bà Hứa cực kỳ cảm động.
Trong thâm tâm, bà ấy cảm thấy nam sinh này thật là một đứa trẻ tốt. Vì vậy, đã lập tức đi mua thêm lều cắm trại, đèn cồn, v.v… để nhờ đối phương canh gác trước phần mộ một đêm.
Vào ngày hôm sau, khi nam sinh kia trở về từ phần mộ thì vẫn có tinh thần khá tươi tỉnh.
Ai ngờ được rằng, khi vừa về đến nhà thì cậu bé này đã lập tức sốt cao, ngất xỉu tại chỗ, trong lúc mơ màng còn liên tục gặp ác mộng.
Người nhà nam sinh kia đã tìm một bà cốt ở địa phương đến xem xét thì bà cốt đó nói rằng sở dĩ nam sinh này bị sốt cao không lùi là do cha Hứa sau khi chết đã biến thành Lệ Quỷ, quấn lên nam sinh này.
Lúc bấy giờ, cha mẹ của nam sinh cực kỳ giận dữ, cho rằng nhà họ Hứa lấy oán trả ơn và bản thân bà Hứa cũng vô cùng hoảng hốt.
Thực ra, cha của bà ấy khi còn sống cũng là một ông cụ có tính tình ngang bướng, quật cường và hơi kỳ lạ. Nhưng ông ấy không bao giờ thù ghét ai cả.
Huống chi, nam sinh này còn là cháu trai của chiến hữu lâu năm của ông ấy, là “Người Tống Linh” tiễn đưa ông ấy thì sao lại có thể xảy ra loại chuyện như thế này được?
Mãi đến tận hai, ba ngày sau, bệnh tình của nam sinh vẫn không chuyển biến tốt hơn, trái lại còn càng ngày càng nghiêm trọng.
Dần dần, cư dân lân cận đều biết về chuyện này và một loạt suy đoán, đồn đại vô căn cứ đã bị lan truyền càng ngày càng quá đáng.
Có người nói rằng, bởi vì trong lễ “đưa ma”, quan tài của cha Hứa bị rơi xuống đường nên ông ấy mới giận chó đánh mèo nam sinh kia.
Cũng có người nói rằng cha Hứa không có con trai và cháu trai nên đã nảy sinh ý đồ xấu xa, nhìn thấy cháu trai nhà người khác thì cảm thấy bản thân vẫn cần phải có con nối dõi nên muốn mang đi thanh niên đã làm “Người Tống Linh” cho mình…
Tóm lại, bởi vì sự việc này nên hàng xóm xung quanh đã bàn tán cha Hứa như một “ác quỷ”, khiến cho bà Hứa khi đi ra ngoài cũng bị người người chỉ trỏ.
Bà ấy nghe thấy những lời bàn tán như vậy về cha mình thì trong lòng cũng cảm thấy rất khó chịu.
Bởi vì bà ấy biết chắc chắn rằng cha Hứa không phải là người như vậy.
Nhất định trong chuyện này còn có ẩn tình gì khác!