Q6 - Chương 174: Phản ứng yếu ớt. (2)
Q6 - Chương 174: Phản ứng yếu ớt. (2)Q6 - Chương 174: Phản ứng yếu ớt. (2)
Về tới nhà Vân Sơ kể chuyện này ra làm đám Ngu Tu Dung cười suýt tắc thở.
Chuyện ân oán giữa Vân Sơ và cái nhà bán bánh kẹp thịt đó các nàng biết lâu rồi, hôm nay lại có thêm diễn biến mới mà thôi.
Đồng thời qua chuyện này cũng cho thấy người Trường An thông minh hơn rồi.
Nói chính xác hơn thì nhận thức kinh tế của người Trường An cao hơn người Đường ở nơi khác không chỉ một bậc mà thôi.
Bán mặt cho đất bán lưng cho trời, kiếm ăn từ trong đất, hoặc từ biệt cha mẹ tòng quân, kiếm lấy cơ hội phong hầu trên lưng ngựa, đó chính là lựa chọn phổ biến của người Quan Trung trước kia. Còn bây giờ họ đã có một lựa chọn mới hấp dẫn không kém, là làm ăn.
Tuy nhiên thương nhân nhiều lên sẽ gia tăng độ khó với việc quản lý ở địa phương, vì người ta giàu có rồi, tài sản không gắn chặt vào đất nữa, quan phủ đối xử không tốt, họ chuyển nhà đi nơi khác, chứ không ngoan ngoãn nghe lời.
Đó cũng là một trong số lý do triều đình ra sức hạ thấp địa vị thương nhân, tránh cho quá nhiều người theo nghề này, dẫn tới bất ổn.
Từ khi huynh đệ Vũ thị tới huyện nha Vạn Niên, Vân Sơ không tới huyện nha nữa.
Nguyên nhân là do Hà Đông đạo năm nay gặp hạn hán, hoàng hậu ra lệnh, quan thự các nơi phải tiết kiệm vì dân, không được tiệc tùng ăn uống, quan viên không được mặc gấm, càng không được ăn thịt.
Nghe nói có viên quan tứ phẩm vì đi công tác ăn một con gà, không biết bị ai tố cáo, giờ bị cho nghỉ việc đợi điều tra.
Ai ai cũng biết viên quan đó oan uổng, triều đường khơi lên một hồi thảo luận, thịt gà có tính là thịt không?
Nha môn huyện Vạn Niên tất nhiên không thể tiếp tục suốt ngày cá thịt để chấn hưng kinh tế nữa, giờ chuyện sang ăn rau củ sống qua ngày. Ở huyện nha không thể ăn,
Vân Sơ không tới huyện nha nữa làm huynh đệ Vũ thị vô cùng đắc ý, thậm chí cho rằng y khả năng bị hoàng hậu phái người kéo ra hậu đường vả miệng mấy chục cái, cảnh cáo y không được nhúng tay vào chuyện cải tạo thành nam.
Vân Sơ bị cảnh cáo tất nhiên trong lòng chất chứa lửa giận, còn huynh đệ Vũ thị khi ở nha môn thì tỏ ra cực kỳ hiền hòa dễ gần, trừ chuyện cải tạo thành nam ra thì không ý kiến gì vê những công tác khác trong huyện.
Sau khi bỏ ba ngày chạy khắp công trường, dù là người không hiểu kiến trúc công trình như hai huynh đệ Vũ thị cũng phải thừa nhận, công trình cơ sở được làm cực kỳ tốt.
Ít nhất mười mấy đại tượng của công bộ tới giờ chỉ phát hiện vài vấn đề rất nhỏ, đó là mang thái độ bới lông tìm vết với thấy.
Kiến trúc công trình không có vấn đề, tiền công trình lại do thương cổ ứng trước, điểm này là vô cùng rõ ràng. Vì thế tới ngày 14 tháng 5, huynh đệ Vũ thị dựa theo hợp đồng trả hai thành tiền công trình cho các thương cổ.
Không ai tìm được bất kỳ dấu vết cạm bẫy nào trong công trình cải tạo, đại tượng Dương Hàm thậm chí cho rằng đây là quy trình xây dựng vô cùng tốt, nên phổ biến rộng rãi.
Đám Dương Hàm trước kia xây dựng công trình gì cũng chỉ quan tâm tới chi phí, chất lượng, mà thôi còn bán thế nào, không phải việc của một đại tượng. Huynh đệ Vũ thị cũng cơ bản chẳng nghĩ tới chuyện bán sau này.
Không chỉ thế bọn họ còn mừng rỡ vì một thành tiền đặt mua nhà mà Vân Sơ thu được trước đó rơi vào tay mình.
Vì thế bọn họ dâng tấu lên hoàng hậu đánh giá công trình chất lượng, tiền đồ khả quan, nhất định sẽ kiếm lớn.
Tin tức này làm trên triều phấn chấn, nhất là chuyện Vân Sơ buông tay nhanh như thế, chứng tỏ y đang đối diện với khó khăn thực sự, không muốn gây thù chuốc oán thêm. Tức thì ngay trong buổi triều nghị hôm đó, nhiều triều thần lên tiếng nói, hiện chức huyện úy và huyện thừa huyện Vạn Niên đang kiêm nhiệm, nên phái một người tới, chia sẻ khó khăn với Vân công gia.
Vì ai cũng muốn có phần, nhân tuyển này cãi nhau chưa có kết quả.
Nếu như chỉ có tấu sớ của huynh đệ Vũ thị thì Vũ Mị khả năng còn nghỉ, thêm tấu sớ có ký tên của các đại tượng do Dương Hàm đứng đầu thì Vũ Mị tin rồi.
Ngày 14 tháng 5, cũng chính là ngày giao tiền công trình cho thương cổ, cũng là ngày huyện nha Vạn Niên chính thức rút ra khỏi công trình cải tạo nam thành.
Từ ngày này trở đi Vân Sơ không gánh bất kỳ trách nào ở công trình này nữa.
Không còn Vân Sơ, không ai phụ trách tiền thương cổ ứng trước, thế là các thương cổ đi tìm huynh đệ Vũ thị đi tìm huynh đệ Vũ thị đòi tiền mua vật liệu công trình cùng với tiền lương nhân công.
Buổi trưa ăn cơm, đám người do huynh đệ Vũ thị đứng đầu nhìn ra được vẻ mặt hả hê rõ ràng từ quan lại huyện Vạn Niên.
Mặc dù chuyện các thương nhân đòi tiền làm họ đau đầu, nhưng chuyện này là phiền toái đầu tiên khi bọn họ cướp miếng ăn trong miệng hổ khiến huynh đệ Vũ thị thở phào.
Điều này chứng tỏ họ thực sự chịu trách nhiệm rồi, không lo Vân Sơ lật lọng nữa.
Vũ Thừa Tự từ trên xe thức ăn mà trù nương đẩy qua lấy một bát thịt viên chiên, một bát thịt kho, một bát thịt cừu hầm đặt lên bàn của mình. Còn hào phóng nói với trù nương, các quan viên từ Lạc Dương tới đều phải có những món này.
Như thế thức ăn của họ so với quan viên huyện Van Niên chung khẩu phần cao hơn mấy bậc.
Dương Hàm hơi lo lắng nói với Vũ Thừa Tự:" Thế mày xa xỉ quá..."
Vũ Tam Tư cố tình nói lớn:" Hoàng đế không để quân đói, hoàng hậu cũng thế, chẳng qua là một chút tiền thôi mà, chúng ta đâu thiếu."
Lư Chiếu Lân ngồi cách đó không xa đang ăn cơm với đám Dương Quýnh, Triệu Minh nói nhỏ:" Phía đông gặp thiên tai, khai xuân tới giờ không có một giọt nước nào, hoàng hậu cấm quan viên ăn thịt, chúng to gan thật."
Trên bàn cơm của bọn họ xanh lét một màu, toàn rau là rau, Triệu Minh và miếng cớm lớn vào miệng nhai như trút giận:" Người ta là cháu hoàng hậu, lệnh cấm của hoàng hậu đối với họ có là cái gì."
Thẩm Như nghe thấy bọn họ bàn tán mà cười:" Cơm nước của chúng ta không kém đâu, không thấy trong rau xào có tóp mỡ đây à?"
Vũ Tam Tư thấy đám quan lại huyện Vạn Niên cứ lấm lét nhìn mình, lần nữa gọi trù nương tới.
"Nghe nói hậu trù huyện Vạn Niên các ngươi vang danh Trường An, vậy mà không có món gì ra hồn à?"
Tam Phì tức thì cười nói:" Quan nhân nói đùa rồi, chỉ cần quan nhân muốn ăn, không món gì là không làm ra được."
Vũ Tam Tư cười ha hả:" Tốt lắm, vậy trước tiên mang vài con cá lên, to vào."
Thấy Tam Phì đứng ì ra đó không chịu đi, Lý Tam Tư búng ra một đồng kim tệ, Tam Phì nhanh như điện xeẹt bắt lấy, đẩy xe chạy về hậu trù, vừa chạy vừa hô.
"Ông trời ơi, mau mau đem sáu con cá chép lớn nuôi trong ao vớt lên cho lão nương, còn không ăn thì chúng thành tinh mất."