Đường Nhân Đích Xan Trác ( Dịch )

Chương 681 - Q3 - Chương 190: Các Ngươi Muốn Tiền À? Ta Trả.

Q3 - Chương 190: Các ngươi muốn tiền à? Ta trả. Q3 - Chương 190: Các ngươi muốn tiền à? Ta trả.

Bông ở Trường An là đồ tốt, trải qua cuộc đông chinh đã chứng minh trọn vẹn tác dụng của nó, giờ cả thiên hạ đều thấy, món lợi lớn như thế, ngành nghề mới như thế, rất nhiều người thèm khát, muốn có một phần trong đó.

Thế là tấu sớ ào ào đổ tới trước bàn Lý Nhị, bọn họ khóc lóc bệ hạ chỉ nhớ tới con dân Trường An mà quên bách tính thiên hạ rồi. Lời lẽ thống thiết bi thương, như ai nấy xin trồng bông đều là vì bách tính vậy.

Hoàng đế xem ra không cầm cự được lâu.

Lần trước trong đám tang của Cao Lý Hành, Đông Dương công chúa đã hỏi Vân Sơ vô cùng chi tiết về sản nghiệp bông, sau đó thưởng cho y một cái ban chỉ. Lúc đó Vân Sơ đã biết huyện Vạn Niên, Trường An không độc quyền được thứ này nữa.

Người trồng bông tăng lên thì giá bông phải giảm.

Muốn giữ giá bông không giảm thì không phải chuyện hoàng đế ra một ý chỉ mà giải quyết được. Cuối cùng người trồng bông gặp họa.

Bông không thể cứ thế mà trồng vô tội vạ, phải tính toán được trồng ra bao nhiêu, dựa số lượng đó lập nên nhà xưởng hấp thụ, nếu không sẽ là tai họa. Thế nên Vân Sơ năm nay chuẩn bị xây thêm hai xưởng dệt bông siêu lớn nữa, những phụ nhân trong nhà không ép y trả 30 đồng sẽ được an bài vào đó làm việc.

Còn kẻ đòi tiền y à ... Không phải ta đã trả ngươi 30 đồng rồi sao?

Ở Trường An, nghề công nhân xưởng dệt bây giờ rất được ưa chuộng, vì quản lý công xưởng toàn là thái giám, nên kẻ rỗi hơi tung tin đồn đều ngậm miệng.

Một tháng tiền công 300 đồng, thêm vào đám thái giám từ đủ mọi nơi khó nói rõ kiếm được rất nhiều phúc lợi, thi thoảng lại phát một ít. Thế là 2000 nữ công nhân xưởng diệt chính là từ đại diện nữ giới kiểu mới ở Trường An.

Như buổi sáng Giao Thừa vừa qua, mỗi nữ công nhân xách mười cân cá muối nghênh ngang đi từ xưởng dệt ra khiến nửa thành Trường An kéo ra xem.

Có số cá muối ấy, bọn họ nửa năm không cần ăn muối.

Xây thêm hai công xưởng lớn, số phụ nhân cần ít nhất trên 2500.

Trần Lão Thật là một người thành thật, khi theo huyện tôn viễn chinh Liêu Đông chẳng gây chú ý, chỉ biết vùi đầu vào làm việc của mình.

Huyện tôn dẫn lên trận thì ông ta theo sát đằng sau cắm đầu giết người, huyện tôn đưa đi làm than ra sức đốt than, huyện tôn dẫn đi làm đường thì nhiệt tình chặt cây, huyện tôn tới thành Đại Hành thì ngày ngày tuần tra canh gác.

Đợi huyện tôn dẫn mọi người về nhà thì Trần Lão Thật xây luôn một viện tử bằng gạch.

Ông ta xưa nay là người thật thà ít nói, là loại đánh một gậy cũng chả phun ra phát rắm nào.

Chính là người thật thà ấy từ khi ở Liêu Đông về xây nhà ta, tổ chức hôn sự cho hai nhi tử, mà cười về toàn hảo khuê nữ thượng hộ.

Mỗi ngày cơm nước có rượu có thịt, được lão bà, nhi tử, khuê nữ, nhi tức hầu hạ như hoàng đế.

Ở nhà thì rượu thịt, ra đường một cái ông ta rửa mồm thật sạch, mặc ráo vá chằng vá đụp lên, khiếm dây thừng buộc lại ngang hông, như đám quỳ nghèo hay ngồi chân tường phơi nắng trong thôn.

Nghe đám ngu xuẩn tụ tập với nhau thảo luận đoàn kết lại đòi huyện tôn mỗi mẫu ruộng bông trả 30 đồng, còn hô hào nhất định phải đoàn kết lại, không được để quan phủ dọa, mấy năm qua quan phủ đã dùng mồ hôi nước mắt của họ kiếm bao nhiêu tiền rồi, giờ phải đòi lại.

Tuy những kẻ này không dám chỉ đích danh huyện tôn, nhưng còn ai vào đây được? Trước khi bị đám người đó nhìn thấy lôi kéo, ông ta quay ngoắt về nhà.

Triệu tập hết người nhà lại, Trần Lão Thật dặn dò:" Nhà khác đòi tiền, chúng ta không được đòi. Huyện tôn bảo làm gì thì làm vậy, không được nói gì hết."

Đại nhi tử tức thì bất mãn:" A gia, nhà ta có 60 mẫu ruộng bông, không lấy là lỗ tới 1800 tiền."

Trần Lão Thật lạnh lùng nhìn một cái, dù gì cũng là người tắm máu sa trường, đủ khiến đại nhi tử câm mồm.

"Chuyện khác lão hán không biết, nhưng ở Liêu Đông, tên man tộc vương hung hãn nhất bị huyện tôn đích thân chặt đầu giữa vạn quân. "

"Huyện tôn thích phát tài, nhưng chưa bao giờ ăn bớt của đám binh tốt bọn ta một đồng, có chuyện tốt thì không bao giờ quên bọn ta."

"Bông còn chưa trồng, huyện tôn đã phát tiền lương đủ ăn cả năm, trong đó có hạt lương thực cũ nào không? Vậy mà bây giờ chưa trồng cái cây nào, cả đám đã nhao nhao đòi tiền rồi."

"Ta cũng muốn 1800 đồng đó lắm, nhưng ta hiểu con người huyện tôn. Ngươi không tranh được, huyện tôn không bỏ rơi ngươi, ngươi tranh, huyện tôn cũng không nợ ngươi."

"Nhưng ngươi tranh, sau này không còn tình nghĩa gì nữa rồi, các ngươi an phận cho ta, đợi huyện tôn làm thế nào đã rồi theo."

Đại nhi tử vội nói:" Huyện tôn đã đồng ý trả tiền rồi mà."

"Ai cũng có à?"

"Không ạ, ai muốn tiền thì có thể đi nhận."

Trần Lão Thật hừ mạnh một tiếng:" Nếu thế thì đi bẩm với lý trưởng, nhà ta không cần."

Thấy đại nhi tử ngồi im không đáp, Trần Lão Thật nhìn cả nhà:" Tiền chui vào mắt cả rồi, thêm 1800 đồng cũng chẳng giàu lên được đâu."

Từ khi Vân Sơ hạ lệnh trả tiền, thôn quê liền yên tĩnh hẳn.

Lý trưởng, phường chính cùng với tiểu lại do quan phủ phái ra tuyên bố, chỉ cần ai tới đòi tiền là cấp tiền, không do dự.

Ngươi không đòi tiền thì cứ theo trước kia mà làm việc, cũng chẳng ôn hòa với ngươi hơn, nhưng ghi tên ngươi vào danh sách khác.

Chẳng ai biết được vào danh sách khác là chuyện tốt hay chuyện xấu, nhưng mà thân thích những lý trưởng, phường chính kia không lấy tiền, một đồng cũng không lấy.

Thế là người lấy tiền bắt đầu hoảng hết cả lên, lại nghe huyên tôn tuyên bố năm sau không trồng bông ở hai huyện Vạn Niên, Trường An nữa, lòng người càng hoảng loạn.

Nhưng đối với nông phu Quan Trung này ấy à, tiền vào tay rồi còn đem trả lại, không có chuyện ấy đâu.

Khi hoa đào rụng hết thì bông đã được trồng ra ruộng, nhưng năm nay người trồng bông không vui vẻ như mọi năm nữa, rất nhiều người mặt mày nặng nề lo lắng, chẳng biết mình làm đúng hay sai.

Dân không tranh với quan, đó là tư tưởng phổ biến nghìn năm, năm nay bị phá vỡ, bọn họ hơi tranh một cái liền thu được toàn thắng.

Điều này khiến mây đen bao phủ lên đầu bách tính huyện Vạn Niên ... Quan phủ xưa nay không chấp nhận bị chân bùn uy hiếp. Chân bùn muốn đấu với quan phủ, hôm nay ngươi ăn vào bao nhiêu, mai phải nhả ra bấy nhiêu ...

Dưới đủ các lời đồn đại suy đoán, bách tính tuy có được tiền nặng trĩu đeo bên hông, nhưng số tiền đó cũng là quả cân trong lòng họ ...

Bình Luận (0)
Comment