Trên đời này, người tin tưởng Vân Sơ nhất là Vân Na, đứa bé này tuy bị cay tới xuýt xoa luôn mồm, lưỡi lè cả ra vẫn cố gắng ăn mỳ đai lưng. Chưa ăn hết một bát, đứa bé này đã nếm ra cái ngon của ớt, chuẩn bị ăn bát nữa.
Vân Sơ hoài nghi Chung Quý không có cảm giác đau, khi Ôn Nhu và Địch Nhân Kiệt ăn mà thống khổ thì hắn chén liền ba bát.
Ngu Tu Dung mang tinh thần tự sát ăn một miếng thôi đã không ăn nữa, bất kể Vân Na nói ngon thế nào cũng không chịu ăn, nàng không muốn vì một miếng ăn mà mất mạng. Lý Tư thấy Vân Na cô cô ăn rất ngon thì cũng muốn ăn thư, Ngu Tu Dung chỉ lấy đầu đũa mình vừa ăn cho nó liếm thử là nó lè lưỡi la hét đòi nước.
Lý Hoằng thấy Vân Na ăn rồi mới ăn, tinh thần quân tử không đứng dưới tường đổ phát huy tới mức cao nhất.
Có điều nó cũng là đứa giỏi ăn cay, trừ miếng đầu tiên dè dặt ra, sau đó ăn sống nuốt tươi.
Chung Quỳ thì ăn tới điên rồi, mặc dù ăn tới mồ hôi mồ kê nhễ nhại nhưng càng ăn lại càng sướng khoái, bát cuối cùng nhuộm thành một màu đỏ ... Điều này làm Vân Sơ hài lòng.
Nói tới ăn mỳ cay thì phải để người Tần bọn họ, chứ đám ăn chua Sơn Tây như Ôn Nhu, Địch Nhân Kiệt chưa đủ tuổi.
Ăn xong bữa này, Vân Sơ đem số ớt còn lại cho vào hũ cất đi.
Nếu còn muốn ăn nữa phải đợi mùa hè ớt được trồng ra đã.
Người ăn mỳ cay xong thì đều thích uống nước, môi Ôn Nhu sưng lên rồi, hắn chỉ cái môi phình to như ong đốt của mình nói với Vân Sơ, đây là triệu chứng trúng độc, ớt không phải loại cây ăn được.
"Ta muốn biết thứ này từ đâu ra." Vân Sơ uống một ngụm trà, giọng bình tĩnh nhưng rất dứt khoát:
"Hoàng hậu hẳn là biết, ngươi muốn biết vậy thì phải xem xem sau khi triệu kiến ngươi, hoàng hậu gặp ai?" Kiểu suy luận này là sở trường của Địch Nhân Kiệt:
Ôn Nhu chắp tay với Lý Hoằng:" Chuyện này phải làm phiền tới thái tử rồi."
Tên tiểu mật thám Lý Hoằng học Vân Sơ đan hai tay trước bụng, trông rất có khí độ:" Chuyện này không khó."
Vân Sơ nói tiếp:" Ớt tuy rất quan trọng với ta, nhưng so với khoai tây, khoai lang, ngọc mễ thì không đáng nhắc tới. Nếu tìm được chúng, ta đảm bảo chư vị sẽ lưu danh sử sách."
Nôn nóng không được việc gì, giờ thứ này có rồi, Vân Sơ cực kỳ hi vọng những thứ cây cũng xuất hiện, giờ chỉ còn kiên nhẫn đợi tin vui từ Lý Hoằng thôi.
Không ai ngờ, một hồi phong ba đột nhiên kéo tới chẳng có chút dấu hiệu nào.
Mùa xuân năm Hiển Khánh thứ ba, huyện Vạn Niên và Trường An quốc thái dân an, chính trị rõ ràng, bách tính yên vui.
Hoạt động trồng cấy mùa xuân được triển khai toàn diện, khi hoa hạnh nở chính là lúc nông dân trồng bông vén liếp phòng cỏ, cho cây bông non thấy ánh mặt trời.
Đợi hoa đào nở rộ liền mang cây bông non ra trồng ở ruộng lớn, tới khi đó huyện Vạn Niên, huyện Trường An tới huyện Lam Điền, Hộ Huyện gần đó sẽ toàn cây bông xanh mướt.
Trồng bông đã thành chuyện trọng đại trong năm ở Quan Trung, ngay quan phủ cũng xuống giám sát khi rời cây non ra ruộng.
Khi hoa hạnh nở thì trời còn tuyết, đến khi hoa đào nở vẫn có băng mỏng, đến đêm một trận sương muộn hoặc cơn mưa lớn đều là đại nạn, có thể hủy cả năm vất vả của nông dân.
Cho nên mới nói cuộc sống của nông dân rất khổ, chính vì gió mưa khắc nghiệt mới tạo thành tính cách vừa kiên cường và cẩn thận của người Quan Trung.
Cho nên vào thời khắc chuẩn bị trồng cây non, đám người kiên cường cẩn thận lại có thêm sự giảo hoạt kiểu nông dân lần đầu tiên đòi hỏi quan phủ --- Thêm tiền.
Mỗi mẫu phải thêm 30 đồng tiền công, nếu không sẽ không trồng bông.
Vân Sơ muốn tìm ra người cầm đầu, dựa theo tính cách của y, thế nào cũng tẩn tên đó một trận thừa sống thiếu chết, sau đó ném vào nhà lao.
Nhưng lần này không ngờ với năng lực của Địch Nhân Kiệt mà không tìm ra ngay được kẻ cầm đầu.
Cho dù hỏi các phường chính lý trưởng thì cũng không biết tin cần biết, thậm chí ngay cả những phủ binh trung thành với Vân Sơ cũng không hiểu rốt cuộc chuyện này xảy ra thế nào.
Cứ như mọi người ngủ một giấc dậy thế là trong đầu mọi người đột nhiên thêm cái con số 30 đồng.
Thú vị nhất là 30 đồng này vừa vặn là một thành lợi ích trong toàn bộ quá trình trồng bông, đệt vải, bán thành phẩm, đổi lương thực.
Huyện lệnh Vân Sơ rất được bách tính yêu quý ủng hộ. Đương nhiên tiền đề là đừng nói tới tiền, đừng nói tới lao dịch, nếu thiếu lương thực, tiền của họ, bắt họ đi lao dịch thì một khắc là họ trở mặt ngay.
Nên lời Vũ Mị dạy Lý Hoằng không phải là sai, nếu chỉ biết bảo vệ lợi ích thiên hạ, thiên hạ mù mắt, thiệt lại là mình.
Nếu thỏa mãn yêu cầu của bách tính, sẽ phải bỏ ra 600 vạn tiền, đây không phải con số lớn, Vân Sơ có thể bỏ ra bất kỳ lúc nào.
Nhưng đây không phải là vấn đề tiền, nếu bách tính đòi 100 tiền, lòng Vân Sơ vẫn vững vàng, vì đó có khả năng là giới hạn của họ.
Vấn đề là người ta chỉ đòi 30 đồng thì không thích hợp, bây giờ đưa 30 đồng để họ trồng bông, tới khi thu hoạch bông họ đòi 30 đồng nữa có đưa không?
Chuyện đòi lại lương thực đã cấp cho bách tính thì không cần phải tính tới, ai dám tới đòi lương thực, họ dám đánh chết nha dịch.
Trừ khi Vân Sơ muốn gây ra dân biến.
Thế là Vân Sơ và Ôn Nhu phải gặp nhau bàn bạc, lúc đó chỉ còn 15 ngày nữa để đem cây non ra ngoài trồng, nếu bỏ lỡ thì năm nay khỏi mơ thu hoạch.
Tổn thất sẽ là vô cùng lớn, bọn họ phải đưa ra hai lựa chọn, hoặc cúi đầu, hoặc mạnh tay trấn áp.
Vân Sơ hỏi:" Ngươi tung tin năm sau không trồng bông nữa, phản ứng của bách tính ra sao?"
Ôn Nhu sốt ruột lắc đầu:" Bách tính căn bản không tin, xem ra lần này ý chí của bọn họ rất kiên định, lại còn đồng lòng, vẫn không tra ra được ai là kẻ sai phái đằng sau à?"
"Chưa, có điều nhiều manh mối tra tới cùng thì đều xuất phát từ tin đồn, xem ra gặp phải đồng môn của ngươi rồi."
Mấy năm qua quan phủ dựa vào trồng bông kiếm được rất nhiều tiền là sự thực bày ra đó, nông dân trồng bông sớm chú ý rồi, trong lòng họ khó chịu, đây là nguyên do đốm lửa này bị đốt lên.
Bọn họ đều muốn kiếm được nhiều tiền.
Chỉ cần có kẻ đứng sau xúi giục, bách tính Quan Trung sẽ tự làm nốt phần còn lại.
Vân Sơ cân nhắc rồi ra quyết định:" Vậy nói với các quan lại, lý trưởng, phường chính, đợt bông năm nay sẽ là đợt cuối cùng. Từ năm sau trở đi, huyện Vạn Niên, huyện Trường An không trồng bông nữa, chúng ta sẽ trồng ở Lũng Hữu Đạo, đồng thời mở xưởng dệt ở đó."
"Hai huyện chúng ta trước đó sở dĩ trồng bông là vì giảm bớt đất phèn, giống trồng bốn năm, có thể quay lại trồng lúa mạch rồi."
Ôn Nhu cau mày:" Thì ta đã nói rồi mà, họ không tin, không có 30 đồng, họ không làm."
"Không phải nói, mà là chúng ta sẽ làm thật." Vân Sơ sẽ không để người khác uy hiếp mình:" Ai đòi tiền thì trả tiền, hai huyện thế nào cũng có người không đòi tiền, ai không đòi thì không trả"
Ông Nhu thừ người nhìn Vân Sơ:" Sao lại đi giận dỗi với bách tính, đâu giống tính ngươi?"
Vân Sơ lắc đầu:" Không phải giận dỗi, ta nói thật đấy, trồng bông bốn năm liên tục đã là nhiều rồi, phải trồng thứ khác. Năm sau sẽ trồng đỗ khắp huyện Vạn Niên, thu hoạch đỗ xong thì trồng hai lượt mạch, để dưỡng sức cho đất."
Ôn Nhu có thói quen suy nghĩ mọi chuyện theo hướng tăm tối mưu mô vẫn nghi ngờ:" Không phải là giận bách tính thật à?"
Vân Sơ giang tay ra:" Thật, ngươi nhìn sản lượng bông mấy năm qua đi, năm thứ hai là sản lượng cao nhất, năm thứ ba đi xuống, năm nay ta đoán còn kém cả năm thứ nhất."
"Hai huyện Vạn Niên, Trường An đã không thích hợp trồng bông nữa."
(*) Bát mỳ đây.
(**) Ô vãi, giờ mới nhớ ra, Địch Nhân Kiệt là người Thái Nguyên tức là cùng quê với Giản Phàm, Dư Tội.