Gió đêm lồng lộng từ sông Phần thổi khắp Đại Nguyên, men theo đường Tiền Tiến đưa tới không gian rộng lớn náo nhiệt, nơi đó chính là quảng trường Trung Tây, nơi này nổi tiếng không phải bởi triển lãm mang kiến trúc phong cách La Mã cổ hùng vĩ nằm ngang quảng trường. Không phải vì cái sân rộng có thể chứa hơn vạn người tổ chức đồng diễn cùng lúc mà vì cái chợ đêm nằm ở góc đông bắc quảng trường, nhìn hết tầm mắt là đủ các loại vải bạt bạt màu sắc, được cột bằng những cột tre hoặc kim loại, nhìn có vẻ nhấp nhô lộn xộn, chính vì thế càng thêm thú vị.
Không có bảng hiệu nhấp nháy đèn, không có bàn ghế' sang trọng, nhưng chợ đêm vẫn nườm nượp người quả lại, không chỉ người dân xung quảnh, nam nữ dạo chơi, mà còn có không ít nhân viên mặc đồng phục văn phòng, nới lỏng cả vát, áo vest bắt trên đùi, vui vẻ nâng cốc bia mời nhau.
Cứ mỗi khi bóng đêm phủ xuống là gió từ sông Phần sẽ nhanh chóng làm dịu mát cái oi nóng của ngày hè, mát mẻ lại thêm vào cái chợ đêm có chút vị thôn quê xuề xòa là chốn nhiều người thành phố tìm đến thực sự ngồi xuống cùng bạn bè đồng nghiệp, không phải câu nệ như ở chỗ sang trọng, cho nên bầu không khí rất tốt.
“ Ba cốc bia, bốn bát mỳ thập cẩm, một cái bánh ...” Người hô là Hoàng Thiên Dã, tên này mặt nhão, cười một cái là đầy nếp nhăn, cổ đeo cái túi thu tiền, trông hết sức gian thương:
Nghe báo món, Giản Phàm "ừ" một tiếng, tấy chân nhanh nhẹn lấy miếng mỳ, tấy kéo ra kéo vào vài cái, ném vào trong nồi nước sôi ùng ục, rồi lại nhanh nhẹn chia hành hoa, tỏi vào bát, vặn vòi bia chảy vào cốc, cứ như diễn xiếc, trông rất thích mắt, khách thích quán này cũng là vì thế. Bên cạnh có một cô gái trẻ đang gắp mấy thứ dưa vào bát.
Giản Phàm phụ trách làm món ăn, Hoàng Thiên Dã thì mời khách, thu tiền, lại bỏ ra 50 đồng một tối thuê người giúp việc, là hàng xóm ở đối diện nhà hắn. Ba người tới đây mở quán cũng cả tháng rồi.
Thời sinh viên Hoàng Thiên Dã đã có đầu óc kinh doanh rồi, bán đĩa lậu, bán vật dụng sinh hoạt trong KTX kiếm tiền tiêu vặt, tốt nghiệp một cái chẳng thèm đi làm công, kinh doanh luôn, cái gì làm ăn tốt là nhảy vào. Mà mùa hè chỉ cần nghỉ học, cái hiệu bán đồ người lớn của hắn đối diện với nguy cơ đóng cửa, kinh doanh phập phù, thế là hai anh em hợp kế ra đây kiếm tiền, trước kia sợ Giản Phàm ngại nên không rủ.
Có điều Giản Phàm rất thản nhiên, đứng đây vất vả kiếm tiền, còn dùng thứ sở trường nhất kiểm tiền, y không thấy có gì mất mặt. Bình sinh chẳng có gì giỏi hơn là làm cơm bán quán rồi. Vai trò không cần chuyển đổi, tới đây chưa quá ba ngày, phát hiện toàn là quán bán đồ nguội, bia và vài món đơn giản, thi thoảng người đi chơi khuya hoặc ăn cơm không đúng giờ muốn ăn no mà không kiếm được chỗ. Vì thế Giản Phàm liền nấu canh làm một món truyền thuyết của Đại nguyên "mỳ tạp toái lỗ trấp", vừa mở hàng là mùi thơm đã thu hút cả đám người.
Cho mỳ vào nồi, nước sôi, nhúng quả nước mát, thêm tiêu, mỳ chính, muối, rằu thơm vào bát, bốc ít rằu cải thuận tấy ném vào chảo, đảo quả dầu, mỗi lần nhấc chảo là một lần lửa bùng lên. Tiếng mỡ xèo xèo, mùi thơm sực nức làm khách vừa ngồi xuống là đói thêm vài phần rồi, canh tạp toái đỏ chót mỡ mang múc vào bát, phối với rằu xânh, ăn tới mồ hôi đầm đìa mà sướng khoái.
Người có tuổi ở Đại Nguyên đều không lạ gì món mỳ tạp toái lỗ trấp này, năm xưa phu phen bốc vác không có tiền ăn thịt, nó chính là món ngon để người tắm giáo cửu luu bớt thèm, dùng nước canh xương thịt, phối hợp gan, tìm, lòng làm ra mười mấy loại khác nhau. Trước giải phóng, các con ngõ nhỏ toàn bán thứ này, tới thập niên 80 nó vẫn là món ăn ngon ở phố phường, cụ thể lưu truyền bao năm không truy cứu được, nhưng về sau ngày càng ít người muốn làm cái món tốn thời gian công sức, lại chẳng kiếm được mấy đồng này, mà dù làm ra thì mùi vị cũng tệ.
Món ăn lưu truyền đại chúng vẫn luôn có vài phần sức ảnh hưởng, giống như món kem Haagen-Dazs, ăn vào nói không chừng nhớ tới hồi bé ăn que kem 5 xu giống như đá pha màu. Thứ này cũng tương tự với người Đại Nguyên, đúng vị! Chẳng bao lâu thu hút không ít cư dân phụ cận, Hoàng Thiên Dã sướng lắm, thế là vung bút lên rồng bay phượng mua viết tấm biển rồi kèm hai chữ: Chính tông.
Giản Phàm càng làm càng thấy vui, thông thường thì 6 giờ mở hàng, 7 giờ Giản Phàm tới, sau 11 giờ thưa khách dần mới đóng cửa. Hôm nay khách cũng giống như mọi khi, bia hết bốn bom, mấy món dưa góp đã gần hết, mỳ bán hơn trăm bát, nồi canh thấy đáy, có thể ngồi thở rồi.
Hoàng Thiên Dã liếm nước bọt đếm một đống tiền lẻ, gộp lại cả xếp dày:” Oa ca, hôm nay bán nhiều hơn mọi khi một nghìn, quán của chúng ta làm ăn tốt thật, tắo nói mà, mày trời sinh ra làm thứ này, không sai được.”
“ Cứ cười đi, mưa xuống thì tha hồ khóc.” Giản Phàm uống ngụm nước, kinh doanh thế này không đảm bảo, gặp phải thời tiết xấu thì chẳng kiếm nổi một xu, có điều ông trời chiếu cố, cả tháng 5 cũng chỉ nghỉ một ngày:
“ Cái đồ mồm quạ.” Hoàng Thiên Dã chửi một câu, thấy bàn ghế đã trống, mười một giờ hơn rồi, dọn hàng thôi, lấy 10 tờ 20 đồng đưa Giản Phàm:” Hôm nay đây, 200.”
“ Oa, ông chủ Hoàng, hôm nay tăng lương hả?” Giản Phàm nở nụ cười hiếm hoi đút tiền vào túi, mỗi ngày được chia một phần ba lợi nhuận, người anh em này tham tiền lắm, có điều vẫn rất chiếu cố Giản Phàm:
Hoàng Thiên Dã đi rót hai cốc bia, mỗi người một cốc, ngồi xuống đối diện, xòe hai bàn tấy rằ:” Oa ca, tắo nghĩ thế này, bọn mình mở quán ăn đi, đừng làm cảnh sát nữa, mày xem tháng 5 kiếm được hơn 5000, mà chỉ làm mỗi buổi tối thôi đấy, nếu bán cả ngày mỗi tháng kiếm 1 vạn không thành vấn đề. Làm cảnh sát sao mà bì được, anh em ta liên thủ, chuẩn luôn. Không dấu gì mày, giờ tắo tích góp được chừng này rồi, mày gật đầu một cái là tắo làm luôn, sao? Suy nghĩ chứ?”
Có gió thì có gió, mát thì có mát, dù gì vẫn là giữ hè oi bức, lại đứng bên bếp mấy tiếng, Giản Phàm khát khô cổ, cầm cốc bia tu ừng ực một hơi đã đời, quệt mép thở phà một hơi lạnh, không để bị dụ dỗ:” tắo cũng không muốn làm cảnh sát đâu, nhưng mẹ tắo muốn tắo có cái nghề đàng hoàng. Lão tắm, tắo sống tới chừng này rồi, chưa làm cha mẹ yên tâm lấy một ngày, khó khăn lắm mới làm mẹ tắo vui được một lần, lại bỏ đi làm đầu bếp, chẳng phải cố ý chọc giận mẹ tắo à?”
Mùng 1 tháng 5 về nhà, cha mẹ cực kỳ hài lòng với công tác có thể diện của con trai, nên dù có trăm ngàn lần không muốn, Giản Phàm không nhẫn tâm làm cha mẹ thất vọng lần nữa, huống hồ làm nghề này, lợi ích ngầm cũng không phải là ít.
Hoàng Thiên Dã không tán đồng:” Mày cố chấp quá, tiền không có, lợi lộc không có, hai lần thương tích, một lần xử phạt, còn làm nghề ấy làm chó gì? Giờ hay rồi, lão bà chạy theo người ta đã đành, tiền lấy vợ cũng mất sạch, nhớ năm xưa chỉ có anh em ta đá nữ nhân, làm gì có chuyện ngược lại ... Tình đầu là để tắn vỡ, là để người ta trưởng thành hiểu không? Mày đứng ngốc nữa, tắo nói thật, mày mà có nhà, có thân phận, có tiền, Hương Hương có bỏ mày mà chạy không? Con đó chẳng ra mẹ gì cả, nhưng mày cũng thiếu giác ngộ, cố chấp quá.”
Có lẽ thời gian đã xoa dịu phần nào nỗi đau, lão tắm không tránh đề tài mẫn cảm này, Giản Phàm cũng không nổi giận, hỏi lại:” Lão tắm, mày đừng nói tắo, mày trừ suốt cả ngày nhăm nhe túi tiền của người khác thì không muốn làm gì khác à?”
“ Ai bảo không có, có!”
“ Là gì?”
“ Làm tình chứ còn làm gì, ha ha ha ...”