Chương 875: Tần Cối về Tống.
Chương 875: Tần Cối về Tống.Chương 875: Tần Cối về Tống.
Tây Hạ bị quân Tống bức hòa đã chấn động cao tầng nước Kim, khiến ho cao tầng nước Kim ý thức được nguy cơ ẩn tàng trong chiến lược xuôi nam. Bắt nguồn từ một trận thua tan nát, quân Tống đã dần dần khôi phục nguyên khí. Nếu như tiếp tục để quân Tống có cơ hội khôi phục nguyên khí tiếp, chiến lược xuôi nam của nước Kim rất có thể sẽ gặp phải sự chống cự ương ngạnh. Nên cao tầng nước Kim đã nhất trí rằng nhất định phải cấp tốc bóp chết manh mún khôi phục của quân Tống.
Sau ba ngày hiệp thương căng thẳng, cuối cùng, do Hoàng đế nước Kim Hoàn Nhan Thịnh dẫn đầu, rút ngắn kế hoạch tĩnh dưỡng của nước Kim từ hai năm xuống còn một băm, đế mùa đông năm nay sẽ phát động chiến dịch xuôi nam.
Nước Kim triệu tập được gần hai mươi vạn đại quân từ các bộ tộc Nữ Chân, Khiết Đan, Bột Hải, Cao Ly, lại động viên thêm mười lâm vạn quân Hán ở Yến Sơn và Hà Bắc, tổng cộng ba mươi lăm vạn đại quân, lừa dối vống lên thành năm mươi vạn đại quân phát động xuôi nam.
Hoàng Thái đế Hoàn Nhan Tà Dã làm nguyên soái, chia binh làm ba đường tấn công Đại Tống. Hoàn Nhan Lâu Thất làm chủ tướng quân tây lộ suất lĩnh tám vạn quân tấn công Thiêm Bắc và Quan Trung. Hoàn Nhan Tông Hàn làm chủ tướng trung lộ, cũng suất lĩnh tám vạn đại quân tấn công Trung Nguyên. Hoàn Nhan Tông Vọng làm chủ tướng đông lộ, cũng suất lính tám vạn đại quân tấn công Sơn Đông.
Hoàn Nhan Tà Dã sẽ suất lĩnh mười vạn đại quAn dọa trấn phủ Yến Sơn, chỉ huy ba lộ đại quân tấn công, cũng sẵn sàng chi viện ba quân.
Ba lộ đại quân lính Kim lấy ba phủ Thái Nguyên, Tương Châu và Đại Danh làm trọng địa hậu cần, sau khi Hoàng Hà kết băng, thổi kèn lệnh xuôi nam.
Trong hành cung Đông Ninh phủ Yến Sơn, Hoàng Thái Đệ Hoàn Nhan Tà Dã đứng trước một bức địa độ bằng gỗ lớn trầm tư. Địa đồ này là dò mấy trăm công tượng mất một năm mới khắc thành, cực kỳ rõ ràng. Chỉ đáng tiếc là trước mắt mới chế tác được đến tuyến Trường Giang. Nhưng dù là vậy nó cũng đã chiếm đến hơn nửa gian phòng.
Hoàn Nhan Tà Dã hiểu rất rõ tình hình triều Tống hiện giờ. Trước mắt, tiểu Hoàng đế Triệu Cấu ở Lâm An lệnh cho ba trọng thần phái chủ chiến là Lý Diên Khánh, Tông Trạch, Lý Cương tọa trấn Thiểm Tây, Trung Nguyên và Sơn Đông, chỉ xem ý chí chống cự đến cùng này thì bản thân quyết sách này không có vấn đề. Nhưng áp dụng rồi chưa chắc đã đem lại được hiệu quả vừa lòng. Mấu chốt vẫn là thời gian.
Tông Trạch ở Trung Nguyên đã chuẩn bị chiến đấu gần một năm, tương đối đầy đủ. Lý Diên Khánh mới đánh thắng Tây Hạ, sĩ khí đang vượng, quân tây lộ sẽ là khúc xương khó gặm nhất. So ra mà nói, Lý Cương mới nhậm chức ở hai đường Kinh Đông, còn chưa chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh, đường phía đông là cửa dễ đột phá nhất.
- Quách Tướng quân thấy thế nào?
Hoàn Nhan Tà Dã hỏi Quách Dược Sư bên cạnh.
Hiện Quách Dược Sư đang đảm nhiệm chức Lưu thủ Yến Sơn, nhưng quân quyền đã bị Hoàn Nhan Tà Dã cướp sạch. Trên thực tế, Quách Dược Sư chỉ là cái ghế trống, thi thoảng cũng được Hoàn Nhan Tà Dã mời tới hởi thăm về quân sự, nhưng phần lớn thời gian chỉ ở trong phủ mượn rượu giải sầu, sống hoài sống phí.
Thực chất Hoàn Nhan Tà Dã không tin tưởng vị đại tướng thay đổi thất thường này. Phản Liêu phản Tống, một ngày nào đó, gã sẽ phản Kim.
Mặc dù trong lòng Quách Dược Sư bất mãn, nhưng không dám thể hiện ra ngoài, chỉ cúi đầu thưa:
- Ti chức đề nghị chủ công đi theo đường phía đông. Nếu Tông Trạch cứu viện được Sơn ĐÔng, đại quân sẽ xuôi nam vào Trung Nguyên, đánh một trận chiếm thành Biện Lương. Còn về đường phía tây, ti chức đề nghị chia binh làm hai đường để tác chiến.
- Chia binh hai đường thế nào?
Hoàn Nhan Tà Dã hứng thú hỏi.
- Ti chức đề nghị một đường tấn công phủ Duyên An, thành thế ép xuôi nam, khiến cho quân Tống trong quan không dám hành động thiếu suy nghĩ. Một đường khác từ Mạnh Tân qua Hoàng Hà tập kích Lạc Dương, chặn Hàm Cốc Quan, không cho tây quân Tống triều cứu viện Trung Nguyên.
- Ý kiến của Lương tiên sinh thế nào?
Hoàn Nhan Hiệp Nghị hỏi sang Lương PHương Bình bên cạnh.
Hiện giờ Lương Phương Bình là phụ tá quan trọng của Hoàn Nhan Tà Dã, dùng con mắt của người Hán để bày mưu tính kế cho Hoàn Nhan Tà Dã, thường thường vẫn chỉ ra điểm mấu chốt cho Hoàn Nhan Tà Dã, cho nên rất được chủ nhân coi trọng.
- Về nguyên tắc ty chức đồng ý với đề nghị của Quách Tướng quân. Nhưng ty chức muốn bổ sung thêm hai điểm, xin Đô Nguyên soái châm chước.
- Mời tiên sinh nói.
Lương Phương Bình vuốt râu:
- Trước mắt, quân đội có chiến lực mạnh nhất của quân Tống là Tây quân. Ty chức đề nghị tăng thêm quân đội cho đường phía tây, chí ít là mười hai vạn quân đội mới có thể ngăn được tây quân toàn diện. Đây là thứ nhất. Thứ hai, khi tiến công, kết hợp hư với thực, không thể một mực dựa vào vũ lực để giải quyết, nhất định phải cân nhắc về lâu dài. Có đoi khi, vận dụng mưu lược thỏa đáng lại chống đỡ được mười vạn hùng binh.
Hai mắt Hoàn Nhan Tà Dã sáng lên, cười hỏi:
- Chắc hẳn tiên sinh đã có tính toán trước.
Lương Phương Bình mỉm cười, ghé vào tai Hoàn Nhan Tà Dã nói nhỏ mấy câu. Hoàn Nhan Tà Dã liên tục gật đầu:
- Quả nhiên là diệu kế!
Hoàn Nhan Tà Dã chắp tay đi trước, lại quay đầu hỏi:
- Ngươi cảm thấy để ai làm thuyết khách thì thích hợp nhất?
Lương Phương Bình cười nhạt:
- Ty chức cảm thấy Tần Cối là thích hợp nhất.
…
Trong hai lần đàm phán của triều Tống và triều Kim, Tần Cối và Trương Bang Xương bị giam trong lần đàm phán đầu tiên. Hơn một năm qua, hai người vẫn bị giam lỏng tại phủ Yến Sơn cùng Hoàng Thái Cực Triệu Cát, khi nước Tống lập một Hoàng đế mới là Triệu Hoàn lên ngôi, họ được đưa tới phủ Hoàng Long ở cố đô nước Kim giam lỏng.
Xế chiều hôm đó, Tần Cối được đưa tới cung Đông Ninh. Sau hơn một năm bị giam giữ, Tần Cối có vài phần tiều tụy hơn. Y phụ trách chầu hạ tiểu binh chăn ngựa, ăn không ngon ngủ không yên, cả người gầy đi hốc hác, lại thiếu dinh dưỡng thời gian dài, khiến cho mặt y tái mét. Y đi tới trước mặt Hoàn Nhan Tà Dã, thi lễ:
- Tham kiến Đô Nguyên soái!
Hoàn Nhan Tà Dã nhìn y:
- Lương tiên sinh đã nói với ngươi chưa?
Tần Cối thở dài, lặng lẽ gật đầu. Vừa rồi Lương Phương Bình có nói cho y biết, Đô Nguyên soái đang muốn chọn giữa y và Trương Bang Xương ra một người thả lại triều Tống. Tương lai nước Kim sẽ dốc toàn lực bồi dưỡng, người này sẽ trở thành người phát ngôn cho lợi ích của nước Kim ở triều Tống.
Lương Phương Bình cũng nói rõ với y, đây là cơ hội duy nhất của y. Nếu y từ chối sẽ do Trương Bang Xương xuôi nam, còn y sẽ được đưa tới phủ Hoàng Long làm bạn với Triệu Hoàn, cả đời không còn cơ hội về nước.
Đương nhiên Tần Cối hiểu người phát ngôn lợi ích là cái gì. Y do dự thật lâu, cuối cùng vẫn đồng ý. Y không thể chịu đựng được sự cô đơn khi bị cầm tù, cũng không thể chịu nổi sự tra tấn về cả tinh thần và thể xác, nằm mơ y cũng khát khao muốn về quê nhà, có kiều thê mỹ thiếp vờn quanh, có cẩm y ngọc thực ê hề, mùa đông lạnh lẽo có thể ngồi trong thư phòng ấm áp chứ không phải tay không đi dọn cứt đái đã đóng băng.
Hoàn Nhan Tà Dã hỏi:
- Đã đồng ý thì nhập đội ở đâu?
Một lính Kim bên cạnh đưa nhập đội do Tần Cối tự tay viết cho Hoàn Nhan Tà Dã. Nhập đội này chính là bản cung của Tần Cối, y tự nguyện trở thành người phát ngôn cho nước Kim ở triều Tống, phục vụ cho lợi ích của nước Kim ở Đại Tống, cũng đã ký tên đồng ý. Nếu Tần Cối đổi ý, nước Kim sẽ công bố nó ra toàn thiên hạ, để cho y thân bại danh liệt. Đây chính là cái đuôi của Tần Cối, có nó, y sẽ không dám hai lòng.
Hoàn Nhan Tà Dã nhận lấy nhập đội, xem qua, hài lòng gật đầu, lại hỏi:
- Vậy ngươi còn cần giúp gì?
Tần Cối do dự một chút mới nói:
- Ty chức muốn gặp Thái Thượng hoàng. Có được thủ dụ của Thái THượng hoàng, ty chức cũng có thể đứng được ở trong triều.
- Có thể. Hôm nay ngươi sẽ đi gặp lão ta!
…
Thái Thượng hoàng Triệu Cát cũng bị giam lỏng trong nội cung Đông Ninh. Ông ta bị giam trong góc tây bắc của cung, vốn là vị trí của Sở Mã Phòng của nước Liêu, ở trong viện tử trước kia là của mã phu ở, chỉ rộng có nửa mẫu, có một gian thư phòng, một phòng ngủ, còn có một phòng sinh hoạt hàng ngày, ngoài ra còn có một phòng hạ nhân, do một lão phụ nhân nước Liêu chăm sóc cuộc sống hàng ngày cho ông ta. Đằng sau còn có một tòa viện tử rất nhỏ, trong một góc hẻo lánh có trồng một cây hòe lâu năm.
Mỗi ngày Triệu Cát sẽ ngồi trong thư phòng một chút, sau đó đi dạo một vòng trong sân, thư tịch và văn phòng tứ bảo đều phải tự bỏ tiền ra mua. Hoàn Nhan Tà Dã khá là thích tranh chữ, nên để cho ông ta dùng tranh chữ mình vẽ đổi lấy thư tịch cùng bút mực.
Tần Cối đi vào trong viện, thấy Thái Thượng Hoàng đang ngồi xổm trong góc tường say sưa nhìn cái gì đó. Tần Cối giật nảy mình, vội vàng quỳ xuống:
- Vi thần tham kiến Thái Thượng hoàng Bệ hạ!
- A, là Tần xá nhân. Hai con kiến này đánh nhau rất hay, hắc đại tướng quân lại không đánh lại xích đầu nguyên soái đâu.
Tần Cối nghe vậy, nghẹn họng nhìn. Đường đường là Thái Thượng hoàng mà lại đang ngồi xổm ở góc tường xem kiến đánh nhau. Y thận trọng thưa:
- Vi thần có việc muốn tìm Bệ hạ!
Triệu Cát nhìn thoáng qua cái bao Tần Cối cầm trong tay, không nhìn hai con kiến đánh nhau nữa, vội hỏi:
- Trong bao có cái gì?
- Khởi bẩm Thái thượng hoàng Bệ hạ, là một chút giấy Tuyên!
Triệu Cát vui mừng ra mặt, bước lên nhận lấy cái bao, liên tục khen:
- Tốt! Tốt! Trẫm có giấy để dùng rồi.
Triệu Cát mặc kệ, cầm cái bao bướcn hanh tới thư phòng, Tần Cối đành phải đứng dậy đi theo.
Thư phòng của Triệu Cát rất đơn sơ. Một cái bàn lớn, một cái ghế, một giá sách dựa vào tường, bên trong có mấy cuốn sách linh tinh, vách tường đã tróc ra lộ cả bùn đất bên trong, góc phòng có một chậu than nhỏ, trong thư phòng cũng không quá lạnh.
Triệu Cát mở một trang giấy đầy phấn khởi, chuẩn bị viết chữ. Tần Cối không nhịn được, thưa:
- Ngày mai vi thần muốn về Đại Tống. Bệ hạ có lời gì muốn vi thần nhắn với Quan gia không?
Triệu Cát ngẩn ra, sắc mặt ảm đạm, một lúc lâu sau mới nói:
- Ngươi quay về nói với Cửu lang, bảo nó phải thương yêu dân chúng, làm một vị Hoàng đế tốt. Lại dặn nó phải sinh hoạt tiết kiệm, không được keo kiệt quân phí.
Ngừng một chút, Triệu Cát lại nói:
- Bảo nó tốt nhất là mau chóng đàm phán với quân Kim, để trẫm sớm về dưỡng lão một chút.
- Bệ hạ muốn về, chỉ sợ việc đầu tiên sẽ phải chính danh cho Quan gia.
- Ngươi nói vậy là có ý gì?
Triệu Cát bực bội hỏi.
- Bệ hạ, từ khi Quan gia đăng cơ tới nay vẫn chưa được Bệ hạ đồng ý. Nếu Bệ hạ sớm đồng ý cho Quan gia làm Vương, tin tưởng Quan gia sẽ tích cực nghĩ cách cứu viện Bệ hạ trở về.
Triệu Cát cười lạnh:
- Ý ngươi muốn nói trẫm không đồng ý cho nó đăng cơ, nó sẽ mặc kệ người cha này?
- Bệ hạ, vi thần chỉ nói lời tự đáy lòng. Chỉ có vi thần mới hiểu được sự gian khổ của Bệ hạ, mới có thể hy vọng Bệ hạ có thể sớm ngày trở về tự đáy lòng.
Thật lâu sau, Triệu Cát thở dài:
- Thôi được! Trẫm sẽ viết một thủ dụ, ngươi mang về cho nó!