Chương 877: Phu thi phòng ngự.
Chương 877: Phu thi phòng ngự.Chương 877: Phu thi phòng ngự.
Khoa cử ở phủ Kinh Triệu được diễn ra một cách gian nan trong cơn tuyết bất ngờ. Ba ngày thi kinh lịch, năm ngày bình quyển, cuối cùng đã yết bảng. Hơn hai ngàn ba trăm cái tên ghi trên bảng, hơn hai ngàn ba trăm thí sinh thi đỗ phát giải thí.
Nhưng niềm vui sướng thi đỗ lại bị đám mây đen của chiến tranh tách ra. Mấy ngày nay, đầu đường cuối ngõ thành Kinh Triệu không nói về chuyện khoa cử, tất cả mọi người đều căng thẳng, thảo luận rằng sắp xảy ra chiến tranh. Nhất thời, Đại tướng nước Kim Hoàn Nhan Lâu Thất trở thành tiêu điểm chú ý và thảo luận của mọi người thành Kinh Triệu.
Trong phủ Kinh lực, Lý Diên Khánh ngòi trước bàn, chăm chú phê duyệt ba bài thi mà phủ học phủ Kinh Triệu đưa lên. Mặc dù tiếng chuông báo động chiến tranh đã gõ vang nhưng hắn cũng không hy vọng chiến tranh sẽ ảnh hưởng đến khoa cử và phủ học chiêu sinh. Theo Lý Diên Khánh, cả hai việc này đều là kế hoạch trăm năm, quan hệ đén tương lai của ba lộ Tây Bắc. Chỉ cần một ngày quân Kim không đánh vào Quan Trung, thì một ngày ông trời cũng sẽ không làm gì được khoa cử và việc phủ học chiêu sinh.
- Lý Tri phủ, ta vẫn chọn bài thi thứ ba. Hai bai thi trước quá khó, chúng ta cũng phải cân nhắc đến hơn năm trăm quân nhân tham gia thi phủ học. Học thức của bọn họ yếu hơn đám sĩ tử một chút.
Lý Quang ngồi bên cạnh cười khẽ:
- Mấu chốt là phủ học của chúng ta chỉ tuyển một ngàn người, nhưng người thi qua phát giải thí lên tới hai ngàn ba trăm người. Nếu có tám phần mười số học sinh kia ghi danh vào phủ học, vậy cũng phải đào thải một nửa. Bài thi quá đơn giản sợ rằng sẽ khó chọn. Không bằng ty chức đưa ra một phương án điều hòa.
- Mời Lý Tri phủ nói.
- Ty chức đề nghị lấy ra hai trăm năm mươi suất dành cho quân đội, dùng bài thi thứ ba để thi. Năm trăm quân nhân thi, coi như hai người trúng một. Còn lại bảy trăm năm mươi danh ngạch khác dàng cho các cử nhân, trừ đi các sĩ tử một lòng muốn tham gia thi tỉnh, chắc sẽ là hai người rưỡi chọn một. Bọn họ sẽ dùng bài thi đầu tiên khó nhất để chấm. Làm vậy sẽ bảo vệ được lợi ích của cả hai bên. Kinh lược cảm thấy phương án này thế nào?
Lý Diên Khanh suy nghĩ một lát, gật đầu cười:
- Đó là một phương án song toàn!
- Vậy quyết định làm vậy đi!
Lý Diên Khánh đưa ba phần bài thi cho Lý Quang. Công việc sau này xin nhờ Lý Tri phủ, sớm ngày đón nhóm học sinh đầu tiên nhập học.
Lý Quang trầm mặc hỏi:
- Kinh lược muốn tới phủ Duyên An sao?
Lý Diên Khánh gật gật đầu:
- Đã có ba vạn quân Kim đóng ở bờ Thạch Châu bờ đông sông Hoàng Hà rồi, đều là quân tinh nhuệ cả. Hẳn là quân Kim sắp sửa phát động tấn công phủ Duyên An.
- Sẽ có nạn dân trốn vào Quan Trung chứ?
Lý Quang lo âu hỏi.
- Có thể sẽ có. Sẽ có một phần dân chúng Phủ Duyên An, Phu Châu, Phường Châu, Đan Châu trốn vào Quan Trung. Chúng ta phải chuẩn bị sẵn sàng!
Lý Quang thầm thở dài. Vừa mới vận chuyển an trí ba mươi vấn vạn dân Tống từ Tây Hạ xuôi nam, lại có thêm mấy chục vạn nạn dân nữa, Quan Trung làm sao chịu nổi.
- Quan Trung có thể bị quân Kim đột phá không?
- Ta cũng chỉ có thể nói là có thể. Mục đích của quân Kim là Quan Trung. Nhưng chúng ta chỉ cần giữ vững phủ Duyên An, lính Kim cũng sẽ không dám đơn độc xâm nhập.
Lý Diên Khánh cười nói:
- Ta đã chuẩn bị đâu vào đó cả rồi. Tin chắc quân Kim sẽ phải nuốt hận ở Thiểm Tây lộ!
…
Một canh giờ sau, Lý Diên Khánh suất lĩnh ba vạn quân Kinh Triệu rời Quan Trung, theo đường Lạc Thủy chạy tới phủ Duyên An.
Vì tuyết rơi, tiến độ quân Kim tiến đánh triều Tống cũng bị ảnh hưởng, chậm hơn nhiều. Lần này tiến đánh Thiểm Tây lộ cũng không phải mục tiêu trọng điểm của quân Kim, kiềm chế quân Kinh Triệu của Lý Diên Khánh mới là mục tiêu chiến lược. Cho nên quân Kim chia binh làm hai đường để tấn công Thiểm Tây lộ. Một đường đánh Thiểm Bắc, chủ yếu nhằm vào phủ Duyên An và Tuy Châu. Một đường khác xuôi nam, từ Mạnh Tân qua Hoàng Hà, tập kích Lạc Dương, chặt đứt Hàm Cốc Quan, để cho quân Tây Tiến không thể viện trợ Trung Nguyên.
Tiến dánh Trung Nguyên và Sơn ĐÔng mới là mục tiêu thực sự của chiến dịch mùa đông lần này của quân Kim.
Dù mục đích chỉ là để kiềm chế quân Kinh Triệu nhưng quân Kim vẫn bỏ hết tiền vốn để đánh Thiểm Bắc, điều động ba vạn kỵ binh tinh nhuệ từ Thiểm Bắc xuôi nam, chuẩn bị phát động tấn công mãnh liệt vào phủ Duyên An.
Trước mắt, chủ tướng quân Tống ở Thiểm Bắc là Phó Đô thống Ngô Giai. Hai tháng trước Lý Diên Khánh đã bắt đầu chuẩn bị cho trận chiến này. Hắn hạ lệnh di tản cư dân các nơi phủ Duyên An tới phủ nha phủ Duyên An tại huyện Phu Thi, bao gồm cả hai mươi vạn dân chúng của năm huyện Diên Xuyên, Diên Trường, Lâm Chân, Môn Sơn, Cam Tuyền đều rút về thành Phu Thi. Đồng thời, hắn lệnh cho quân đội và vật tư ở các hiểm quan yếu ải phủ Tuy Châu và Duyên An rút hết về huyện Phu Thi. Trên thực tế hắn đang áp dụng kế sách vườn không nhà trống tại phủ Duyên An.
Mặt khác, Lý Diên Khánh tọa trấn Thiểm Tây lộ, hạ lệnh đại tu thành Phu Thi, thành Kinh Triệu, thành Phu, Đồng Quan và Bồ Tân Quan, nâng cao và gia cố tường thành.
Mạch chiến lược của Lý Diên Khánh vô cùng rõ ràng, xây thành trung tâm thật vững chắc, lấy ưu thế am hiểu phòng ngự thành trì của quân Tống để giao đấu với quân Kim, tránh đi ưu thế kỵ binh của quân Kim, đồng thời, huấn luyện hương binh mở rộng, nâng cao năng lực tự vệ của hương binh. Từ khi hắn tọa trấn Thiểm Tây lộ, đã quán triệt chiến lược này cực kỳ triệt để.
Trước mắt, phủ Duyên An có chừng ba mươi vạn nhân khẩu, trên cơ bản đều sinh hoạt trong phạm vi năm mươi dặm quanh phủ nha huyện Phu Thi. Trong ba mươi vạn người, nhặt ra được tám vạn người gây dựng đội hương binh phòng ngự, tăng cường huấn luyện cung tiễn và trường thương.
Trấn An Bình là một tòa trấn lớn ở phía đông vòng phòng ngự phủ Duyên An, cách huyện Phu Thi năm mươi dặm, bao gồm cả thôn dân xung quanh, có ước chừng ba ngàn người. Trấn An Bình huấn luyện năm trăm hương binh phối hợp phòng ngự, trang bị không tệ, mặc đồ mặc bố giáp, đội mũ phạm dương, mỗi người có một thanh trường mâu và một bộ cung tiễn, có binh sĩ còn được chia cho đoản đao tự chế.
Bố giáp xuất hiện sớm nhất từ triều Đường, là dùng vải dệt tinh mịn chế thành, công nghệ chế tác cũng không đơn giản. Trước hết phải ngâm mấy lần đất, rồi ngâm trong dầu, phơi khô, rồi lại ngâm, mấy lần, bền chắc không thua gì giáp da. Đồ mặc bố giáp là trang bị phòng ngự của quân đội Trung Nguyên, được chế tác với số lượng lớn suốt từ thời Đường và Ngũ Đại dồn lại, trong khố phòng Quân Khí Giam ở Kinh thành có rất nhiều. Lý Diên Khánh vận chuyển ít nhất năm mươi vạn bộ bố giáp đến phủ Kinh Triệu, bôi thêm lượt sơn nữa lên là có thể dùng.
Cảnh báo đã được phát ra, bách tính trấn An Bình nhao nhao rút tới huyện Phu Thi, chỉ có năm trăm hương binh phối hợp phòng ngự ở lại. Bọn họ hết sức quen thuộc địa hình phụ cận, cũng không e ngại kỵ binh nước Kim.
Chủ tướng thống lĩnh năm trăm hương binh là một viên thuộc cấp quân Tống, tên Trịnh Bình, người Phu Thành, là một lão binh có vài chục năm tuổi quân. Mấy tháng trước vì lập công khi tiến đánh Đạp Cát Trại nên mới được thăng từ áp đội lên thuộc cấp.
Nhiệm vụ chính của Trịnh Bình là suất lĩnh đội hương quân này quấy rối hậu phương quân Kim, đả kích đội lương thực của quân Kim.
Giữa trưa, năm trăm hương binh đang ngồi xổm ở một khe suối nghỉ ngơi, chợt có một lính gác hô to:
- Phía xa có biến!
Đám binh sĩ đang ngủ gà ngủ gật nhao nhao đứng dậy. Trịnh Bình chạy lên đỉnh sườn núi nhỏ, nhìn ra xa.
Xa xa, trong tuyết trắng mênh mang, một con rắn đen to tướng đang hối hả tiến tới hướng này. Xem đường kính con rắn, ước chừng có hai ba ngàn người, đều là kỵ binh, nhìn đằng sau, không có bộ đội nữa.
Đội ngũ càng ngày càng gần, cũng càng rõ ràng hơn. Trịnh Bình đã thấy rõ, quả nhiên là kỵ binh nước Kim. Y lập tức ra lệnh:
- Lập tức thả bồ câu báo cho huyện thành đã phát hiện tiên phong quân Kim. Khoảng ba ngàn binh.
Mấy con bồ cây vỗ cánh bay lên không trung, hướng tới huyện Phu Thi…
Huyện Phu Thi là phủ nha phủ Duyên An, cũng là huyện thành lớn nhất phía bắc Thiểm Tây lộ, dài hơn ba mươi dặm. Trong chiến dịch trường kỳ với quân Tây Hạ, huyện Phu Thi vẫn là trọng địa hậu cần của quân Tống, kinh doanh gần trăm năm, huyện Phu Thi đã ba lần được trùng tu, tường thành cao lớn và kiên cố. Nhất là lần tu kiến thứ ba vào ba mươi năm trước, dẫn nước từ sông Thanh Thủy làm sông hộ thành, khiến cho huyện Phu Thi cũng có sông hộ thành vây quanh.
Lý Diên Khánh tọa trấn phủ Kinh Triệu bèn bỏ ra năm mươi vạn xâu tiền một lần nữa cải tạo sửa chữa cả huyện Phu Thi. Hắn xây dựng rất nhiều phòng xá cho nạn dân trong huyện thành, hiện giờ, trong huyện thành, gần như không thấy hào môn đại hộ nữa, nhà giàu phủ Duyên An đều rời tới Kinh Triệu cả rồi, khiến cho trong huyện thành về cơ bản chỉ có tiểu hộ một nhà hai gian hoặc một nhà một gian. Cải tạo này khiến cho huyện Phu Thi từ chỗ chỉ chứa được ba trăm ngàn người đã tăng đến năm trăm ngàn người.
Sở dĩ phủ Duyên An trở thành lô cốt đầu trong cuộc chiến kháng Kim chủ yếu là vì thông đạo Tần Tấn. Hoàng Hà ngăn cách Tần với Tấn, phía nam phủ Duyên An có đại hạp cốc Tần Tấn nổi danh, hai bên bờ đều là núi cao, cho dù mùa đông, Hoàng Hà có kết bang, quân đội cũng rất khó xuyên qua những dãy núi hiểm trở này, chỉ có ở phía nam đại hạp cốc Tần Tấn có một lỗ hổng, là Bồ Tân Quan nổi danh. Cho nên, giao thông qua lại giữa hai nước Tần Tấn hoặc là qua Bồ Tân Quan và Đồng Quan, hoặc là đi qua phía bắc phủ Duyên An.
Đương nhiên phủ Duyên An trở thành con đường quan trọng để quân Kim tiến vào phía bắc Thiểm Tây lộ. Mặc khác, về mặt chiến lược, quân Kim công chiếm được phía bắc Thiểm Tây lộ sẽ phá vỡ trạng thái giằng co của Tống Hạ hiện tại, rất dễ sinh ra hỗn loạn.
Lý Diên Khánh cũng nhìn thấu được điều này nên mới chọn ra một điểm, dồn trọng tâm phòng ngự của quân Tống ở phía bắc Thiểm Tây lộ sang. Hiện giờ chính là huyện Phu Thi.
Quân Tống chỉ cần khống chế được tòa thành này sẽ giống như khối u ác tính trên cơ thể người, lúc nào lực lượng quân sự cũng có thể từ đây xông ra các nơi. Quân Kim cũng vậy, nếu bọn họ không nhổ cái huyện Phu Thi này đi, sẽ bị quân Tống chặn đường lui, cuối cùng hai mặt thụ địch mà thất bại. Cho nên, huyện Phu Thi sẽ là một con đường mà quân Kim không thể đi vòng qua.
Trước mắt, ngoài Ngô Giai suát lĩnh một vạn năm ngàn quân đội, Lưu Kỹ cũng suất lĩnh một vạn quân đội chạy tới huyện thành huyện Phu Thi. Trú quân trong huyện lên tới hai vạn năm ngàn người. Ngoài ra còn có năm vạn hương binh phối hợp phòng ngự, còn có ba mươi vạn bách tính từ các nơi phủ Duyên An rút về.
Mặt khác, Lý Diên Khánh còn tự dẫn hai vạn trú quân đóng cách Phu THành hơn trăm dặm về phía nam, từ xa xa hô ứng với huyện Phu Thi.
Trong thành đang tu kiến công sự phòng ngự với khí thế ngất trời. Trên đầu thành có mấy trăm cái nồi lớn đang không ngừng đun nước. Nước sôi một cái lại đổ lên đầu tường thành, chỉ lát sau đã kết thành băng. Đây là ưu thế khi thủ thành vào mùa đông, trong trận chiến phòng ngự Đông Kinh, một tầng băng dày cũng đủ để chống chấn thiên lôi, đồng thời cũng khiến cho việc công thành khó khăn hơn nhiều.
Đầu tường, ngoài nước sôi, quân Tống còn chuẩn bị hơn ba trăm giá hỏa pháo, dùng để bắn chấn thiên lôi. Hỏa pháo này có thể bắn chấn thiên lôi tật lê nặng đến bốn mươi cân ra xa ngoài trăm bước. Chấn thiên lôi tật lê này là một món lợi khí để tấn công tổ xe công thành.
Hai vạn năm ngàn quân đội cùng năm vạn hương binh phóng ngự phối hợp quây huyện Phu Thi cứng như cái thùng sắt.
Trên đầu thành, Lưu Kỹ đang chăm chú nhìn nơi xa xa phía đằng đông. Y vừa mới nhận được bồ câu của thủ hạ thuộc cấp Trịnh Bình đưa tới. Ba ngàn quân tiên phong của địch đã xuất hiện ngoài năm mươi dặm. Rốt cuộc quân Kim đã đánh tới.