Chương 1046: Bắc phạt Cao Ly (thượng)
Chương 1046: Bắc phạt Cao Ly (thượng)Chương 1046: Bắc phạt Cao Ly (thượng)
Sáng hôm sau Lý Diên Khánh triệu kiến Thuyền Vương Trịnh Vinh THái, đưa ra yêu cầu mượn dùng thương đội của gã để xuất binh. Lúc này Trịnh Vinh Thái khẳng khái đáp ứng, cho quân Tống mượn bốn trăm chiếc thuyền biển lớn, tăng thêm ba trăm chiếc thuyền biển của quân Tống, tổng cộng bảy trăm chiếc thuyền biển ba ngàn thạch trở lên, chỉ riêng thủy thủ chèo thuyền đã hơn một vạn người.
Cùng lúc đó, Cao Thâm và Tiêu Trọng Cung cử hành đàm phán ngưng chiến lần thứ hai. Cao Thâm đưa ra điều kiện triều Tống ngưng chiến, lập tức phóng thích tất cả con dân Đại Tống bị bắt đi. Tiêu Trọng Cung cũng đưa ra điều kiện tương ứng, đó chính là yêu cầu triều Tống buông mậu dịch. Trên dàn khung giản lược hai bên đạt thành nhất trí, lại tiếp tục thảo luận vấn đề chi tiết.
Buổi chiều, Tri Chính Đường dưới sự chủ trì của Lý Diên Khánh mở nghị sự quốc quân, bàn bạc chuyện ký kết hiệp nghị đình chiến Tống Kim. Tham gia nghị sự không chỉ có năm tên Tướng Quốc, còn có Xu Mật Viện và quan lớn Lục Bộ cùng có mặt.
Cao Thâm nói trước kết quả hai lần đàm phán với đặc sự Kim quốc, y nói với mọi người:
- Chúng ta đề xuất phóng thích tất cả con dân triều Tống, mặc kệ bị bắt cóc hay tự nguyện bắc thượng, đều yêu cầu đưa tất cả về Đại Tống. Đối phương đáp ứng điểm này, nhưng họ cho rằng người Hán Liêu quốc không thuộc về dân Tống, cũng không trong phạm vi trục xuất.
Trong nghị sự đường lập tức bàn luận ầm ĩ, Phạm Trí Hư hỏi:
- Trong này đã có vấn đề rồi, vậy chúng ta kiểm tra đối chiếu sự thật đối phương đã hoàn toàn thực hiện lời hứa thế nào. Rất nhiều nô lệ người Tống bị giấu kín trong bộ lạc, chúng ta căn bản không có cách nào xác minh, về hiệu quả của điều này cũng phải bàn bạc.
Cao Thâm cười nói:
- Vấn đề này Nhiếp Chính Vương điện hạ cũng nói tới, đầu tiên đây không phải một điều ước đồng minh lâu dài, mà là hiệp nghị đình chiến một nam. Bản thân hiệp nghị đình chiến này cũng không quan trọng, cho nên Kim băng có bỏ qua hứa hẹn hay không chúng ta không cần quá coi là thật. Quan trọng là chúng ta phải lợi dụng khoảng thời gian này chuẩn bị chiến đấu cho tốt, đây mới là quan trọng.
Lý Diên Khánh ở bên chậm rãi nói:
- Ta bổ sung một câu, sở dĩ Kim quốc đáp ứng rất thoải mái, kỳ thực trong này còn một nguyên nhân. Sau khi Kim quốc công chiếm Trung Nguyên, vì xây dựng Hà bắc trở thành căn cứ hậu cần để Kim binh xuôi nam, họ đã thả rất nhiều dân Tống cướp giật ra, để họ tập trung trồng lúa, gia tăng dự trữ lương thực cho quân đội. Đương nhiên, Kim quốc còn có Tống nô, nhưng quả thực đã không nhiều lắm, phần lớn là dân Hán Liêu quốc. Cho nên, ta cho rằng chúng ta không cần dây dưa quá nhiều trong chuyện này.
Lý Cương lại hỏi:
- Vậy điện hạ thấy thế nào về điều kiện buông lỏng mậu dịch?
Lý Diên Khánh mỉm cười:
- Có thể đáp ứng điều kiện này, nhưng tự chúng ta cần phải tiến hành quản lý nghiêm ngặt. Các loại vật tư chiến lượng như sắt, lương thực, tiêu thổ, dầu hỏa, nguyên liệu vũ khí phải khống chế nghiêm ngặt, tuyệt đối không được chảy vào Kim quốc. Trái lại, tơ lụa, đồ sứ, lụa màu, son phấn những thứ hưởng thụ xa xỉ này phải cổ vũ tìm tới Kim quốc. Chỉ cần chúng ta quản lý thật tốt, tự do mậu dịch thì có làm sao?
Mọi người lục tục gật đầu. Lúc này, Tân nhiệm Binh Bộ Thượng Thư Trương Thúc Dạ nói:
- Nhưng theo ta được biết, Kim quốc có hai nơi sản xuất sắt, một nơi là Phủ Liêu Dương, tiếp theo bắt nguồn từ Cao Ly. Nhất là Cao Ly, trực tiếp bán sắt cho Kim quốc. Nếu như hai nơi này không ngừng sản xuất, chúng ta áp dụng cấm sắt kỳ thực không có ý nghĩa.
Xu Mật Phó Sứ Vương Khoan cũng nói:
- Vùng Liêu Dương từng là chiến trường chính đại chiến Liêu Kim, mỏ quặng Liêu Dương bị phá hư vô cùng nghiêm trọng, tất cả lò cao và miệng mỏ gần như đều bị phá hủy, rất nhiều thợ mỏ và công tượng dã luyện cũng chết trong chiến tranh, dẫn tới sản lượng Liêu Dương giảm mạnh kịch liệt, khôi phục gần mười năm, sản lượng trước mắt cũng chỉ bằng hai thành lúc cao nhất.
- Vì sao khôi phục chậm như vậy?
Phạm Trí Hư hỏi.
- Chủ yếu là Kim quốc có thể dùng giá tiền cực kỳ rẻ thu hoạch được rất nhiều sắt từ Cao Ly, thỏa mãn nhu cầu chuẩn bị chiến đấu của họ. Khôi phục sản lượng sắt Liêu Dương không chỉ cần quăng xuống món tiền khổng lồ, lấy quặng dã luyện hao phí rất nhiều tiền vốn, không có lợi, cho nên Kim quốc cũng không nóng lòng khôi phục sản lượng sắt Liêu Dương.
Trên đại sảnh lại bàn bạc ầm ĩ, Lý Diên Khánh vung tay:
- Mọi người xin an tĩnh!
Mọi người an tĩnh lại, Lý Diên Khánh nói:
- Tiếp theo ta muốn nói với mọi người một chtú vấn đề Cao Ly. Trước mắt Cao Ly xảy ra nội loạn, quyền thần giữa đường. Cao Ly Vương hi vọng triều Tống phái binh trợ giúp Cao Ly bình loạn. Ta cảm thấy đây là một cơ hội tốt, nếu như chúng ta khống chế Cao Ly, không chỉ chặt đứt nguồn mộ lính và nguồn vật tư quan trọng của Kim quốc, còn mở ra con đường tương lai tấn công đông bộ Kim quốc.
Mọi người lại xôn xao, Cao Ly lại muốn mời triều Tống xuất binh. Phạm Trí Hư vội hỏi:
- Điện hạ, có bằng chứng thỉnh cầu xuất binh không?
Lý Diên Khánh lấy mật chiếu ra truyền đọc cho mọi người. Phạm Trí Hư vỗ bàn nói:
- Có mật chiếu này, chúng ta có danh nghĩa xuất binh rồi!
Cao Thâm cũng hỏi:
- Điện hạ đã quyết định xuất binh, vậy khi nào xuất binh thì thích hợp?
Lý Diên Khánh cười nhạt một tiếng:
- Vừa rồi Vương Phó Sứ đã công bố đáp án rồi, vì cắt đứt nguồn sắt của Kim quốc, ta quyết định thượng tuần tháng chín xuất binh.
Tất cả mọi người hơi ngẩn người, hiện giờ đã là hạ tuần tháng tám, Nhiếp Chính Vương định thượng tuần tháng chín xuất binh, muộn nhất chỉ có nửa tháng, có kịp không?
Cao Thâm vội vàng nói:
- Điện hạ, chỉ sợ không đủ thuyền biển.
Lý Diên Khánh cười nói:
- Sáng nay ta đã triệu kiến Thuyền Vương Trịnh Vinh Thái, hắn đáp ứng đưa toàn bộ thuyền biển cảng Minh Châu và Tuyền Châu cho triều đình, tổng cộng bốn trăm hai mươi chiếc thuyền. Lại thêm ba trăm chiếc thuyền biển của chúng ta, tổng cộng hơn bảy trăm chiếc, ta cho rằng đã đủ rồi!
Giờ mọi người mới hiểu được, hóa ra Nhiếp Chính Vương đã chuẩn bị tốt trận chiến này rồi, chỉ chờ Tri Chính Đường quyết định.
Tri Chính Đường lập tức thông qua toàn phiếu đề án xuất binh Cao Ly, đồng thời cũng thông qua Kim quốc ký tên dự thảo hiệp nghị đình chiến, tiến đánh Cao Ly đã lên dây cung, không thể quay đầu lại.
…
Mùng tám tháng chín, Lý Diên Khánh bổ nhiệm Đô Thống Chế Trương Thuận là Thống soái đông chinh, mấy chục tên đại tướng bao gồm huynh đệ Nguyễn thị, dẫn năm vạn đại quân ra biển từ Đăng Châu, đánh tới Cao Ly không xa.
Trên thực tế, Lý Diên Khánh đã thông qua đủ loại con đường hiểu rõ tình hình Cao Ly.
Cao Ly vốn có được hai mươi vạn đại quân, nhưng hai mươi năm trước, họ phái mười vạn đại quân giúp đỡ Liêu quân, kịch chiến với người Nữ Chân vừa mới phát triển, kết quả mười vạn đại quân gần như toàn diệt. Cao Ly bị ép cầu hòa với người Nữ Chân, trái lại phái binh trợ giúp người Nữ Chân tiến đánh Liêu quốc. Mặc dù đất đai của họ không ngừng khuếch trương về phía bắc, nhưng cái giá phải trả là thương vong thảm trọng.
Nhất là mười vạn quân đội Cao Ly liên tục gia nhập Kim binh xâm lấn Đại Tống, nhưng sau vô số trận thảm liệt chiến bại, mười vạn binh sĩ Cao Ly táng thân toàn bộ tại Đại Tống, không một người trở lại. Điều này mang tới đả kích nặng nề cho Cao Ly, khiến cho Cao Ly và Bột Hải bộ đều không còn binh.
Lúc này quân đội Cao Ly chỉ còn lại hơn sáu vạn người, nằm trong tay Lý Tư Khiêm và Thác Tuấn Kinh. Nhiều năm chinh chiến khiến quốc lực Cao Ly cực kỳ mệt mỏi, lúc này chính là thời điểm nước Cao Ly suy nhược nhất. Lý Diên Khánh cũng cân nhắc xuất binh Cao Ly, mở ra một con đường tấn công Kim quốc từ tuyến đông.
Nhưng vào lúc này, Thiên tử Cao Ly Vương Giai cầu viện triều Tống, diệt trừ quyền thần, khiến Lý Diên Khánh tìm được cái cớ rất tốt để xuất binh.
Từ sáu trăm năm trước đại tướng triều Tùy Lai Hộ Nhi tấn công Cao Câu Ly theo đường biển tới nay, bán đảo Triều Tiên không còn gặp phải tấn công đường biển. Hơn một trăm năm qua, uy hiếp của vương triều Cao Ly đều đến từ phương bắc, cho nên quân đội Cao Ly cũng chủ yếu đóng giữ tuyến sông Áp Lục phương bắc. Chẳng qua đô thành Khai Kinh của Cao Ly cũng có hơn hai vạn người đóng giữ, các nơi khác đều chỉ có một số dân đoàn địa phương đóng giữ.
Trải qua mấy ngày đi thuyền ngắn ngủi, đội thuyền Đại Tống đã tới nước Cao Ly. Hoàng hôn hôm ấy, hơn bảy trăm chiếc thuyền biển Đại Tống xuất hiện trên mặt biển chỗ cửa sông Thành Giang, ngược dòng mà tiến theo Thành Giang, khoảng năm mươi dặm sẽ tiến tới Khai Kinh đô thành Cao Ly. Nhưng đội thuyền quân Tống không trực tiếp tới Khai Kinh, mà kiên nhẫn chờ đợi màn đêm buông xuống.
Lúc này, một số ngư dân trên mặt biển đã bị quân Tống khống chế, đội thuyền quân Tống phong tỏa cửa sông Thành Giang.
Khi màn đêm buông xuống, quân Tống bắt đầu lên bờ phía đông cửa sông Thành Giang, mãi cho tới lúc canh một, năm vạn đại quân lên bờ toàn bộ, bắt đầu xếp hàng xuất phát tới Khai Kinh.
Khai Kinh cũng chính là Khai Thành hiện giờ, sau khi Vương Kiến sáng lập Cao Ly, liền ấn định đây là đô thành. Khai Kinh chu vi dài hơn bốn mươi dặm, có hơn hai mươi vạn nhân khẩu, trú quân hai vạn người.
Quân Tống tới Khai Kinh vào thời gian canh hai, một số bách tính ngoài thành sợ hãi nhà nhà đóng cửa. Họ cũng không biết đại quân này tới từ phương nào, nhưng họ đều biết, chắc chắn là một trận chính biến mới sắp xảy ra. Chính biến năm ngoái rất nhiều người còn ký ức mới mẻ, lửa lớn thiêu đốt trong thành ba ngày, toàn bộ hoàng cung đều bị đốt thành đất trống, đêm đó không biết chết bao nhiêu người.
Buổi tối hôm nay có thể tái diễn bi kịch lần nữa hay không?