Chương 1047: Bắc phạt Cao Ly (trung)
Chương 1047: Bắc phạt Cao Ly (trung)Chương 1047: Bắc phạt Cao Ly (trung)
Quân Tống dừng bước cách thành nam hai dặm, Trương Thuận lệnh Nguyễn Tiểu Thất dẫn một vạn quân đội tiến tới phía bắc chặn đường. Thời gian trôi qua từng giờ, vào lúc canh ba, Trương Thuận dẫn bốn vạn đại quân tới bên ngoài thành Khai Kinh hai dặm, lúc này trong ngoài thành một màu đen kịt, tường thành đen nhánh dựng đứng trên bãi đất trống.
Trương Thuận chăm chú nhìn tường thành, nếu không phải huynh đệ Nguyễn thị nhắc nhở mình, gã còn không nhìn ra quân đội của họ đã tới Cao Ly, đây có khác thành trì Đại Tống ở chỗ nào?
Quân Tống và quân đội Cao Ly đã nhiều lần giao thủ, kỵ binh của quân Cao Ly còn được, nhưng sức chiến đấu của bộ binh lại tương đối yếu kém, đây cũng là nguyên nhân Lý Diên Khánh xuất binh năm vạn. Đây là năm vạn quân tinh nhuệ Tây quân, am hiểu đánh đêm, chỉ cần tác chiến bình thường, năm vạn đại quân đủ chiếm lĩnh đô thành Cao Ly.
Một lát, một trinh sát chạy về bẩm báo:
- Khởi bẩm Đô Thống, trên đầu thành rất yên tĩnh, không nhìn thấy một binh sĩ.
Trương Thuận gật đầu, quay người nói với hai mươi tên lính tạo thành đội bạo phá:
- Có thể hành động rồi!
Hai mươi tên lính chạy vội mà ra, họ cầm hai quả Chấn thiên lôi loại nổ thành và mấy tấm gỗ lớn chạy tới cửa nam. Thành Khai Kinh cũng có sông hộ thành, chẳng qua sông hộ thành không rộng, chỉ có hai trượng, dùng mấy tấm gỗ dài là có thể dựng đi qua.
Nhưng binh sĩ vừa dựng tấm ván gỗ, mấy trăm tên cung tiễn thủ trên đầu thành chợt hiện thân, nhắm ngay hai mươi tên binh sĩ quân Tống cùng bắn tên.
Hai mươi binh sĩ quân Tống né tránh không kịp, lục tục trúng tên, lập tức kêu thảm liên miên. Hai tên binh sĩ ôm Chấn thiên lôi đang qua cầu, hai người họ trúng liền mấy chục mui tên, ngã xuống sông hộ thành, hai quả Chấn thiên lôi cũng chìm vào đáy sông.
Lúc này, ánh lửa lóe lên trên đầu thành, hơn vạn binh sĩ Cao Ly giương cung lắp tên, đứng trên đầu thành, một người đàn ông trung niên dẫn đầu, chính là Đại Khuông Thác Tuấn Kinh của vương triều Cao Ly. Mặc dù quân Tống phong tỏa đường biển, nhưng lại có người trên bờ nhìn thấy đội thuyền, vội vàng chạy vào thành báo cáo.
Lúc này Lý Tư Khiêm không ở kinh thành, trong thành do nhân vật số hai của vương triều Cao Ly là Thác Tuấn Kinh tọa trấn. Tin tức này khiến Thác Tuấn Kinh trợn mắt há mồm, mấy trăm chiếc thuyền biển xuất hiện ở cửa sông Thành Giang, đội quân này ngoại trừ quân Tống ra, không còn ai khác.
Thác Tuấn Kinh lập tức hiểu được, không cần phải nói, nhất định là tên khốn Vương Giai kia cầu viện triều Tống. Thác Tuấn Kinh hận nghiến răng nghiến lợi, nhưng hiện giờ y không để ý tới thu thập Vương Giai, trước phá quân Tống đánh lén, sau đó thu thập tên khốn này.
Thác Tuấn Kinh lập tức hạ lệnh bố trí toàn bộ hai vạn binh sĩ lên thành, hành quân lặng lẽ, cho quân Tống một đón đầu đau đớn.
Mặc dù xử lý hai mươi quân Tống, nhưng Thác Tuấn Kinh lại hơi thất vọng. Y vốn tưởng rằng quân Tống sẽ có hơn nghìn người trèo tường thành ban đêm, không nghĩ tới quân Tống lại phái hai mươi tên lính tới đánh lén, họ muốn làm gì?
Trương Thuận giận tím mặt, quân đội Cao Ly lại có mai phục, nhưng dù là có mai phục, mình cũng muốn phá thành. Gã lập tức ra lệnh:
- Một vạn nỏ quân lên, ngăn chặn quân địch đầu tường!
Một vạn Thần tí nỏ thủ lập tức xếp hàng chạy lên. Thần tí nỏ tầm bắn xa, khoảng cách sát thương một trăm năm mươi bước, mà tầm bắn của cung tên đầu tường lại khoảng tám mươi tới một trăm bước, Thần tí nỏ quân Tống rõ ràng chế trụ binh sĩ Cao Ly.
Một vạn Thần tí nỏ thủ chia làm ba hàng bắn tên dày đặc trên đầu tường. Mũi tên dày đặc như mưa rơi không dừng lại, khiến binh sĩ quân Cao Ly bị áp chế gắt gao, không cách nào ngẩng đầu.
Lúc này, một đội bạo phá thủ lại chạy tới, họ được tên nỏ yểm hộ thuận lợi chạy tới dưới cửa thành, trực tiếp đóng hai quả Chấn thiên lôi loại lớn vào cửa thành. Họ châm ngòi lửa, lập tức nhảy vào sông hộ thành tránh né. Mấy trăm tên nỏ thủ quân Tống gần cửa thành cũng quay đầu phi nước đại, vọt ra mấy chục bước liền nằm rạp xuống đất, ôm chặt lấy đầu.
Quân Tống còn lại cũng ngồi xổm trên mặt đất, lục tục bưng kín lỗ tai. Binh sĩ Cao Ly trên đầu thành vẻ mặt mờ mịt, ai cũng không rõ xảy ra chuyện gì?
Đúng lúc này, hai tiếng nổ kinh thiên động địa cùng vang lên ở chỗ cửa thành. Mặt đất run rẩy, tường thành lay động, khói lửa màu đen tràn ngập toàn bộ thành lâu. Binh sĩ trên đầu thành đau đớn che lỗ tai, rất nhiều bị tiếng nổ mạnh xung kích, tai ù đầu choáng, bất lực ngồi trên đầu tường.
Vụ nổ lớn này khiến hơn trăm binh sĩ Cao Ly ngay phía trên bị đánh chết tại chỗ, tường thành gần cửa thành xuất hiện mấy chục vết rách thật sâu, nếu như nổ thêm lần nữa sẽ đổ sụp.
Cửa thành làm bằng gỗ nặng nề đã biến mất không thấy gì nữa, cầu treo cũng bị nổ vỡ nát, chỉ còn lại một sợi xích sắt treo một mảnh gỗ trên đầu thành. Động cửa thành mở rộng ra, có thể trông thấy kiến trúc bên trong thành.
Trương Thuận hét lớn một tiếng:
- Giết lên! Đánh vào thành đi.
Mấy vạn quân Tống rống giận đánh vào trong thành. Thác Tuấn Kinh cũng hô lớn trên đầu thành:
- Xuống thành quyết chiến với quân địch, đuổi họ ra khỏi Khai Kinh!
Một trận chiến thảm liệt bùng nổ trên đường phố trong thành Khai Kinh.
…
Sáu vạn đại quân Cao Ly ngoại trừ hai vạn bố trí ở kinh thành ra, bốn vạn đại quân còn lại bố trí ở Nghĩa Châu bờ nam sông Áp Lục. Nghĩa Châu vốn là lãnh thổ Liêu quốc, bởi vì đại chiến Liêu Kim, Liêu quốc bị đánh bại, không rảnh bận tâm quân Cao Ly khuếch trương phía bắc. Cao Ly thừa dịp cướp đoạt Nghĩa Châu, đổi tên thành Tân Nghĩa Châu.
Sở dĩ bố trí bốn vạn đại quân ở Nghĩa Châu, cũng bởi vì Kim binh bị đánh bại ở triều Tống, Kim binh cảnh nội triều Tống bị diệt toàn quân, không chỉ khiến Kim quốc khủng hoảng, cũng tương tự khiến cho nước Cao Ly cực kỳ căng thẳng. Cao Ly đã liên tục chuyển vận mười vạn đại quân cho Kim binh tiến đánh Đại Tống, khiến Hà Bắc Trung Nguyên sinh linh đồ thán, mấy triệu người chết dưới gót sắt Kim binh.
Người nắm quyền của Cao Ly hiểu được trong lòng, một khi quân Tống phản công Kim quốc, Cao Ly ắt gặp phải thanh toán.
Vì phòng ngừa quân Tống giết vào Cao Ly, Lý Tư Khiêm tự mình dẫn bốn vạn đại quân đóng giữ ở tuyến sông Áp Lục. Nhưng y có nằm mơ cũng chẳng ngờ quân Tống lại đánh tới từ đường biển, trực tiếp công chiếm Khai Kinh.
Sau khi quân Tống công chiếm Khai Kinh tới ngày thứ năm Lý Tư Khiêm mới nhận được tin tức. Khi y nghe nói Triều Tiên Cung trong thành của của mình bị tấm phúc của Vương Giai, tăng nhân Diệu Thanh dẫn đầu quân Tống giết vào, năm con trai và mười một cháu trai đều bị quân Tống chém giết không còn, y quát to một tiếng, miệng phun máu tươi té xỉu, mãi đến khi thân binh cố gắng cứu giúp y mới chậm rãi thức tỉnh.
Trong lúc nhất thời Lý Tư Khiêm khóc lóc đau khổ, năm nay y đã năm mươi ba tuổi, năm con trai và mười một cháu trai đều bị giết hết, điều này có nghĩa Lý Tư Khiêm y không còn hậu nhân rồi.
- Vương Giai, ngươi thật độc ác!
Lý Tư Khiêm rất rõ ràng trong lòng, loại chuyện giết sạch con cháu của mình cũng chỉ Vương Giai làm được, nhất là tăng nhân Diệu Thanh kia, đừng nhìn là hòa thượng, lại tâm ngoan thủ lạt, quỷ kế đa đoan, đi mời quân Tống chắc chắn là chủ ý của gã.
Lý Tư Khiêm chậm rãi tỉnh táo lại, hỏi:
- Tình hình trong thành thế nào?
Binh sĩ báo tin khóc không ra tiếng:
- Vào lúc canh ba bùng nổ chiến đấu trên đường phố, giết thẳng tới giữa trưa ngày thứ hai, hai vạn quân đội đóng giữ kinh thành đã bỏ mình toàn quân, bao gồm bách tính phổ thông, không biết chết bao nhiêu trên chiến đấu đường phố. Lúc ti chức chạy ra khỏi kinh thành đã trông thấy khắp nơi trên đường đều là thi thể, quá thảm rồi.
- Vậy còn Thác Tuấn Kinh?
- Hắn cũng chết rồi, nghe nói dẫn mấy trăm người muốn chạy trốn, bị quân Tống phục kích ngoài thành, không một ai sống sót. Đầu Thác Tuấn Kinh treo ở chỗ cửa bắc.
Lý Tư Khiêm ai thán một tiếng, thảm kịch đã xảy ra, hiện giờ y muốn cứu vãn tàn cuộc, nghĩ tới nghĩ lui, cũng chỉ có cầu cứu Kim quốc.
Lý Tư Khiêm lập tức viết một phong thư, lệnh một sứ giả tới Thượng Kinh, cầu viện Hoàn Nhan Thịnh.
…
Bình Châu, ba tên đại tướng Vương Quý, Nhạc Phi, Hàn Thế Trung dẫn mười lăm vạn đại quân trận địa sẵn sàng, một khi Kim binh chi viện Cao Ly, họ sẽ xé toang hiệp nghị đình chiến, tấn công Phủ Liêu Dương.
Đây là một ván cược của Lý Diên Khánh, đánh cược Kim binh còn chưa chuẩn bị kỹ càng, tạm thời sẽ không chi viện Cao Ly. Trong hiệp nghị đình chiến Tống Kim quy định rất rõ ràng, một khi Kim binh phát động tấn công quân Tống, dù ở nơi nào, vậy coi như Kim quốc trái với hiệp nghị đình chiến.
Phía bắc Bình Châu, lấy Phủ Liêu Dương làm trung tâm, Kim binh cũng an bài mươi vạn đại quân giằng co với quân Tống, mười vạn đại quân khác thì bố trí ở Thượng Kinh, còn ba vạn quân bố trí tại Phủ Lâm Hoàng. Đây là toàn bộ quân đội của bộ lạc Nữ Chân, Bột Hải bộ đã biểu thị rõ ràng, không còn binh sử dụng, quân đội Cao Ly cũng giật gấu vá vai, không binh chi viện.
Về phần quân nô lệ Khiết Đan và người Hề của Kim quốc cơ bản đã bị nghiền ép hầu như không còn. Mặt khác, Da Luật Đại Thạch thành lập Tây Liêu quốc ở Tây bắc, khiến rất nhiều bộ lạc Khiết Đan và bộ lạc hề không ngại xa vạn dặm tìm đến nương tựa. Nhất là quý tộc của hai bộ lạc này, gần như hơn sáu thành đều đi về phía tây, điều này làm suy yếu nhân số của Khiết Đan và Hề tộc.
Trong trung ương hoàng cung Thượng Kinh, có một đỉnh đại trướng dùng kim tuyến dệt thành, trải đầy ngàn vạn lá vàng. Nó chiếm diện tích chừng năm mẫu, vàng son lộng lẫy dưới ánh mặt trời, ánh sáng chói lòa, tòa đại trướng này chính là vương trướng của Hoàng đế Kim quốc.
Đi vào tòa vương trướng này, quả thực chính là biển cả vàng bạc và châu báu, thoi vàng thành rương, các loại dụng cụ dùng vàng chế thành, khảm nạm bảo thạch hiếm thấy trên đó. Ngay cả đồ sứ cũng khảm nạm bảo thạch, trêm mặt đất phủ thảm Ba Tư quý máu, giữa đại trướng treo bốn viên dạ minh châu hiếm thấy, viên ở giữa to như trái bưởi, ba viên còn lại to nhưng trứng ngỗng, lóe ra ánh sáng nhàn nhạt.
Lang Chủ Kim quốc Hoàn Nhan Thịnh thích vàng và châu báu nhất, cuộc sống bình thường của y và nơi thực thi chính lệch đều chất đầy vàng bạc châu báu. Ở giữa là một chiếc ghế lớn bằng gỗ tử đàn, bên trên là một tấm da bạch hổ hiếm thấy. Hoàn Nhan Thịnh ngồi trên ghế dựa lớn da bạch hổ, hai nêm có mười mấy tên cơ thiếp kiều diễm hoặc nằm hoặc đứng vây quanh.
Ngoài ra còn có tám thị nữ cầm bầu rượu, bưng đĩa quả, nâng ly rượu, phân biệt hai bên.
Lúc này Hoàn Nhan Thịnh đang híp mắt, nghe Hoàn Nhan Tông Vọng báo cáo, một tin tức không ổn đang truyền tới từ phía tây, mười tám bộ lạc thảo nguyên đang hội minh bên bờ sông Thổ Ngột Lạt Hà, bàn bạc đại kế lấy Kim. Triều Tống cũng phái Tướng Quốc Tào Nghiễm và Hộ Bộ Thị Lang Triệu Khai tới tham gia.
Tin tức này khiến Hoàn Nhan Thịnh cảm thấy một loại nguy cơ sắp tới.