Chương 111: Chuyện ở tửu lâu (3).
Chương 111: Chuyện ở tửu lâu (3).Chương 111: Chuyện ở tửu lâu (3).
Tửu quán Nghiệp Bạch này không treo đèn lồng hoa dành dành đỏ trước cửa, có nghĩa là ca kỹ của quán chỉ bán nghệ, không bán thân. Đương nhiên, nếu hai người cảm thấy tình đầu ý hợp, cùng nhau về nhà trọ cũng không ai dị nghị.
Phòng Minh Hạc là gian phòng nhỏ nhất, có điều vẫn đủ chỗ cho bốn người. Sau khi ngồi xuống, Chu Xuân bèn giới thiệu hai người bạn của y với Lý Diên Khánh:
- Vị này là Hồng Đại Chí, còn kia là Phùng Táp, vốn dĩ còn hai người nữa cơ, nhưng vừa sáng sớm bọn họ đã đi Châu Học rồi, trưa mai mới về được.
Hồng Đại Chí có hơi giống Vương Quý, là một sĩ tử có tính cách hào sảng, ăn nói sảng khoái, lông mày giống hệt như hai cái chổi lông được dán lên xương lông mày bằng nhựa cây vậy, nhìn vào có cảm giác rất áp lực. Con người Phùng Táp lại trái ngược hoàn toàn với tên của y, chẳng hề hiên ngang, hũ nút quá thể đáng, từ lúc bước ra khỏi nhà trọ tới giờ, Lý Diên Khánh thấy y chẳng nói chẳng rằng gì hết.
Lúc này, tiểu nhị mang lên hai bầu rượu và bảy tám đĩa đồ ăn nguội lên cho bọn họ, Chu Xuân rót đầy chén rượu cho Lý Diên Khánh rồi cười hỏi:
- Hôm nay hiền đệ đã đi ghi danh rồi nhỉ?
- Đệ đi lúc chiều rồi, chắc huynh trưởng cũng đi ghi danh rồi nhỉ?
- Chúng ta đi lúc sáng rồi, số báo danh của hiền đệ là?
- Số 75 Bính, không biết có phải là kiểu số phòng hay không nữa?
Lý Diên Khánh hơi hơi lo chuyện nhà xí, hắn nghe nói trong mỗi trường thi đều có một gian nhà xí trong góc sâu nhất; nếu làm bài ở gần nhà xí chắc thúi chết mất!
Hồng Đại Chí bên cạnh đã tham gia cuộc thi sơ cấp hai lần, y hiểu rõ phương diện này nhất trong bốn người; thế là y cười ha ha, nói:
- Số của lão đệ không tồi đâu. Là ở giữa, hơi gần đường giao, số một là nhà xí, số hai không xếp thí sinh, số ba là nơi gần nhà xí nhất. Lần đầu tiên đi thi ta được xếp số 5, mặc dù lúc đó vào mùa đông nhưng mùi thúi đấy ấy à… Quả thực là thúi chết bà luôn!
- Đừng có nói tới chuyện này chứ!
Phùng Táp đang say sưa thưởng thức một viên mứt táo ngọt lành; nghe xong câu này quả thật kìm lòng không đậu, cầm đũa gõ lên đầu Hồng Đại Chí một cái.
- Được! Được! Không nói nữa, hôm nay chúng ta có duyên gặp gỡ, cạn chén nào!
Bốn người cùng nâng chén, uống một hơi cạn sạch, lúc này, một cô gái xinh đẹp ló đầu vào, cười hỏi:
- Có muốn gọi ca kỹ không?
Hồng Đại Chí và Phùng Táp nhìn nhau một cái, hình như hơi hơi rung động, Hồng Đại Chí đang tính mở miệng thì Chu Xuân đá cho y một phát, khoát khoát tay, cười đáp:
- Hôm nay thôi vậy, lần sau lại mời chị em tới ca!
- Vậy được rồi, mấy người uống rượu đi, nếu cần thì nô gia có thể sắp xếp bất cứ lúc nào.
Rồi liếc bọn họ một cái đầy quyến rũ, quay người rời đi.
Lý Diên Khánh thấy rất rõ, thực ra bọn họ đều muốn có ca kỹ, chỉ có điều ngại hắn ở đây nên không gọi thôi.
Lý Diên Khánh bèn cười nói:
- Uống rượu nghe ca là chuyện bình thường. Lúc uống rượu ở huyện Thang Âm, thỉnh thoảng chúng ta cũng sẽ mời ca kỹ ca vài bài thêm vui.
Nghe Lý Diên Khánh nói vậy, Hồng Đại Chí vội vàng chạy ra bên ngoài, gào to:
- Có thể sắp xếp Yên Nhi cho chúng ta không?
Bên kia cười đáp:
- Yên Nhi vừa hay hát xong, để ta gọi nàng tới.
Chu Xuân cười thần bí với Lý Diên Khánh, thấp giọng nói:
- Yến Nhi là ca kỹ số một của tửu quán này đấy, giọng hát mềm mại mượt mà cực êm ai, khiến người ta cứ muốn nghe mãi thôi.
Lý Diên Khánh mỉm cười:
- Huynh nói vậy thật khiến người ta chờ mong mà!
Chẳng bao lâu sau, có hai cô nương trẻ đi tới, người phía trước mặc chiếc váy xòe màu xanh biếc, bên trên là chiếc áo màu đỏ, đầu đội hoa quan chạm ngọc, gương mặt xinh đẹp như tranh vẽ, bàn tay trắng nõn như ngọc cầm cây tiêu Thúy Yên, đây là nhạc cơ (người chơi nhạc).
Phía sau là một cô nương mặc trên mình chiếc váy trắng dài như tuyết, dáng người yểu điệu, tư thế thướt tha, trên đầu đội một chiếc mũ la bằng lụa mỏng. Tấm lụa mỏng che khấu gương mặt xinh đẹp của nàng, như ẩn như hiện, càng khiến người ta tơ tưởng không thôi. Lý Diên Khánh không khỏi thầm tán thưởng nữ tử này thật biết nắm bắt tâm trạng khách khứa. Cái kiểu nửa che nửa đậy này quả thật khiến khách uống rượu cảm thấy hứng thú.
Trong tay nàng ta là một cây đàn tì bà, hai nàng kia hành lễ chào bốn người rồi ngồi xuống.
- Mấy vị lang quân muốn nghe khúc ca nào?
Yên Nhi khẽ cười một tiếng rồi mở miệng hỏi, giọng nói ngọt ngào như hoàng oanh véo von.
Hồng Đại Chí vội vàng đáp:
- Tùy nàng! Hát mấy bài liễu từ ấy.
Nhạc cơ nhẹ nhàng thổi tiêu ngọc, Yên Nhi khẽ gảy đàn tì bà, tiếng đàn trong trẻo như tiếng suối róc rách vang lên.
Lúc này, lụa mỏng khẽ bay, để lộ bờ môi mọng như cánh anh đào, vô cùng xinh đẹp quyến rũ. Ngón tay nàng trắng nõn như ngọc khẽ gảy đàn, trong vắt tựa như làn nước mùa thu; giọng hát nàng uyển chuyển, Yên Nhi cất giọng ca tựa như tiếng trời, nàng hát khúc “Ngọc Hồ Điệp” Liễu Vĩnh.
- Nhìn nơi mưa thu trời mây, tựa lan can lặng ngắm, chịu nỗi bi thương của Tống Ngọc, gió khẽ thổi làn nước, hoa táo dần héo mòn, ánh trăng lạnh lẽo, lá ngô đồng vàng bay bay, khiến tình tổn thương. Cố nhân ở nơi nào, khói nước mênh mang…
Không ngờ nàng vừa hát một bài xong, sát vách bỗng có tiếng ồn ào. Lý Diên Khánh nghe thấy có người mở miệng chất vấn:
- Chẳng phải vừa nói Yên Nhi đang bận sao? Sao giờ lại có người gọi rồi?
Sau đó là tiếng mỹ phụ vừa nãy giải thích:
- Vừa nãy, lúc mấy vị phu tử gọi Yên Nhi, quả thật nàng ấy đang bận ca ở hậu viện nên ta mới bảo Tiểu Bình tới cùng mọi người. Lúc mấy vị phu tử phòng bên cạnh gọi Yên Nhi, vừa hay nàng ấy đã ca xong, nên mới… Quả thật rất xin lỗi!
- Không được! Hôm nay chúng ta tới vì Yên Nhi, gọi nàng qua đây đi.
Lát sau, mỹ phụ kia bước sang với gương mặt đầy khó xử:
- Thật sự rất xin lỗi các vị. Bởi vì có người gọi Yên Nhi trước rồi, ta nên nói sao đây…
Sắc mặt Hồng Đại Chí trầm xuống:
- Rõ ràng chúng ta đã gọi Yên Nhi, giờ a mẫu lại muốn đưa Yên Nhi tới nơi khác. A mẫu không coi chúng ta ra gì ư?
Gương mặt phụ nhân tràn đầy vẻ khó xử:
- Mấy vị lang quân, cái nghề này của ta kiếm sống dựa vào khách khứa cả, sao ta có thể đắc tội với khách nhân được cứ? Ta không hề coi nhẹ các vị. Thật ra là… muốn thương lượng với mọi người một chút.
Lý Diên Khánh cười nói:
- A mẫu không cần khó xử như vậy đâu. Để Yên Nhi qua đó là được, nghề mưu sinh nào cũng không dễ dàng kiếm sống; chúng ta hiểu mà.
Lúc này, Yên Nhi bỗng đứng thẳng dậy, thi lễ rồi nói:
- Các vị lang quân, cổ họng Yên Nhi có chút khó chịu, muốn nghỉ ngơi chốc lát, thứ lỗi không thể phụng bồi.
Nói xong, nàng lơ luôn cả a mẫu đang cuống cuồng cả lên, dứt khoát rời đi.
Phụ nhân không giữ nàng lại được, đành phải nói với vẻ áy náy:
- Hay là ta sắp xếp người khác cho các vị vậy?
Lý Diên Khánh lắc đầu đáp:
- Không cần đâu, chúng ta trò chuyện với nhau là được rồi; a mẫu đi làm việc đi!
Phụ nhân đành phải xin lỗi thêm một hồi rồi mới đóng cửa rời đi.
Lý Diên Khánh đứng dậy, rót cho mỗi người một chén rượu đầy rồi cười nói: