Hàn Môn Kiêu Sĩ (Dịch-Hoàn)

Chương 323 - Chương 220: Tên Đã Gài Trên Dây Cung

Chương 220: Tên đã gài trên dây cung Chương 220: Tên đã gài trên dây cungChương 220: Tên đã gài trên dây cung

Đương nhiên, thiết lập Tây Thành Sở ở Vận Châu còn một mục đích khác, đó chính là trấn áp quân đội Lương Sơn. Mặc dù Dương Tiễn nhất thời còn chưa diệt được quân Lương Sơn, nhưng hai vạn Cấm Quân trú đóng ở Vận Châu, vẫn ngăn cản hữu hiệu loạn phỉ Lương Sơn khuếch trương.

Trong số bốn hoạn quan lớn những năm cuối Bắc Tống, Dương Tiễn xếp hạng thứ hai, quyền thế gần với Lương Sư Thành, nhưng y lại có quyền lực cực lớn ở địa phương, hai mặt kinh đông và phía đông Hà Bắc, quyền uy của y thậm chí vượt qua thánh chỉ.

Năm nay Dương Tiễn chừng sáu mươi tuổi, dáng người cao lớn, thể trạng hơi mập, có một đôi mắt heo cua. Y thích nhất là uống trà, nhất là chơi trà. Bản thân y không chỉ là cao thủ phân trà, còn đặc biệt nuôi bốn người đẹp am hiểu rót trà phân trà, tùy thời pha chế trà cho y.

Dưới chân Lương Sơn có một con suối nổi tiếng, gọi là suối Trân Châu, dùng nước của nó pha trà rất ngọt, vì không cho loạn phỉ Lương Sơn quấy rối con suối nổi tiếng này, Dương Tiễn còn đặc biệt đạt thành một ăn ý với Tống Giang, y ngầm thừa nhận Tống Giang khống chế Tằng Đầu Thị, đối lấy Tống Giang không đi quấy rầy suối Trân Châu này, mỗi sáng trưa tối đều có người đặc biệt tới suối Trân Châu lấy nước về pha trà.

Phần lớn thời gian Dương Tiễn đều ở trong phủ trạch của y, phủ trạch chiếm diện tích hơn hai trăm mẫu, ở vào phía đông nam huyện Tu Thành, là một tòa trang viên cực kỳ tinh xảo, núi giả hồ nước, nước biếc lùm cây, các loại đình đài lầu các tô điểm trong đó.

Lúc này trong nội đường, Dương Tiễn vừa uống trà, vừa bàn bạc với mưu sĩ tâm phúc Đỗ Công Tài việc chuẩn bị sinh nhật cho Thiên tử. Thiên tử sinh nhật vào ngày mùng mười tháng mười, ngày đó, các Châu Phủ trong thiên hạ đều phải đưa đoàn sinh nhật về kinh thành, Dương Tiễn đương nhiên cũng không ngoại lệ.

Hai năm nay y quả thực thu nạp không ít ngọc thạch quý báu, y chuẩn bị lấy ra một phần hiến cho Thiên tử, nhưng chỉ tặng ngọc thạch dường như quá ít, y liền thương lượng với Đỗ Công Tài tăng thêm thứ gì khác.

- Quan gia thích hoa mộc kỳ thạch, ta cảm thấy có thể làm văn chương về phương diện này, đồ vật ở tinh mà không ở nhiều, năm ngoái Thái Phó nhận được viên đá lớn kia, ta cảm thấy đó là thọ lễ vô cùng tốt, thiên hạ không người nào có thể so sánh!

Mùa thu năm ngoái, có người phát hiện một tàng đá lạ nặng đến ngàn cân dưới chân núi Thái Sơn, ngoại hình giống như đúc núi Thái Sơn, Tri Châu nơi đó liền tặng nó cho Dương Tiễn, khiến Dương Tiễn yêu thích không buông tay, cũng đặt tên cho nó là Đại Thạch.

Đây là vật Dương Tiễn trân ái nhất, muốn tặng nó cho Thiên tử, y quả thực không muốn.

Đỗ Công Tài cẩn thận từng chút nhắc nhở:

- Hiện giờ là thời khắc mấu chốt xác định Đại Nội Tổng Quản, một tảng đá tính là cái gì?

Một câu nhắc nhở Dương Tiễn, Đại Nội Tổng Quản sớm nhất do Lương Sư Thành đảm nhiệm, sau đó do y đảm nhiệm. Bảy tháng trước, y ra ngoài khởi đầu Tây Thành Sở, chức vụ Đại Nội Tổng Quản vẫn trống, chuyện trong cung do hai Phó Tổng Quản phụ trách. Đầu năm, trong cung truyền ra tin tức muốn bổ nhiệm Đại Nội Tổng Quản lần nữa, không thể nghi ngờ khiến Dương Tiễn căng thẳng.

Do Lý Ngạn tâm phúc của Lương Sư Thành đảm nhiệm, hay do Triệu Chương tâm phúc của y đảm nhiệm, đây là vấn đề sống còn liên quan tới việc y và Lương Sư Thành cuối cùng người nào có thể nắm giữ quyền lớn trong cung. Y và Lương Sư Thành đấu hai mươi năm, rốt cuộc tới thời khắc quyết định thắng bại.

Dương Tiễn gật đầu:

- Ngươi nói đúng, so với quyền lớn trong cung, tảng Đại Thạch này quả thực không tính là cái gì.

Đúng lúc này, một thị vệ chạy tới bẩm báo:

- Khởi bẩm Thái Phó, phía kho hàng ở bến tàu truyền đến tin tức khẩn cấp, quân đội Lương Sơn sắp tập kích nhà kho!

Dương Tiễn lập tức ngẩn người.

Huyện Tu Thành có hai vạn binh sĩ đồn trú, bốn phía đông tây nam bắc đều có một tòa quân doanh, tường thành được xây thật dày, hết sức chắc chắn. Với thực lực của đội quân Lương Sơn, tiến đánh huyện Tu Thành cũng không thực tế.

Nhưng mục tiêu có giá trị chiến lược, không chỉ có huyện Tu Thành, mà còn có hai mục tiêu tương đối có giá trị khác, mục tiêu thứ nhất là bến tàu Mã Thủy, ở đó có mười mấy kho lớn và đội thuyền, trong kho dự trữ nhiều lương thực vật tư.

Mục tiêu chiến lược thứ hai là tòa quan nha Tây Thành sở cách Tu Thành hơn mười dặm về phía nam, nó nằm ở phía nam thị trấn, là đầu mối giao thông thủy bộ then chốt. Trên thực tế, Tây Thành sở là cơ quan quản lý công điền; đối với triều đình và hoàng đế, nơi đây là nguồn của cải, nhưng đối với bách tính bình dân, nó lại là nguồn gốc của tội ác. Trong bảy năm Dương Tiễn đứng đầu Tây Thành sở, hai lộ Kinh Đông và đông lộ Hà Bắc, đã có hàng trăm ngàn hộ dân thường phá sản, gần một triệu khoảnh ruộng tư bị chuyển thành ruộng công, chỉ có điều địa tô hàng năm cung cấp cho triều đình rất nhiều lương thực và của cải.

Chính vì vị trí quan trọng của Tây Thành sở, Dương Tiễn đặc biệt xây dựng ở bên cạnh khu này một tòa quân doanh với hai ngàn binh sĩ trú đóng.

Nhưng lần này, mục tiêu tập kích của Triều Cái lại là bến tàu Tế Thủy và nhà kho. Đương nhiên Triều Cái không đủ năng lực để đánh hạ huyện Tu Thành, bắt Dương Tiễn đem chém thành ngàn mảnh, nhưng y cũng không thể nín nhịn chuyện này được.

Tiến đánh bến tàu Tế Thủy và nhà kho, là mục tiêu chiến lựợc mà y chủ trương mấy năm nay. Triều Cái cho rằng, chỉ cần sắp xếp kế hoạch chu đáo, đánh nhanh, rút gọn, nhất định có thể thành công. Một khi thành công, trận này sẽ có tác dụng thúc đẩy to lớn đối với danh tiếng của nghĩa quân Lương Sơn, sẽ thu hút vô số anh tài đến nương dựa Lương Sơn. Thế nhưng, Tống Giang lại chủ trương náu mình chịu đựng, không muốn thách thức quan phủ, lợi dụng sự làm phản của Phương Tịch để tích lũy thực lực.

Mặc dù rốt cuộc Triều Cái chấp nhận phương án náu mình của Tống Giang, nhưng không có nghĩa y đã từ bỏ chủ trương của mình. Y chỉ thừa nhận quyền uy của Tống Giang, vì lấy đại cục làm trọng mà không thể không náu mình. Trên thực tế, Triều Cái có kinh nghiệm của mình, mạnh dạn đấu tranh với quan phủ, mặc dù rất nguy hiểm, nhưng ích lợi cũng lớn, chỉ cần một hai năm ngắn ngủi, binh lực của bọn y liền có thể tăng đột phá, lên tới mấy vạn người, chứ không như hiện tại, trải qua năm sáu năm chịu đựng, binh lực chỉ mới có năm, sáu ngàn người.

Không có đấu tranh, thì không tạo được ảnh hưởng, không tạo được ảnh hưởng, thì sẽ không có người tìm tới nương dựa, mà không có người tới nương dựa, thì không thể nào lớn mạnh, càng không có dũng khí đấu tranh với quan phủ, đây là một cái vòng lẩn quẩn.

Cho tới hôm nay, bởi vì cái chết của Lưu Cao, mâu thuẫn giữa Triều Cái và Tống Giang bắt đầu trở nên gay gắt, Triều Cái bất chấp chủ trương náu mình của Tống Giang, đích thân thống lĩnh hai ngàn người tập kích bến tàu Tế Thủy và nhà kho.

Đương nhiên Triều Cái cũng không lỗ mãng, bến tàu và nhà kho ở phía đông sông Tế Thủy, mà bọn y ở bờ Tây sông Tế Thủy, chỉ cần trong thời gian ngắn nhất, dựng một chiếc cầu phao, chờ đến khi quan binh cách đó vài dặm kịp chạy tới cứu viện, thì bọn y đã đạt được mục đích và rút lui rồi. Một trận hỏa hoạn ngút trời thiêu đốt nhà kho, chắc chắn sẽ làm toàn bộ tây lộ Kinh Đông khiếp sợ, sẽ khiến cho vô số anh hùng hào kiệt có chí phản kháng kéo tới tụ hội ở Lương Sơn.

Vào lúc canh hai, Triều Cái và Lưu Đường dẫn hai ngàn người âm thầm lặng lẽ đi tới bờ Tây sông Tế Thủy. Huyện Tu Thành ở cách Lương Sơn Bạc ba mươi dặm, sông Tế Thủy chia hoàn cảnh địa lý và kinh tế của Vận Châu thành hai phần, phía tây là mảng lớn đầm lầy và đất trũng, dân cư thưa thớt, phía đông thì san sát đồng ruộng và thôn trang. Cùng thời gian đó, Nguyễn Tiểu Thất chỉ huy ba mươi chiếc thuyền nhỏ, cũng chạy dọc theo bờ tây, tới bến tàu phía đối diện.

Bình Luận (0)
Comment