Hàn Môn Kiêu Sĩ (Dịch-Hoàn)

Chương 359 - Chương 254: Niên Khảo Thái Học.

Chương 254: Niên khảo Thái học. Chương 254: Niên khảo Thái học.Chương 254: Niên khảo Thái học.

Kỳ thi niên khảo Thái học khiến bao học sinh lo lắng thấp thỏm cuối cùng đã được mở màn. Trời còn chưa sáng, Lý Diên Khánh đã tới Tiềm Tư lâu. Đây là nơi chuyên dụng để tổ chức thi lên Thượng xá sinh Thái học. Niên khảo của Thái học nghiêm như khoa cử. Tất cả các thí sinh để phải tắm rửa thay quần áo, mặc bộ nho sinh rộng rãi, sau đó hành lễ ở khu hành lễ phía trước rồi mới bước vào trường thi.

Trường thi không phải là trường thi theo kiểu các sân nhỏ cách nhau mà là một hội trường lớn. Một hội trường có thể chứa được một trăm thí sinh đồng thời tham dự kỳ thi.

Thượng xá sinh thăng trung đẳng sinh chỉ có một trăm năm mươi người, bao gồm cả những học sinh năm ngoái chưa thi đỗ Vì số người tham dự tương đối ít nên không cần phải phát số hiệu thi trước. Thí sinh dường như đều biết nhau, ọi người đều ngồi ở vị trí số tạm thời ngồi ở bàn đợi ngoài cổng, tiện đi vào vị trí ngồi thi của mình.

Lúc này trời còn chưa sáng, đèn đuốc trong đại đường đã sáng trưng. Lý Diên Khánh cầm số tạm thời của mình là 12. Đây là chỗ ngồi ở trường thi số 3, vị trí cuối cùng bên trái. Bàn tương đối rộng, trên bàn đã bày sẵn bút mực giấy nghiên, giống như thi khoa cử ở tỉnh. Mỗi một thí sinh chỉ có hai tờ nháp. Đây là yêu cầu thí sinh trực tiếp trả lời trên bài thi.

Theo lệ cũ, nội dung thi là ba đề thiếp kinh, năm đề Mạc Nghĩ, còn có 20 đề tổng hợp, cuối cùng mới là làm một bài thơ. Thi trong vòng sáu canh giờ. Tổng con số chữ phải tầm bảy ngàn chữ. Mỗi giờ tầm khoảng hơn một ngàn chữ một chút. Buổi trưa có cung cấp một chút trà và điểm tâm, cho học sinh thời gian nghỉ 15 phút.

Nhìn từ góc độ lượng đề thi, nó ngang hàng với thi khoa cử tỉnh. Tuy nhiên, độ khó của thi lên thượng sá sinh đã được công nhận là khó hơn. Trong đó điểm mấu chốt là bạn không biết phạm vi thi của đề là gì. Nhất là 20 đề thi tổng hợp kia. Chư tử bách gia, chả có chỗ nào không hỏi, nhất là những nội dung không phổ biến. Nó đòi hỏi thái học sinh phải chịu khó đọc.

Có điều năm nay là lần thi trung đẳng sinh thứ nhất của Lý Diên Khánh. Nếu thi không đõ, sang năm hắn vẫn còn một lần cơ hội nữa. Lúc này, quan coi trường thi đã lên phía trước tuyên bố quy tắc thi. Lý Diên Khánh ngồi ngay ngắn trước bàn. Hắn lại có chút thất thần, trong đầu nhớ lại cảnh nhiều năm trước. Một đứa trẻ sáu tuổi bị mang tới trước mặt sư phụ với tâm trạng thấp thỏm chờ sư phụ hỏi.

- Nói cho ta biết, tại sao ngươi muốn đọc sách.

Vốn nghĩ rằng câu trả lời của mình không giống mọi người thường, cuối cùng thì hắn cũng vẫn chọn giống mọi người. Có lẽ đó là một loại dung nhập, cũng có thể chỉ là sự khởi đầu. Con đường hắn chọn và họ sẽ khác.

- Khi bạn đi qua cánh đồng, bạn sẽ nhìn thấy biển lớn mênh mông, hoặc đến đó, bạn mới biết tại sao bạn muốn đọc sách.

Lý Diên Khánh nhẹ nhàng nhắm mắt lại, trong lòng thở dài một tiếng bi thương.

Lúc này, bài thi phát xuống tới nơi. Giám khảo nhẹ nhàng gõ bàn một cái, đưa Lý Diên Khánh từ mạch hồi ức trở lại hiện tại. Bài thi có hai phần, giấy có 6 trang. Phần thứ nhất là thi thi nghĩa mới của tam kinh, độ khó không cao, mấu chốt là ở phần thi thứ hai.

Phần đề thứ nhất chắc không làm khó nhiều người. Yêu cầu của đề là phá giải câu nói: “Cho nên lập thiên tử vì thiên hạ, không lập thiên tử cũng vì thiên hạ. Lập quốc quân vì nước, không lập quốc quân cũng vì nước. Lập quan trường vì quan, không lập quan trường cũng vì quan.”

Ý tứ của những lời này là: Lập thiên tử vì để quản lý thi hạ, chứ khôgn phải lập thiên tử để phục vụ một người; lập quân vương một nước để quản lý quốc gia chứ không phải để vì một mình quân vương; Thiết kế các chức quan để thực thi chức trách tốt hơn chứ không phải để người làm quan hưởng lạc.

Mặt chữ ý tứ đơn giản nhưng nếu không biết xuất xứ câu nói này thì không biết bắt đầu làm từ đâu.

Lý Diên Khánh đã xem qua âu này. Nó là câu danh ngôn của nhà tư tưởng lớn Thận tử tỏng tác phẩm cùng tên của ông ta.

Lý Diên Khánh trầm tư một lát rồi lấy bút viết. Thận tử từ ngàn năm trước đã dùng câu nói này cảnh cáo người đời sau rằng, Võ Đức chín năm, tiền U Châu thăng trung thư “Đại Bảo Châm”, có viết: Thánh nhân thụ mệnh,

Đây là cách thức trả lời bài thi tiêu chuẩn của niên khảo Thái học. Mở đầu nhất định phải nói rõ điểm danh xuất xứ, sau đó mới đưa trích dẫn của người đời sau. Lý Diên Khánh dẫn tới đầu đời Đường bằng giọng văn tự nhiên. Võ Đức chín năm cũng là năm biến Huyền Võ môn kia. Lý Thế Dân năm đó đã đăng cơ ngôi Thái Tông, dùng tình hình thực tế của chính mình để giải thích tại sao lại làm thiên tử.

Lý Diên Khánh lại nâng bút, viết:

- Viết rằng Trinh Quán thời mới cai trị dưới ánh sáng của Thái Tông, nhưng ánh sáng của Thái Tông cũng không phải vì ông ấy là thiên tử, mà vì được thần tử con dân ủng hộ. Bắt đầu là vị trí thiên tử, sau có trời ủng hộ.

Trong màn đêm, bọn Lý Diên Khánh và Vương Quý, Thang Hoài phóng ngựa chạy gấp trên con đường cái quan. Gió rít qua tai bọn họ. Cả con đường hướng về phía Bắc thênh thang, thi thoảng mới gặp vài đội thương nhân.

Cả ba không ai nói chuyện câu nào, chuyên tâm phóng ngựa. Trưa ngày hôm sau, bọn họ đã tới bờ sông Hoàng Hà. Bên bờ kia là huyện Tân Hương. Qua Tân Hương thì không còn xa Tương Châu nữa.

Ngựa đã chạy mất một đêm rồi lại thêm một buổi sáng nên đã mệt mỏi không chịu nổi. Bọn họ cũng không vội qua sông Hoàng Hà. Cả ba tìm một quán trà ngay cạnh bến tàu, gọi mấy loại quà vặt, mười lồng bánh bao. Vương Quý vừa gặm bánh bao vừa hỏi vẻ mơ hồ:

- Lão Lý, hôm qua thi thế nào?

Lý Diên Khánh lắc lắc đầu, nói:

- Cũng không được như ý lắm. Đề lệch quá. Cá nhân ta thấy nó chênh vênh giữa qua và không qua. Giờ chỉ xem cách nhìn của giám khảo thôi.

- Thực ra thì thi của Thái học cũng không là gì. Quan trọng là khoa cử. Ngươi đã chuẩn bị cả năm nay rồi. Ta cảm thấy cũng đã hòm hòm. Lão Dương, ngươi nói xem vậy có phải không?

Vương Quý huých tay sang phía Thang Hoài.

- Ờ.

Thang Hoài thuận miệng ừ một tiếng rồi tiếp tục ăn cháo đậu đỏ.

Lý Diên Khánh cười cười, nói:

- Ngươi nói vậy cứ nhẹ như không. Nếu ngươi làm quan chủ khảo có phải tốt không.

Vương Quý hừ một tiếng, nói:

- Nếu ta làm quan chủ khảo, ta không cần phải phiền não với quân danh nào đó rồi.

- Đi quân doanh gì?

Lý Diên Khánh nghe ra tâm sự trong lời Vương Quý liền vội vàng hỏi lại.

Vương Quý thở dài, nói:

- Võ học hai năm đầu ở kinh thành, từ năm thứ 3 phải đi thực tập ở quân doanh. Tháng hai sang năm là chúng ta tròn hai năm. Sau đó là phải đi quân doanh rồi. Làm ái tên quan tiểu quân doanh làm gì chứ. Chúng ta đều phát phiền ả lên, chẳng biết đi đâu cho phải.

- Có sự lựa chọn sao?

- Có thể chọn bốn chỗ.

Vương Quý nói:

- biên cảnh Hà này, Vận Châu này, Giang Nam này, còn có chỗ quân sư Hà Đông nữa. Kỳ thật cứ nói thẳng ra là những nơi đang đánh trận đối đầu với Liêu quốc, với Tây Hạ, với Lương Sơn, với Phương Tịch. Chúng ta có thể tùy ý chọn một trong bốn chỗ.

- Vậy các ngươi dự định chọn chỗ nào?

Vương Quý nhìn thoáng qua Thang Hoài mà không lên tiếng. Thang Hoài vừa để chén cháo vừa xuống, vừa nói:

- Cái này có cái gì hay ho mà nói, hẳn là để lão Lý biết mới đúng.”

- Các ngươi có chuyện gì giấu diếm ta?

Lý Diên Khánh bất mãn hỏi.

Vương Quý gãi gãi đầu, nói:

- Không phải muốn giấu diếm ngươi, thật sự là có chút mất mặt. Thế mà cuối cùng bBốn người chúng ta lại đi tới những nơi không giống nhau. Ngũ ca muốn về Hà Bắc, ta muốn đi Thái Nguyên, lão Thang muốn đi đánh Lương Sơn, lão Ngưu muốn đi tham gia diệt Phương Tịch. Ngươi nói cái này cuối cùng là trò gì?”

- Lại còn có chuyện này nữa.

Lần đầu tiên Lý Diên Khánh thấy cả bốn người mỗi người đi một ngả. Hắn nói với Thang Hoài:

- Đừng đi đánh Lương Sơn. Bài học từ Cao thái úy quên rồi sao?

Mùa xuân năm nay, Thái úy Cao Cầu dẫn ba vạn cấm quân tiến đến trấn áp Lương Sơn quân. Kết quả đã bị Lương Sơn quân đánh thảm bại. Ba vạn quân mất hai vạn. Người bị bắt vô số kể bao gồm cả những người tham gia cung ngựa thập cường thi đấu với bọn Hoa Vinh cùng Quan Thắng. Cao Cầu chật vật trốn về kinh thành. Thiên tử Triệu Cát tức giận, trực tiếp miễn chức vụ chỉ huy sứ của y trước điện Đô, yêu cầu về nhà quay đầu vào tường tự kiểm điểm.

Lý Diên Khánh liền là nhắc nhở Thang Hoài, đừng lại muốn quay đầu vào tường tự kiểm điểm.

Thang Hoài trầm ngâm một lát, thở dài nói:

- Chuyện này ta dự định về nhà thương nghị một chút với phụ thân cùng tổ phụ, nghe xem ý kiến của bọn họ thế nào.

Lý Diên Khánh biết Thang Hoài từ nhỏ tâm cơ đã tương đối sâu. Chỉ e rằng việc đi Lương Sơn là hắn lấy cớ mà thôi. Trên thực tế có thể có ý định khác, chỉ là không muốn nói cho hảo bằng hữu.

Bất quá Lý Diên Khánh cũng hiểu, có sự tình thuộc về ** của cá nhân. Nếu xác thực không muốn để cho ngoại nhân biết, hắn cũng không hỏi thêm nữa nê cười nói:

- Thời gian không còn sớm, tranh thủ thời gian ăn xong lên đường đi!

Ba người tăng thêm tốc độ, ăn uống càn quét không còn một thứ trên bàn. Lý Diên Khánh đứng dậy vén màn, ba người liền dẫn ngựa đi về hướng bờ Hoàng Hà.

Đò ngang dọc bến Hoàng Hà vô số, có thuyền lớn đủ chở cả hơn trăm người và hàng chục con lừa ngựa qua sông, giá cả cũng không đắt, chỉ tầm năm mươi văn một người. Giá chuyên chở súc vật tăng gấp đôi. Vừa hay gặp một chiếc thuyền lớn đang chuẩn bị rời bến. Người cầm lái ở đầu thuyền chào hỏi bọn hắn, nói:

- Ba vị quan nhân mau tới thuyền, có vị trí trống.

- Lúc nào xuất phát?

- Các ngươi lên thuyền là đi.

Ba người liền dẫn ngựa lên thuyền, Vương Quý thanh toán tiền đò. Gã tìm một cơ hội nói khẽ với Lý Diên Khánh:

- Ngươi cảm thấy ta lựa chọn đi Hà Đông đúng hay không?

- Ngươi vì sao lại nghĩ tới việc đi Hà Đông?

Lý Diên Khánh hỏi

- Ta không nói gạt ngươi, nhà ta trong quân tại Hà Đông có chút ân tình. Đội tàu nhà chúng ta cũng cắm ở trong quân của Hà Đông. Tổ phụ đã đánh tiếng cùng bên kia. Nếu ta đi Hà Đông điều kiện sẽ tốt một chút.

- Thế thì còn gì bằng.

Lý Diên Khánh tức giận nói:

- Người trong nhà tất cả an bài xong, hỏi ta làm cái gì?

- Nhưng ta luôn cảm thấy, không nên cùng mọi người tách ra như vậy.

- Chẳng phải chỉ có một năm sao? Một năm sau các ngươi còn phải trở về tham gia thi võ.

Vương Quý lắc đầu liên tục, nói:

- Không phải chuyện như vậy, trên cơ bản bây giờ đi đâu, tương lai liền đi nơi đó. Đây là lệ cũ của học võ, cho nên Võ Học mới cho mọi người lựa chọn. Cơ bản cũng là chọn lựa tương lai của mình.

Trong lòng Lý Diên Khánh khẽ giật mình. Sự tình thế mà đã đến mức mọi người phải mỗi người đi một ngả. Hắn cảm thấy mình cần phải cùng Nhạc Phi nói chuyện một chút.

Bình Luận (0)
Comment