Chương 534: Đấu tranh kịch liệt (hạ)
Chương 534: Đấu tranh kịch liệt (hạ)Chương 534: Đấu tranh kịch liệt (hạ)
Buổi chầu chưa đầy nửa canh giờ đã giải quyết xong vấn đề giám sát quân tư. Triệu Cát ra lệnh trừng trị nghiêm Lương Phương Bình. Bổ nhiệm Tướng quốc Bạch Thời Trung làm Tuyên Phủ Sứ Hà Bắc, tạm thời thay Lương Phương Bình nhậm chức, điều tra rõ những vấn đề còn lại trong vụ án quân tư Hà Bắc.
Đề tài thảo luận chuyển sang Bắc Phạt rất nhanh. Đây mới là trọng điểm của buổi chầu hôm nay. Thật ra đây đã là lần thứ hai thảo luận về Bắc Phạt. Trong lần thảo luận trước đó, Lý Diên Khánh đã lấy lý do “Bắc Phạt quay lưng lại với minh ước làm lý do, đề nghị phế trừ liên minh Đàn Uyên mới thảo luận đến Bắc Phạt, khiến triều đình chưa đạt được sự đồng thuận.
Còn buổi thảo luận về Bắc Phạt hôm nay lại bị chìm trong bóng của việc làm giả chuẩn bị chiếm tranh. Muốn đạt được đồng thuận ý kiến là điều không thể. Chỉ là xem phe nào chiếm được thế thượng phong.
Phạm Trí Hư đứng ra trước mở màn. Y trình tấu:
- Bệ hạ, về Bắc Phạt, vi thần đã nói chuyện cùng rất nhiều đại thần. Chúng thần đều cho rằng, Đại Tống sau khi đã trải qua cuộc chiến tranh Tống Hạ và chiến tranh Tiễu Phỉ, quốc lực đã rất khó để chúng ta có thể đánh một trận đánh với quy mô lớn. Đặc biệt là xảy ra sự kiện chuẩn bị vật tư ở Hà Bắc nghiêm trọng như vậy. Với lực lượng hiện tại của chúng ta mà đi bắc phạt, không thể nào thắng được. Mọi người đều hy vọng rằng triều đình tạm dừng kế hoạch bắc phạt. Dốc sức lực và tài nguyên vào dân sinh, giảm thuế phú, hủy đương thập đại tiền. Đặc biệt là phải khôi phục dân sinh ở hai đường Kinh Đông và Lưỡng Chiết.
Nói đến đây, y lại đưa Liên Minh Tín lên:
- Đây là Liên Minh Tín của một trăm ba mươi ba triều quan. Hy vọng Bệ Hạ suy xét thật kỹ về Bắc Phạt.
Một viên quan đứng lên đưa Liên Minh Tín cho Triệu Cát. Triệu Cát đọc Liên Minh Tín xong, sắc mặt trở nên rất khó coi. Y biết rằng Phạm Trí Hư đã liên lạc với rất nhiều đại thần để phản đối Bắc Phạt. Nhưng không ngờ rằng Phạm Trí Hư còn làm ra được cả Liên Minh Tín.
Từ xưa đến đây, biểu đạt bằng văn bản luôn chính thức, nghiêm trọng hơn là biểu đạt bằng miệng. Đặc biệt là tính chất của Liên Minh Tín giống như tối hậu thư. Không còn đường lùi. Lực sát thương rất lớn, nhưng tác dụng phụ cũng rất lớn.
Trong triều yên lặng không một tiếng nói. Chỉ lờ mờ nghe thấy tiếng kháng nghị ồn ào bên ngoài Tuyên Đức Lầu. Hàng vạn người đứng đầu là Thái Học Sinh đang hô hào phản đối bắc phạt.
Đúng lúc này, Đồng Quán đứng ra nói:
- Về Bắc Phạt, vi thần cũng muốn biểu đạt quan điểm của mình, mong bệ hạ ân chuẩn!
Sắc mặt của Triệu Cát rất khó coi. Chỉ hơi gật đầu. Đồng Cát bèn nói với mọi người:
- Ta có thể hiểu được tâm trạng phản đối Bắc Phạt của mọi người. Những năm gần đây, chiến dịch Tây Hạ, và còn hai trận Tiễu Phỉ, đã làm hao tổn quá nhiều. Nhưng ta muốn nói với các vị rằng. Đây là cơ hội duy nhất để chúng ta có thể thu hồi mười sáu châu Yến Vân. Nếu bỏ lỡ cơ hội này, sau này chúng ta sẽ phải đối mặt với một nước Kim rất lớn mạnh. Muốn thu hồi mười sáu châu Yến Vân là điều không thể nữa. Ai sẽ chịu trách nhiệm lịch sử này. Các vị làm sao nói được với con cháu sau này?
Lời của Đồng Quán đầy sức áp chế. Đặc biệt là y đưa ra đạo lý “làm thì sẽ có được cơ hội tốt, còn nếu không sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm”. Khiến cho rất nhiều người đều không thể phản bác.
Đúng lúc này, Lý Diên Khánh đứng ra khỏi hàng nói:
- Bệ hạ xin cho vi thần nói vài câu!
Triệu Cát cũng gật đầu:
- Chuẩn tấu!
Lý Diên Khánh ôm quyền hành lễ với Đồng Quán:
- Suy nghĩ của Đồng Thái Úy rất tốt, nhưng với điều kiện là quân Tống phải thắng lớn, đẩy lùi toàn bộ quân Liêu. Nhưng nếu quân Tống không đánh bại được quân Liêu, mà bị quân Liêu đánh bại, thì liệu có thu hồi được mười sáu châu Yến Vân không? Vậy thì ai sẽ đứng ra chịu trách nhiệm lịch sử này?
Đồng Quán rất giận. Tên khốn Lý Diên Khánh này không ngờ lại dám phản bác y trên triều. Đúng là đã ăn phải gan hùm. Y tức giận nhìn Lý Diên Khánh:
- Chưa đánh mà đã yếu thế. Nếu là ở quân doanh, ta nhất định sẽ bêu đều ngươi!
- Tiếc rằng đây không phải là quân doanh, mà là Điện Đại Khánh của Thiên Tử. Không đến lượt ngài phát uy thay với Ngự Sử!
Lý Diên Khánh không hề yếu thế, nói rất cứng lẽ.
Triệu Cát cũng thấy hơi bất mãn với Đồng Quán. Y hơi ho khẽ:
- Đồng ái khanh, mọi người đều là triều thần chia sẻ việc nước cho Trẫm, đừng mang theo cảm xúc cá nhân.
Đồng Quán cũng biết mình thất thố, vội nói:
- Vi thần biết lỗi rồi!
Triệu Cát lại nói với Lý Diên Khánh:
- Lý Ngự Sử, mời nói tiếp!
Lý Diên Khánh lại nói:
- Tôn Tử từng nói, chiến tranh là đại sự của quốc gia. Nó liên quan đến việc sinh tử của quân dân, việc tồn vong của nhà nước, không thể không nghiên cứu cẩn thận. Phải dùng cả nghìn chiến xa hạng nhẹ, cả nghìn chiến xa hạng nặng, mười vạn quân đội, còn phải đưa lương thực với đoạn đường cả nghìn dặm. Ngày nào cũng phải tiêu tốn một lượng tiền rất lớn cho kinh phí tiền tuyến hậu phương, kinh phí đãi ngộ Sử Tiết, Du Dĩ, tổn hao khí giới, kinh phí cho xe cộ áo giáp, như vậy mười vạn đại quân mới có thể dùng được. Hai nước phải so bì về quốc lực. Sự chuẩn bị ở Hà Bắc rất đáng lo, quốc khố Triều Đình trống rỗng. Chưa dẹp được thổ phỉ phía Đông Nam, sao có thể tiếp sức cho mấy chục đại quân chinh chiến? Đây là vấn đề rất thiết thực. Đồng Thái Úy đã dẫn quân hai mươi năm, chẳng lẽ còn không ý thức được điều này ư?
Đúng lúc này, Chủng Sư Đạo cũng đứng ra nói:
- Lão thần cũng ủng hộ lời Lý Ngự Sử nói. Quân Tống phản lại đồng minh Bắc Phạt, quân Liêu có nỗi lo diệt quốc, sự phẫn nộ về đạo nghĩa, nếu họ tử chiến đến cùng, thì chiến lực sẽ rất mạnh. Có câu khó mà đánh thắng một đội quân đang bi thương. Hơn nữa trong tay Da Luật Đại Thạch và Tiêu Cán có mười vạn tinh binh. Quân Tống bắc phạt, thắng bại còn chưa rõ. Tình thế nhất định sẽ không giống như những gì Đồng Thái Úy kỳ vọng, quân Liêu thấy thế bèn chạy, quân Tống thế như chẻ tre. Chúng ta phải thận trọng.
Chủng Sư Đạo có kinh nghiệm năm mươi năm tòng quân. Chỉ có Tào Bình mới đủ tư cách so bì với lão. Ngay cả lão cũng nói trận này khó thắng, thì càng không ai ủng hộ Đồng Quán nữa. Giờ đây, Ngự Sử Trung Thừa Vương An Trung, tả hữu Gián Nghị đại phu Vương Thân và Trương Văn cũng tỏ thái độ phản đối Bắc Phạt.
Lòng Triệu Cát rất thất vọng. Y lại nhìn sang lá thư liên minh phản đối trên Ngự Án, rồi không chịu được nữa, tức giận đứng dậy:
- Bãi triều!
Nói xong, Triệu Cát liền phất tay mà đi. Mấy trăm đại thần trong triều nhìn nhau. Tất cả mọi người đều cảm nhận được sự phẫn nộ của Thiên Tử. Nhưng có một điểm nhất định là, dù trong lòng Thiên Tử có bất mãn, cũng bắt buộc phải tiếp nhận ý kiến phản đối của bách quan.
Giờ đây, Thái Tử Triệu Hằng lại rất xúc động. Mặc dù lần này y không phát biểu câu gì, nhưng y là người căng thẳng hơn ai khác. Thấy phe phản đối Bắc Phạt toàn thắng, sao y không mừng cho được. Y nhìn Lý Diên Khánh và Phạm Trí Hư rất lâu, bèn đứng dậy đi vào một bên.
…
Buổi chiều, đại nội truyền ý chỉ, tạm dừng kế hoạch Bắc Phạt, dừng lưu thông “Đương Thập Tiền”, hạ lệnh cho Đồng Quán nhanh chóng kết thúc chiến sự Đông Nam. Thông tin vừa báo ra, những sỹ tử đằng trước Tuyên Đức Lâu lập tức hoan hô vang dội, rồi mới rời đi, kết thúc lần biểu tình thị uy này.
Trong phòng nghỉ, Đồng Quán vất mạnh chiếc nghiên mực trên bàn xuống đất. Lập tức “bốp” một tiếng rồi vỡ vụn. Đồng Quán tức giận nói:
- Lão phu dẫn nó từ huyện thành ra, để nó học Thái Học Thượng Xá, vậy mà nó báo đáp lại lão phu như vậy. Tưởng Đồng Quán ta là Bồ Tát đất sao?
Đám quan viên tùy tùng xung quanh run lập cập. Không ai dám lên tiếng. Vì Bắc Phạt, lần này Lý Diên Khánh đã trở mặt hoàn toàn với Đồng Quán. Nhưng hắn lại là Ngự Sử, Đồng Quán tạm thời không làm gì được hắn. Đành phải ém cục tức vào trong.
Đúng lúc này, có thị vệ bẩm báo ngoài cửa:
- Vương tướng quốc cầu kiến!
Đồng Quán giận dữ nói:
- Mời ông ấy vào đây!
Một lát sau, Vương Phủ đi vào quan phòng. Y nhìn nghiên mực nát bét trên mặt đất rồi chau mày:
- Thái Úy hà tất gì phải vậy?
- Hừ! Ta đang hận tên Lý Diên Khánh vong ân bội nghĩa. Dám làm khó ta trên triều.
- Hắn chỉ là một quan nhỏ lục phẩm, không đáng để Thái Úy tức giận như vậy đâu. Sự việc này không đơn giản như những gì chúng ta nghĩ!
Đồng Quán ngớ ra:
- Thế là sao?
- Thái Úy cứ nghĩ thử xem. Nếu hủy Bắc Phạt, người được lợi lớn nhất là ai?
Đồng Quán cúi đầu suy tư một lát, rồi lập tức hiểu ra:
- Ý ngươi nói là…
Vương Phủ lập tức giơ tay ngăn y lại, nhìn sang tùy tùng hai bên. Đồng Quán vội nói:
- Các ngươi lùi ra!
Đồng Quán lại mời Vương Phủ vào phòng trong, một tiểu đồng bước vào dâng trà rồi lập tức lùi xuống. Đồng Quán thấp giọng nói:
- Thật sự là Thái Tử đứng đằng sau sao?
Vương Phủ cười lạnh:
- Mặc dù ta không có chứng cứ, nhưng khi Quan Gia tức giận rời đi, rõ ràng ta đã nhìn thấy sự đắc ý trong mắt Thái Tử. Quan Gia để Vận Vương làm thống soái ba quân Bắc Phạt, sao Thái Tử không lo cho được? Sao y có thể không làm gì? Nhất định y có liên hệ với Phạm Trí Hư, rất có khả năng lần phản đối Bắc Phạt này là do Thái Tử bày ra.
- Vậy Quan Gia biết không?
- Sau khi bãi triều ta đã đến gặp Quan Gia. Ta thấy ngài không ý thức được điều này.
Đồng Quán hơi ngớ ra:
- Ngươi đã đi gặp Quan Gia rồi sao?
Vương Phủ hừ một tiếng:
- Là ta khuyên Quan Gia lấy lùi làm tiến. Tạm thời dừng Bắc Phạt. Đợi ba nhân tố bất lợi biến mất rồi nhắc đến Bắc Phạt. Lúc đó không ai dám phản đối nữa.
- Ba nhân tố bất lợi mà ngươi nói đến là gì?
- Một là kết thúc chiến sự Đông Nam; hai là tăng cường chiến bị, bổ sung vật tư; ba là giảm bớt triều thần phản đối.
Đồng Quán chắp tay bước vài bước rồi nói với Vương Phủ:
- Trong vài tháng tới ta có thể kết thúc chiến sự Đông Nam. Tăng cường chiến bị và vật tư thì cũng là chuyện phải làm. Tích lũy một năm là vừa rồi. Nhưng giảm bớt triều thần phản đối thì ta thấy là một vấn đề lớn. Ngươi định bắt đầu từ đâu?
- Thái Úy không phát hiện gì sao? Mặc dù hôm nay người phản đối đông, nhưng thật ra chỉ là hai màn kịch mà thôi. Một màn kịch là do Phạm Trí Hư diễn, một màn kịch là do Lương Sư Thánh và Thái Kinh hỗ trợ đằng sau. Chỉ cần chúng ta nhượng bộ ở một vài điểm mấu chốt, ví dụ như người kế thừa của Lương Phương Bình, hay sau khi lật đổ Phạm Trí Hư, để họ chỉ định Tướng Quốc mới, hay như nhượng vài vị trí quan trọng ra. Lương Sư Thành luôn muốn làm Phủ doãn Khai Phong. Thái Kinh thì muốn quyền bổ nhiệm của mấy châu Đông Nam. Dùng những điều này để trao đổi. Một khí Thái Kinh và Lương Sư Thành không ủng hộ chúng nữa, thậm chí còn ngầm phản đối lại, thì Phạm Trí Hư sẽ chẳng thể làm gì được. Lật đổ Phạm Trí Hư, còn ai dám phản đối Bắc Phạt?
Đồng Quán nheo mắt:
- Đây không phải là ý của Vương Tướng Quốc chứ!
Đồng Quán hiểu rất rõ Vương Phủ. Y không thể từ bỏ nhiều lợi ích thiết thực như vậy chỉ vì một Bắc Phạt không mấy liên quan đến mình. Nhất định đây là ý của Thiên Tử Triệu Cát.
Vương Phủ chậm rãi gật đầu:
- Thái Úy nói đúng. Thật ra đây là ý của Quan Gia. Ngài bảo ta đến thương lượng với ông, nghĩ cách lật đổ Phạm Trí Hư!