Hàn Môn Kiêu Sĩ (Dịch-Hoàn)

Chương 726 - Chương 610: Tống Kim Tranh Yến (Năm)

Chương 610: Tống Kim tranh Yến (năm) Chương 610: Tống Kim tranh Yến (năm)Chương 610: Tống Kim tranh Yến (năm)

Thế công ngày đầu tiên của Kim binh bị Lý Diên Khánh dùng tám mươi quả Chấn Thiên Lôi nổ quay về, nổ hết gần năm ngàn người, hơn hai ngàn người bị thương. Lý Diên Khánh rất rõ trong lòng, Kim binh bắt buộc phải lấy thành Yên Kinh, tạm thời kinh hãi trở về, hai ngày sau sẽ còn ngóc đầu trở lại, khi đó họ có thể sẽ có phương pháp phòng ngự Chấn Thiên Lôi.

Lý Diên Khánh không dám thư giãn, hắn học được giáo huấn tích trữ vật tư không thỏa đáng lần này, suýt nữa bị cầu lửa Kim binh thiêu hủy quân tư. Hắn lập tức hạ lệnh rút tất cả quân phẩm ra cách tường thành hơn hai trăm bước.

Chủng Sư Đạo lại hết sức tán thưởng mưu lược ẩn nhẫn không phát lúc mới bắt đầu của Lý Diên Khánh. Lúc ban đêm, Chủng Sư Đạo cùng một đội kỵ binh tuần tra tình hình trong nội thành.

Họ đi tới dưới thành đông, vừa vặn trông thấy mấy ngàn binh sĩ đang bận rộn vận chuyển lương thực, để trống một vùng dân cư xuôi theo thành. Suy nghĩ tới mâu thuẫn của dân chúng trong thành, Lý Diên Khánh cũng không hạ lệnh dỡ bỏ phòng xá.

Chăm chú nhìn thật lâu, Chủng Sư Đạo xúc động trong lòng, liền quay đầu thở dài với huynh đệ Chủng Sư Trung:

- Đánh hạ Yên Kinh, ta nhiều nhất nói hắn là một viên dũng tướng. Nhưng hôm nay hắn có thể tính trước làm sau, đây chính là tố chất của danh tướng rồi, cuối cùng ta cũng không nhìn sai người.

Chủng Sư Trung gật đầu:

- Quan trọng hắn còn là quan văn, càng đáng quý là, trong trận chiến này người Kim bị chấn nhiếp rồi, vì sao huynh trưởng không đề cử hắn trấn thủ phủ Yên Kinh?

Chủng Sư Đạo trầm ngâm một chút rồi nói:

- Thật ra ta hi vọng hắn trấn thủ phủ Thái Nguyên hơn. Muốn kế thừa quân Hà Đông, nhất định phải ở phủ Thái Nguyên mấy năm mới được.

- Thế nhưng Diêu Bình Trọng ở phủ Thái Nguyên, chỉ sợ cơ hội của Lý Diên Khánh không lớn.

- Chuyện này nói sau!

Ánh mắt Chủng Sư Đạo hơi ảm đạm, lão cũng biết chuyện của triều đình không phải lão có thể quyết định.

Lúc này, một tên binh lính dọc theo hàng lang lên thành chạy tới như bay, tới trước mặt Chủng Sư Đạo quỳ một chân xuống nói:

- Khởi bẩm Đại Soái, Lý Thống Chế có tình huống khẩn cấp muốn bẩm báo, xin Đại Soái lên thành!

Chủng Sư Đạo khẽ giật mình, giục ngựa chạy lên đầu tường. Không bao lâu, lão và Chủng Sư Trung nối tiếp lên thành, liền thấy Lý Diên Khánh đang hết sức chăm chú nhìn đại doanh Kim binh nơi xa, không biết đã xảy ra chuyện gì?

- Diên Khánh, có chuyện gì gấp?

Chủng Sư Đạo bước tới trước trầm giọng hỏi.

Lý Diên Khánh vội khom người hành lễ:

- Khởi bẩm Đại Soái, ti chức phát hiện Kim binh có hành động khác thương!

Chủng Sư Đạo cũng lấy làm kinh hãi, không hỏi nhiều, ánh mắt sắc bén lập tức nhìn lại đại doanh Kim binh nơi xa. Mặc dù ban đêm, nhưng ánh trăng sáng tỏ, một số tiêu chí quan trọng còn có thể thấy rõ ràng. Chủng Sư Đạo cũng phát hiện, đại kỳ quân doanh Kim binh không còn.

Lão ngẩng đầu nhìn đại kỳ quân Tống, thấy đại kỳ trên đầu tung bay phần phật, gió thổi rất mạnh, cờ xí của đối phương không có khả năng dán trên cột cờ, chỉ có một lời giải thích, đại kỳ đã bị tháo xuống.

Kẻ làm tướng đều biết đại kỳ bị lấy xuống có ý nghĩa thế nào, đó chính là muốn lui binh. Mặc kệ là dùng kế thành không cũng được, hay cố ý mê hoặc kẻ địch cũng được, những thứ khác có thể mặc kệ, nhưng quân kỳ luôn là linh hồn của quân đội, không tới lúc bất đắc dĩ sẽ không để đối phương chà đạp.

- Đại Soái, có phải quân địch dục cầm cố túng, cố ý lui binh, hấp dẫn chúng ta ra khỏi thành hay không?

Chủng Sư Trung ở bên nhỏ giọng nói ra suy nghĩ của mình.

- Có khả năng, tốt nhất phái người đi thăm dò một chút.

Chủng Sư Đạo nhìn thoáng qua Lý Diên Khánh. Lý Diên Khánh lập tức nói:

- Ti chức đã phái Xích Hậu Doanh đi ra.

Chủng Sư Đạo khen ngợi gật đầu, lại nói:

- Chỉ sợ đêm nay ngươi phải vất vả một chút, nhìn chằm chằm động tĩnh của Kim binh.

- Ti chức tuân lệnh!

Lúc này Lý Diên Khánh cũng không hiểu ra sao, với sự dẻo dai của Kim binh khi tiến đánh phủ Lâm Hoàng, tuyệt đối sẽ không gặp khó một lần công thành mà lặng lẽ lui quân, huống chi Hoàng đế của họ cũng đang xem chiến.

Hắn biết rõ khát vọng của Kim binh đối với Yên Kinh, trong lòng hắn cũng có suy nghĩ, nếu như không phải quân địch cố ý dục cầm cố túng, vậy chắc chắn đã xảy ra chuyện lớn.



Trên quan đạo phía đông thành Yên Kinh, mười vạn Kim binh đang chậm rãi rút lui, đài gỗ lớn cũng không dỡ bỏ, nhưng đã không còn ngựa kéo đi, mà do ba trăm sáu mươi binh sĩ cường tráng gánh trên vai.

Lều lớn trên sàn gỗ có hai chiếc, một chiếc là lều lớn quân cơ, một chiếc khác là lều ngủ của Hoàn Nhan A Cốt Đả. Lúc này mười mấy tên trọng thần yên lặng ngồi trong lều lớn quân cơ, ai cũng không nói gì.

Lúc này, trong lều ngủ bỗng truyền tới tiếng khóc, mười mấy đại thần chấn động toàn thân, nước mắt cũng không nhịn được chảy xuống. Hoàn Nhan Tông Bật vọt tới, khóc ngã dưới đất:

- Phụ vương… Phụ vương đi rồi!

Tiếng khóc vang lên trong lều lớn, Hoàn Nhan Lâu Thất run rẩy đứng dậy, đi ra khỏi lều lớn hô:

- Toàn quân khóc tang!



Năm Tuyên Hòa Đại Tống thứ tư, năm Thiên Phụ Đại Kim thứ sáu, tháng tám, Hoàng đế Kim quốc Hoàn Nhan A Cốt Đả bị ngựa kinh hãi gây thương tích khi công thành Yên Kinh, trong đêm không thể trị liệu mà băng hà, trước khi lâm chung truyền ngôi vị cho Tứ đệ Hoàn Nhan Ngô Khất Mãi.

Trước khi lâm chung Hoàn Nhan A Cốt Đả hạ lệnh đình chỉ đánh Yên Kinh, toàn lực diệt Liêu, đại quân lập tức khải hoàn trở về phủ Hoàng Long. Nhưng tiến đánh Tống quốc lại là quốc sách mà Kim quốc sớm đã định ra, Hoàn Nhan Ngô Khất Mãi lập tức mệnh lệnh đại thần Từ Liệt và Hạt Lỗ làm Chính Phó Sứ tiến tới Biện Kinh đàm phán với triều Tống, tranh thủ nhận được lợi ích lớn nhất từ phủ Yên Kinh trên bàn đàm phán.

Biết được quân Tống đông lộ đánh bại Kim binh trong trận chiến bảo vệ Yên Kinh, Thiên tử Kiem quốc bị thương băng hà trong lúc kịch chiến, Kim binh bị ép rút khỏi đất Yến, chiến báo này làm thỏa mãn rất lớn lòng hư vinh của Thiên tử Triệu Cát. Triệu Cát cực kỳ mừng rỡ, lập tức hạ chỉ thực hiện lời hứa của y, sắc phong Chủng Sư Đạo làm Quảng Dương Quận Vương.

Đồng thời lại tăng Lý Diên Khánh một cấp làm Chính Phụng Đại Phu chính tứ phẩm, lại gia phong làm Thừa Tuyên Sử bảo Thắng Quân.

Trước đó Lý Diên Khánh được phong làm Thứ Sử Quyền Hùng Châu, đây chẳng qua là chức quan tạm thời, bởi vì phẩm gia của hắn không đủ mới tạm thời đảm nhiệm chức vụ này, trên thực tế không có bất kỳ ý nghĩa nào với Lý Diên Khánh.

Mà Thừa Tuyên Sử là quan hàm chính tứ phẩm, thuộc về chức quan chính thức của Lý Diên Khánh. Mặc dù nó cũng là một chức suông, chỉ là một chức quan danh dự, chẳng qua danh hiệu Thừa Tuyên Sử lại có một hàm nghĩa khác với Lý Diên Khánh, đại biểu hắn có thể dùng thân phận quan văn đơn độc thống lĩnh quân đội xuất chinh, mà không còn lấy thân phận Phó tướng hoặc thuộc hạ xuất chinh.

Điểm này cực kỳ quan trọng với Lý Diên Khánh, nếu như hắn có thể lấy được chức Thừa Tuyên Sử mấy tháng trước, như vậy may mắn phong Vương này là của hắn mà không phải Chủng Sư Đạo.

Sở dĩ triều đình cho rằng Thống Chế Hữu Quân của Lý Diên Khánh không phải chủ tướng, quan trọng chính là hắn không có chức vụ Thừa Tuyên Sử, Tiết Độ Sứ, Tuyên Phủ Sứ chính thức, hắn chỉ là Phó tướng.

Đây cũng là chỗ vi diệu của quan trường, Chủng Sư Đạo không để ba người Trương Thúc Dạ, Tông Trạch, Chủng Sư Trung có danh hiệu Tiết Độ Sứ đảm nhiệm chủ tướng đánh lén Yên Kinh, mà để Lý Diên Khánh đảm nhận trách nhiệm, trong này ít nhiều có một số cân nhắc sâu sắc.

Đương nhiên, đây cũng không thể nói Chủng Sư Đạo tự tư tự lợi. Đều là người trong quan trường, ai không khát vọng mình có thể xưng vương, Đồng Quán ước mơ tha thiết việc này mười năm rồi, huống chi là Chủng Sư Đạo tuổi tác đã cao sắp hoàn toàn lui sĩ, lão cũng muốn lưu lại tên tuổi của mình cho đời sau!

Mặc kệ Tướng Quốc triều đình hay là Thiên tử Triệu Cát, mỗi người đều là kẻ thành tinh, họ rất rõ ràng sở trường và điểm yếu của đại thần trong triều. Đại tướng bỏ lỡ cơ hội với tước vị Quận Vương như Lý Diên Khánh, Triệu Cát làm sao có thể không biết hắn thiếu cái gì chứ?

Mặc dù sau đó lại bổ sung cho hắn chức Thừa Tuyên Sử, nhưng cũng coi như một loại đền bù, chí ít mở ra con đường đi lên cho Lý Diên Khánh.

Chẳng qua Quận Vương này nói trắng ra là một loại hư vinh, Đại Tống chưa từng trao tặng cho quan viên còn sống, nhưng nó giống như trinh tiết của thiếu nữ, một khi phá lệ, trong mắt Đế Vương sẽ không còn quan trọng, ai nói tương lai Lý Diên Khánh không có cơ hội?

Mùng tám tháng chín, ý chỉ của triều đình đưa tới phủ Yên Kinh, đổi tên phủ Yên Kinh thành phủ Yến Sơn, chính thức bổ nhiệm Vương An Trung là Tri Phủ Yến Sơn, Quách Dược Sư làm Đồng Ti Tiết Độ Sử Sự Phủ Yến Sơn. Hai người một chính một phó, một người chủ trì chính vụ, một người chủ trì quân vụ, cùng phụ trách mọi việc quân chính của phủ Yến Sơn.

Chủng Sư Đạo và Quách Dược Sư giao tiếp quân quyền, lập tức dẫn tám vạn đại quân khải hoàn về kinh, áp giải toàn bộ tài phú và mấy ngàn công tượng thư được, tính cả mười mấy trọng thần Liêu quốc bắt được cùng tiến về phía kinh thành.



Trung tuần tháng tám Đồng Quán được Thiên tử triệu hồi về kinh thành, đương nhiên không tránh khỏi mắng chửi một lần, chẳng qua quân đông lộ công phá thành Yên Kinh khiến tâm tình Triệu Cát cực tốt, lại thêm mức độ chú ý của y với thành Yên Kinh hơn xa tướng sĩ bất hạnh bỏ mình, cho nên tuy rằng Đồng Quán bị chửi, nhưng không bị bãi miễn chức quan, mà bị cưỡng chế ở nhà diện bích hối lỗi một tháng.

Diện bích hối lỗi là trừng phạt riêng đối với hoạn quan, giống như bố trừng phạt con trai vậy. Thực chất Triệu Cát coi Đồng Quán như người một nhà, người một nhà có thể mắng có thể đánh, nhưng sẽ không thực sự nghiêm trị. Oan hồn mười vạn tướng sĩ tiêu tán trong một câu diện bích hối lỗi hời hợt của Triệu Cát.

Chẳng qua vẫn có người phải nói bàn giao với triều đình, Chủ tướng Tân Hưng Tông bị hạ ngục hỏi tội, cuối cùng bị đầy đi Lĩnh Nam sung quân là kết cục không thể tránh né.

Hối lỗi diện bích của Đồng Quán chẳng qua chỉ là ở trong nhà không ra khỏi cửa mà thôi, chiến dịch Tây Hạ thất bại, lão còn bị diện bích hối lỗi một năm, hiện giờ chẳng qua mới một tháng, có thể thấy quan gia căn bản không có suy nghĩ trừng phạt lão.

Mặc dù hiểu rõ điểm này, Đồng Quán vẫn cảm thấy cực kỳ đau đớn trong lòng. Quan gia tha thứ cho lão bởi vì Chủng Sư Đạo đại thắng, mà Chủng Sư Đạo đã được phong làm Quảng Dương Quận Vương, Đồng Quán ngày nhớ đêm mong mười năm, cố gắng chauanr bị mười năm, cuối cùng lại làm áo cưới cho người khác, khiến Đồng Quán làm sao không đau đến chảy máu, hận đến thấu xương trong lòng.

Trong thư phòng, Đồng Quán ngồi sau chiếc bàn rộng lớn mặt trầm như nước nói với con nuôi Đồng Diên Tự:

- Chuyện này nhìn như nhỏ, nhưng hỏng việc hậu quả lại rất nghiêm trọng. Sở dĩ ta muốn ngươi làm, bởi vì ngươi ổn trọng và tinh tế, đương nhiên cũng bởi vì ngươi khiến ta tin tưởng, cũng đừng khiến ta thất vọng.

Sau khi thành niên Đồng Quán mới tịnh thân làm thái giám, chính vì như vậy, lão cực kỳ coi trọng nối dõi tông đường. Lão không tùy tiện tìm một người sửa lại họ giống như hoạn quan khác, Đồng Quán rất coi trọng huyết thống. Đồng Diện Tự là con nuôi của lão, đồng thời cũng là cháu trai ruột thịt của lão, là đại ca của lão cho lão con trai ruột làm con thừa tự.

Trong mạch máu của hai người chảy dòng máu giống nhau, Đồng Quán cũng cực kỳ coi trọng gã, cho nên dù Đồng Diên Tự chưa hề đánh trận, cũng đã làm được chức Tả Kiêu Vệ Tướng Quân tòng tứ phẩm, quan giai là Tuyên Uy Tướng Quân, còn cao hơn chức quan của đám Vương Quý dùng tính mạng đọ sức nhận được.

Đồng Diên Tự vội vàng khom người nói:

- Xin phụ thân yên tâm, chuyện này hài nhi sẽ điều khiển toàn bộ quá trình, nhưng cũng không ra mặt, hài nhi sẽ để tâm phúc an bài một người không liên quan làm thỏa đáng việc này.

Đồng Quán gật đầu hài lòng:

- Như vậy thì tốt nhất, sau đó ngươi lại đi tìm Trương uẩn nói chuyện một chút.

Trương Uẩn là Thiếu Doãn Phủ Khai Phong, là tâm phúc của Đồng Quán, có y sẽ không sợ lớn chuyện.

Bình Luận (0)
Comment