Chương 681: Phòng ngự Hà Đông
Chương 681: Phòng ngự Hà ĐôngChương 681: Phòng ngự Hà Đông
Hà Đông Lộ cũng chính là khu vực Sơn Tây hiện giờ, phía tây là Hoàng Hà tách rời khỏi Thiểm Tây Lộ, hẻm núi Tần Tấn nổi tiếng địa thế hiểm yếu. Mặc dù bởi vì trời đông Hoàng Hà đóng băng mà mất đi nơi hiểm yếu Hoàng Hà, nhưng đến mùa khác thì Hoàng Hà tạo thành một đường phân cách quân sự. Phía tây là Thái Hành Sơn ngăn cách với tây lộ Hà Bắc, thông qua Thái Hành Bát Hình nối liền Hà Bắc và khu vực Trung Nguyên.
Cảnh nội Hà Đông Lộ nhiều núi, ví dụ như các dãy núi Hằng Sơn, Ngũ Đài Sơn, Thái Nhạc Sơn, Trung Điều Sơn, Lữ Lương Sơn chia cắt Hà Đông Lộ thành mấy khu vực lớn Nhạn Bắc, Tấn Trung, Tấn Nam và Tấn Đông Nam cùng một số bồn địa nhỏ. Ở bắc bộ Thái Nguyên, Hằng Sơn và Ngũ Đài Sơn hình thành một ngăn cách từ đông sang tây, tạo thành một bình chướng phòng ngự tự nhiên. Thái tử Triệu Hoàn đề nghị đạo phòng tuyến thứ nhất của Hà Đông Lộ chính là chỉ bình chướng phòng ngự này.
Dọc theo bình chướng phòng ngự này, trăm năm qua quân Tống thành lập mấy chục sơn trại và quan ải nho nhỏ, quan ải nổi danh nhất trong đó chính là Nhạn Môn Quan. Quân Tống thành lập Nhạn Môn Trại ở đây, có hai ngàn thủ quân, thủ địa thể cực kỳ hiểm yếu, có thể nói một người đủ giữ quan ải, vạn người không thể đi qua. Mặt khác phía tây còn có một Thổ Đôn Quan, cũng chính là Lâu Phàn Quan thời Tùy Đường, nơi này là quan hải yết hầu nổi tiếng Mã Ấp Đạo.
Phía nam hai quan ải này còn phân bố không ít quân trại, chẳng qua hai nước Tống Liêu ngưng chiến gần trăm năm, những quân trại này cơ bản chỉ lưu lại hình thức, phần lớn không còn thủ quân, không khác gì vứt bỏ. Duy trì trú quân từ đầu tới cuối cũng chỉ có hai quân trại hiểm yếu là Thổ Đôn Trại và Nhạn Môn Trại, đây cũng chính là tuyến phòng ngự đầu tiên Kim binh phải đối mặt khi tiến đánh Hà Đông Lộ.
Lúc này, mười vạn đại quân tuyến tây Kim quốc đã tập trung ở Phủ Đại Đồng, do Hoàn Nhan Tông Hàn thống soái. Hàn Nhan Tông Hàn vốn dẫn quân đông lộ tiến đánh Phủ Yến Sơn, nhưng cân nhắc tới gã từng đánh bại quân Tây Hạ, có uy hiếp mạnh mẽ đối với Tây Hạ, Lang Chủ Kim quốc thay đổi kế hoạch, vẫn bổ nhiệm Hoàn Nhan Tông Hàn thống soái Kim binh tây lộ.
Kim binh tây lộ do mười vạn đại quân tạo thành, kỵ binh chiếm đa số, bao gồm Nữ Chân, Khiết Đàn, Hề, Đột Quyết, Đảng Hạng, Tiên Ti các loại bộ lạc cùng tạo thành. Trong đó hạch tâm là ba vạn kỵ binh tinh nhuệ Nữ Chân, do Hoàn Nhan Tông Hàn tự mình thống soái.
Không lâu sau khi Kim quốc chính thức tuyên chiến triều Tống, Hoàn Nhan Tông Hàn sai Ngân Thuật dẫn một vạn đại quân làm tiên phong, tiến đánh Nhạn Môn Quan.
Nhạn Môn Quan ở trên Câu Chú Sơn, vốn là một bộ phận của Trường Thành. Ngũ Đài Sơn hướng từ đông bắc qua tây nam, mấy trăm dặm đều là vách núi cheo leo, chỉ xuất hiện cửa ải địa thế hơi thấp ở Nhạn Môn Quan, gọi là Tây Hình, kỵ binh có thể thông qua cửa ải này. Quân Tần đã xây dựng một quan thành hùng vĩ trên đỉnh cửa ải, tên là Tây Hình Quan, cũng chính là Nhạn Môn Quan hiện giờ.
Trên thực tế Nhạn Môn Quan nằm trên đường đi từ đông sang tây, phía tây là Nhạn Bắc tái ngoại, phía đông là Đại Châu của triều Tống. Hơn trăm năm trước, Dương gia tướng phụ trách trấn thủ tòa Nhạn Môn Quan hùng vũ này. Tống tướng trấn thủ Nhạn Môn Quan hiện giờ gọi là Trần Túc, vốn là thuộc cấp của Chủng Sư Trung. Gã dẫn hai ngàn người trú đóng trong quân trại dưới chân núi. Lúc này tiên phong Kim binh đã tới bên ngoài Nhạn Môn Quan, Trần Túc không dám khinh thường, bố trí toàn bộ hai ngàn người tại Nhạn Môn Quan cùng Trường Thành hai bên.
Lúc này, một vạn Kim binh đã lập đại doanh bên ngoài Nhạn Môn Quan từ ba ngày trước, chẳng qua Kim binh không lập tức công thành chiến, mà đang chờ đợi điều gì.
- Tướng quân, có phải Kim binh đang chờ viện binh phía Dịch Châu hay không?
Một tên thủ hạ nhỏ giọng hỏi.
Ở trước triều Tống, giữa vững Nhạn Môn Quan cơ bản giữ vững Đại Châu. Nhưng ở triều Tống thì không như vậy, Đại Châu triều Tống còn phải đề phòng quân địch đánh tới từ phía đông, nguyên nhân là Phủ Yến Sơn bị Liêu quốc khống chế, Liêu quân có thể từ Dịch Châu đi Phi Hồ Hình xuôi theo lòng chảo sông Lai Thủy giết vào Đại Châu, sau lưng quân Tống Nhạn Môn Quan sẽ bại lộ trước mặt quân địch.
Vì đề phòng Liêu quân tiến vào Dịch Châu từ Phi Hồ Hình, quân Tống liền xây dựng năm tòa quân trại ở gần lối ra Phi Hồ Hình, Mai Hồi Trại, Ma Cốc Trại, Bình Hình Trại, bảo Hưng Quân Trại và Nghĩa Hưng Quân Trại. Nhưng trước mắt chỉ còn Bình Hình Trại đồn trú năm trăm binh sĩ, bốn trại khác đều bị bỏ qua. Bình Hình Trại cũng là một quan ải nổi danh, hậu thế gọi là Bình Hình Quan, bởi vì giống như cái bình mà đặt tên, là cửa ra quan trọng nhất của Phi Hồ Hình.
Trần Túc cũng rất lo lắng, nghe nói Dịch Châu đã bị Kim binh chiếm lĩnh, nếu như hai đường Kim binh đông tây cùng động, Đại Châu liền nguy hiểm rồi. Gã trầm tư một lát, lúc này mới ra lệnh:
- Nhanh đưa tin đi Thái Nguyên, yêu cầu Thái Nguyên tăng cường phòng ngự Bình Hình Trại.
Màn đêm vừa buông xuống, Kim binh bên ngoài Nhạn Môn Quan rốt cuộc xuất động. Do thám quân Tống trên quan lập tức phát hiện hành động khác thường của quân địch, gõ vang cảnh báo, tiếng báo động gấp rút vang vọng quan thành. Lúc này, các binh sĩ đang ăn cơm chiều trong trại, nghe được tiếng báo động, các binh sĩ vội đặt chén cơm xuống, nhặt trường mâu cung nỏ dọc theo đường núi chạy tới quan ải trên đỉnh núi. Không bao lâu, Chủ tướng Trần Túc cũng tới đầu tường Nhạn Môn Quan.
- Tướng quân mau nhìn, quân địch đi lên rồi!
Trần Túc cũng nhìn thấy, dưới chân núi chừng bốn trăm bước, có vô số bóng đen ẩn hiện, lúc này gã ra lệnh:
- Bắn hỏa cầu!
Hỏa cầu dùng cành cây kết thành, ngâm dầu hỏa, đường kính chừng tám thước. Bình thường nó dùng làm dẫn lửa khi công thành và phục kích, nhưng ở Nhạn Môn Quan, tác dụng của nó lại là pháo sáng.
Hỏa cầu khổng lồ được đặt trên ba thạch pháo to lớn, bắn ra từ thạch pháo, ba tên lính đốt ba quả cầu lửa thật lớn, theo tiếng ra lệnh, ba thạch pháo bỗng nhiên bắn ra, ba quả cầu lửa thật lớn bay lên không, lăn xuống chân núi, trong nháy mắt vọt vào trong đám người quân địch, đồng thời chiếu sáng phạm vi quân địch. Trần Túc nhìn ra được, ước chừng có hai ngàn quân địch, đây là binh lực cực hạn một lần tấn công, xem ra quân địch muốn tấn công thành quy mô lớn.
- Đổ dầu hỏa!
Trần Túc hạ lệnh thứ hai, từng thùng dầu hỏa bị ném xuống dưới, rơi mạnh trên đường núi, thùng gỗ lập tức chia năm xẻ bảy, rất nhiều dầu hỏa trào ra, chảy đầy đất.
Đúng lúc này, tiếng trống vang lớn dưới chân núi, hai ngàn binh sĩ tiên phong tộc Khiết Đan dọc theo đường núi điên cuồng đánh tới đỉnh núi.
Lúc chạy tới cách quan thành khoảng hai trăm bước, trên đầu thành cũng gõ trống trận, mấy trăm cây gỗ lăn ập tới, mười mấy tên lính phía trước né tránh không kịp, bị nện bay ra ngoài, máu thịt be bét, lập tức chặn đường núi. Binh lính phía sau sợ hãi vội vàng nằm xuống, nhưng vẫn có gỗ lăn đập trúng binh sĩ quân địch, tiếng kêu thảm thiết liên tiếp.
Nhưng gỗ lăn thoáng lắng lại, hai ngàn binh sĩ lại vội vàng bò lên, kêu gào phóng tới đỉnh núi.
- Bắn tên!
Quan thành và tường thành hai bên lập tức bắn tên, quân Tống sử dụng đều là Thần Tí Nỏ, sát thương khoảng cách hai trăm bước, nhưng trong một trăm năm mươi bước có thể bắn thủng giáp sắt quân địch, mấy chục năm qua vẫn luôn là vũ khí sắc bén nhất mà quân Tống đối phó quân Liêu và quân Tây Hạ.
Mũi tên dày đặc như mưa, bắn vào trong đám quân địch trên đường núi, quân địch tử thương khắp nơi. Không bao lâu quân địch tấn công liền thay đổi chiến thuật, phía trước và hai bên trái phải họ đều giơ thuẫn lớn lên đỡ, tạo thành ba mặt tường thuẫn, chặn đứng cung tên sắc bén của quân Tống. Sau đó lại một vòng mấy trăm cây gỗ lăn ập tới, binh sĩ tấn công phát ra tiếng hô, vội vàng phủ phục trên đường núi.
Những binh sĩ Khiết Đan này đều là tinh binh được lựa chọn đặc biệt, huấn luyện nghiêm chỉnh, giảm mạnh số lượng tử vong.
Lúc này, Trần Túc ra lệnh:
- Bắn Chấn Thiên Lôi!
Sau cuộc chiến cướp đoạt Yên Kinh, Chấn Thiên Lôi uy lực nổ cực lớn dần phổ cập toàn quân, nhất là biên quân cơ bản đều trang bị. Nó không chỉ là lợi khí tấn công, đồng thời cũng là lợi khí phòng thủ.
Hai tên lính đặt một quả Chấn Thiên Lôi nặng năm mươi cân lên thạch pháo, hỏa thủ đốt kíp nổ, kíp nổ cháy xùy xùy, lúc đốt tới miệng, hỏa thủ hô lớn một tiếng:
- Bắn!
Ầm một tiếng, Chấn Thiên Lôi nặng năm mươi cân bay đi, vẽ một đường vòng cung trên không trung, rơi trên đường núi cách sáu mươi bước, tiếp tục lăn về phía đám người. Ngay khi Chấn Thiên Lôi vừa xông vào đám người, liền nghe một tiếng nổ kinh thiên động địa, ánh lửa bắn ra mãnh liệt, khói đặc tràn ngập, mười mấy bộ thi thể tàn khuyết không đủ bay lên không, bay ra cách mấy chục bước.
Quả Chấn Thiên Lôi này nổ tung khiến toàn bộ binh sĩ trong vòng mười trượng chung quanh bị nổ chết, tử thương gần hai trăm người, binh sĩ đằng sau đều sợ hãi mất hồn mất vía, quay đầu bỏ chạy xuống chân núi.
Trong đường núi hỗn loạn, năm tên binh sĩ Khiết Đan chạy ngược, giơ cao tấm thuẫn chạy băng băng tới Nhạn Môn Quan.
- Xử lý họ!
Binh sĩ đầu tường chỉ năm tên lính hô lớn.
Tên bắn như mưa, hai tên lính ứng tiếng ngã quỵ xuống, ba người khác vẫn không hề dừng lại chạy vội tới quan thành.
Trần Túc cười lạnh một tiếng, gã biết mấy tên lính này muốn làm gì, chắc chắn muốn dùng Chấn Thiên Lôi nổ nát cửa quan, nào có dễ dàng như vậy?
Trần Túc đợi quân địch tiến vào trong trăm bước, lập tức hạ lệnh:
- Phóng hỏa!
Mấy chục mũi tên lửa bắn về quân địch, dầu hỏa sớm dội đầy mặt đất, lửa lớn lập tức cháy hừng hực trên đường núi, nháy mắt nuốt sống ba tên binh sĩ Khiết Đan. Trần Túc hô lớn:
- Nằm xuống!
Các binh sĩ vội vàng ngồi xuống, liền nghe một tiếng nổ đinh tai nhức óc, Chấn Thiên Lôi do ba tên binh sĩ Khiết Đan nổ tung cách quan thành chỉ sáu mươi bước, khói đặc bốc lên tận trời, thịt nát và miếng sắt vẩy ra.
Chấn Thiên Lôi của Kim binh đến từ Tây Hạ, trong trận chiến tranh đạot Tây Kinh với quân Tây Hạ họ thu được mấy trăm quả Chấn Thiên Lôi do Tây Hạ chế tạo, cũng bắt đầu sử dụng vào công thành. Nhưng địa hình hiểm yếu của Nhạn Môn Quan khiến Chấn Thiên Lôi của Kim binh không hề có đất dụng võ.
Hoàn Nhan Ngân Thuật ở xa có thể thấy đươc công thành thất bại, không khỏi thở dài ra lệnh:
- Truyền lệnh rút quân!
Tiếng chuông rút quân vang lên, mấy trăm tên lính cuối cùng trên đường núi lui về như thủy triều, quan thành lập tức reo hò!