Phàn Trường Ngọc không ngờ mình lại nhúng tay vào chuyện lớn như vậy, vội vàng nói: "Quân gia, trên người thảo dân có mang văn thư hộ tịch, thảo dân là người Tế châu, thật không phải là mật thám!"
Vừa nói, nàng vừa lấy văn thư hộ tịch của mình ra, bởi vì quan binh không cho phép nàng đến gần, chỉ có thể ném đến cho thủ lĩnh quan binh kia xem.
Thủ lĩnh quan binh sau khi nhìn qua, hỏi: "Nếu đã người của Tế châu, hiện đang là chiến loạn, vì sao lại chạy tới biên cảnh tây bắc?"
Từ trên con đường cái này có thể đi đến Sùng châu, cũng có thể đi đến Yến châu, Phàn Trường Ngọc sợ bị coi là đồng lõa nên không dám nói mình đi Sùng châu, đành nói: “Thảo dân đi đến Yến châu tìm người thân.”
Lưu dân cũng thành họa của chiến loạn, khi đi châu phủ khác quan phủ cũng hiếm khi cho lộ dẫn.
Sắc mặt của thủ lĩnh quan binh cũng không có dịu đi: "Làm sao ta biết hộ tịch văn thư này của ngươi có phải là do giết người cướp được hay không?"
Hắn ta quay đầu ngựa lại, gắt gao ra lệnh: "Mang đi!"
Phàn Trường Ngọc: "..."
Không xui xẻo như vậy chứ!
Bị một loạt cung nhỏ nhắm vào người, nàng chỉ có thể nhận mệnh bỏ đao xuống, hai tay bị bọn họ trói lại đưa về quân doanh.
Phàn Trường Ngọc chỉ biết binh mã đóng quân tại Lư thành, lại không biết nửa đường Tế châu lại có mấy vạn đại quân đồn trú, còn đang sửa đập nước quy mô khá lớn.
Sau khi Phàn Trường Ngọc được mang về quân doanh, nàng tạm bị nhốt vào trong một phòng giam, ngựa, bao y phục, đao mổ lợn đều bị tịch thu, ngay cả hai tấm sắt trên người nàng cũng bị bà tử khi soát người lấy đi.
Đám quan binh canh giữ mỗi này đều đưa thức ăn nước uống đến cho nàng, ngoại trừ nước thì chỉ là lương khô trong bao y phục của nàng, bị buộc bắt nhốt, cơm tù còn phải tự trả bạc, điều này khiến Phàn Trường Ngọc càng thêm chán nản.
Hai ngày sau, nàng mới được đưa ra khỏi phòng giam, đã điều tra rõ nàng không phải mật thám, nhưng cũng không thả nàng đi, nàng được phân cùng một chỗ với những bách tính xiêm y rách rưới khác, được phát cho một cái cuốc và một cái sọt, quan binh bảo bọn họ đi đào đất đá, hai người một tổ, nếu buổi sáng không đào được mười sọt thì buổi trưa sẽ không có cơm ăn.
Lúc này Phàn Trường Ngọc mới biết những người này đều là lưu dân trên đường, bị cưỡng chế bắt giữ ở lại nơi này, tựa như đám quan binh sợ bọn họ nói ra chuyện sửa đắp đê, nhưng giam giữ người còn phải nuôi cơm, đám quan binh liền để cho bọn họ đi đào đất đá.
Phần lớn lưu dân vì có thể ăn cơm no, vẫn nguyện ý đi làm những chuyện chân tay tốn thể lực này.
Phàn Trường Ngọc bị giam giữ lại không ngoài chuyện đám quan binh sợ nàng trên đường đến Yến châu sẽ rẽ đi Sùng châu, để lộ phong thanh gì ra ngoài.
Nàng không biết vì sao xây đê đập lại thần bí như vậy, trong lòng còn lo lắng cho an nguy của Trường Ninh, nghĩ hiện tại nàng ra ngoài, còn có thể vào núi đào đất đá tìm hiểu địa thế xung quanh, như vậy mới có thể sắp đặt kế hoạch bỏ trốn.
Khi nàng vừa đến, những người khác đã sớm lập xong tổ đội, phần lớn đều là nam nhân, chuyện có quan hệ có thể được ăn cơm hay không, không ai có thể quan tâm đến thương hương tiếc ngọc.
Phụ nhân tay chân khỏe thấy Phàn Trường Ngọc tuy cao nhưng gầy, sợ nàng không thể làm được việc, cũng không muốn ở cùng tổ với nàng.
Phàn Trường Ngọc cảm thấy tự một mình nàng đến trưa có thể đào mười giỏ đất đá không phải là chuyện khó, nhưng quan binh nhìn nàng và một lão nhân gầy gò không có ai để lập thành một tổ, trực tiếp để nàng và lão nhân kia lập thành một tổ, đại khái cảm thấy hai người bọn họ một người là nữ tử yếu đuối, một người là lão nhân gầy còm, thể lực kém hơn những người khác, chỉ cần bọn họ tới trưa đào năm giỏ là được.
Phàn Trường Ngọc mang theo một cái sọt và một cái cuốc, theo đại quân lên núi để đào đất đá, lão nhân kia tự cầm cái cuốc đi đường thở hồng hộc, trên đường đi không ngừng lải nhải, vẫn luôn mắng mỏ quan binh, miệng đầy những thứ chi, hồ, giả, dã, đừng nói là những bách tính đi đào đất đá cùng, ngay cả những quan binh kia nghe cũng không hiểu ông ấy đang nói về cái gì.
Trong bao y phục của Phàn Trường Ngọc cũng có mang theo tứ thư do Ngôn Chính chú giải, trong lúc rảnh rỗi sẽ xem mấy trang, ngược lại nghe cũng có thể hiểu một chút, nhưng những trích dẫn kinh điển kia, lại nghe không hiểu được gì.
Nàng nhìn thấy lão nhân kia gần như sắp không thở ra hơi nữa, nghĩ ông ấy tuổi đã cao như Triệu thợ mộc mới đi theo quân, trong lòng thấy có chút không đành lòng, dùng cuốc như đao chặt bỏ một nhánh cây thô dưới một cái cây, vuốt nhánh cây thành mũi nhọn, đưa cho lão nhân làm thành nạng, đưa tay muốn lấy cái cuốc của lão nhân bỏ vào trong cái sọt, bảo: “Để cháu giúp ngài cầm cho.”
Lão nhân với mái đầu mồ hôi đầm đìa sắp rơi đến mi mắt, thấy Phàn Trường Ngọc là một cô nương gia thì không đưa, tính tình cố chấp nói: "Tự lão phu cầm được."
Một phụ nhân ở gần đó nhìn thấy, nói: "Cô nương, ngươi đừng có để ý đến lão nhân này, tính nết ông ta rất cổ quái!"
Phàn Trường Ngọc có thể nhìn ra lão nhân này tuy ăn nói chua ngoa nhưng tấm lòng như đậu phụ, cười cười không để tâm.
Khi đến nơi đào đất đá, Phàn Trường Ngọc khỏe đến mức không tốn nhiều công sức đã đào đầy năm cái sọt, quan binh đếm số không khỏi nhìn nàng bằng con mắt khác.
Vận chuyển đất đá thì không cần đến bọn họ, có la cõng hoặc là do hai quan binh dùng đòn gách nhấc đi.
Đã hoàn thành số lượng vào buổi sáng, nhưng những người khác vẫn đang đào, Phàn Trường Ngọc không thể thoải mái khi trắng trợn nghỉ ngơi như thế, vì vậy ở một bên giả vờ đào, một bên tán gẫu với lão nhân kia: "Lão nhân gia, ngài là người đọc sách, sao cũng bị đưa đến đây?"
Lão nhân cả giận nói: "Lão phu nghe nói Yến châu mượn hai vạn binh mã của Tế châu, cho nên đoán rằng thượng du sông Vu muốn sửa đập nước, vốn muốn đến xem đập nước được tu sửa thế nào, nhưng lại bị những quan binh kia coi là mật thám bắt đi, là thằng nhãi ranh kia ở đây, thằng nhãi ranh kia ở đây!"
Phàn Trường Ngọc nói: "Lão nhân gia, náo nhiệt nào cũng có thể tham gia góp vui, nhưng náo nhiệt như đánh trận sửa đập, sau này vẫn đừng tham gia vào thì hơn."
Lão nhân bị hiểu lầm thành người đi xem náo nhiệt bị bắt, tức giận đến hất râu trừng mắt, mãi cho đến bữa trưa dùng cơm cũng không để ý đến Phàn Trường Ngọc.
Buổi sáng Phàn Trường Ngọc nhàn nhã đào được tám giỏ đất đá, đến giờ lấy cơm được quan binh khen ngợi, cho nhận nhiều thêm một cái bánh bao, nàng vốn muốn đem cho lão nhân kia, nhưng lão nhân kia liếc nhìn bánh bao rồi hừ một tiếng, rõ ràng là không thích, Phàn Trường Ngọc cũng không khách khí tự mình giữ lại.
Nàng khỏe hơn người khác nhiều, lượng cơm ăn vào tự nhiên cũng nhiều, biết đào nhiều đất đá có thể lĩnh nhiều đồ ăn, buổi chiều nàng liền đào mười hai sọt, thành công nhận được nhiều thêm hai cái bánh bao.
Lão nhân vẫn không không ngừng mắng chửi người một cách văn nhã, nếu không phải là mắng chửi quan binh ở đây, liền mắng tên tiểu tử thối gì đó.
Phàn Trường Ngọc đang bưng bát cháo miệng ngậm bánh bao tò mò hỏi: “Kia là nhi tử của ngài sao?”
Lão nhân nheo mắt nhìn nàng, nói: "Tính là một nửa nhi tử của ta."
Phàn Trường Ngọc ồ một tiếng: “Thì ra là tử tế của ngài."
Lão nhân lại bắt đầu dựng râu trừng mắt: "Là học trò của lão phu! Một nha đầu hoàng mao không có kiến thức!"
Phàn Trường Ngọc có lẽ trước đây đã quen với miệng lưỡi thâm độc của Ngôn Chính, nàng cũng không giận lão nhân mềm lòng thường hay tức giận này, ngược lại bởi vì kiến thức của ông ấy mà có chút nể nang, nàng mặt dày nói: “Lúc trước ngài là phu tử sao? Cháu đã tự học ‘Luận ngữ’, có thể thỉnh giáo ngài một vài vấn đề không?"
Nghe nói nàng là tự học, lão nhân không khỏi kinh ngạc nhìn nàng: "Tự học?"
Thần sắc của Phàn Trường Ngọc hơi trầm lại, cười nói: "Lúc trước phu quân của cháu cũng là một người đọc sách, huynh ấy chưa dạy xong tứ thư cho cháu đã rời đi, có để lại chú giải để tự cháu học."
Lão nhân ước chừng cảm thấy nàng còn trẻ mà thủ tiết như thế thì thật đáng thương, hiếm thấy không còn kiêu ngạo nữa, chỉ nói câu: “Bớt đau buồn.”
Phàn Trường Ngọc sửng sốt một lúc, sau đó phản ứng lại mới vội vàng nói: "Huynh ấy không có chết, huynh ấy bị bắt đi trưng binh."
Lão nhanh tức giận đến râu ria khóe miệng đều dựng lên: "Vậy sao ngươi nói giống như hắn đã chết rồi!"
Phàn Trường Ngọc: "..."
-
Yến châu.
Dãy Yên sơn xa xa trong đêm nhô lên như một sống lưng rồng, băng tuyết trên đỉnh núi vẫn chưa tan có thể mơ hồ nhìn thấy một màu trắng xám.
Hàng ngàn quân trướng đóng dưới chân núi, giá ba chân chống đỡ chậu than nằm rải rác ở giữa các quân trướng, củi cháy lốp bốp bên trong, chiếu sáng cả doanh trại.
Trong quân trướng, Tạ Chinh nhìn bản đồ bố trí quân phòng của Yến châu và Sùng châu, ngón tay chỉ vào một chỗ nói với thuộc hạ của mình: "Sùng châu đã phái năm vạn binh mã bao vây Lư thành, năm vạn binh lực còn lại cũng không thể xem thường, đến lúc đó tự ta đi dẫn dụ quân địch, các ngươi dẫn người bố trí mai phục ở hẻm núi Nhất Tuyến..."
Hắn đột nhiên lấy tay che mặt hắt hơi một cái.
Các tướng lĩnh thuộc cấp đang cung kính ngồi trước bàn dài đều ngẩn người.
Mặc dù băng tuyết trên Yên sơn đã tan rã, nhưng vào ban đêm, trời vẫn rất là lạnh.
Tạ Chinh đã sớm đổi thành y phục mùa xuân mỏng manh, vai rộng eo hẹp, khuôn mặt như ngọc, theo lời của các quý nữ ở kinh thành thân hình võ tướng như này là đẹp nhất.
Hắn cau mày tiếp tục triển khai bố trí, khi tạm nghỉ ngơi một lát, thân binh tiến vào cho thêm nước trà, còn chu đáo đưa cho hắn một cái áo khoác dày.
Sắc mặt Tạ Chinh lạnh lùng nhìn thân binh ôm xiêm y, thân binh kiên trì nhỏ giọng nói: “Đêm lạnh sương nhiều, Hầu gia cẩn thận cảm lạnh.”
Tạ Chinh: "...Cút ra ngoài."
--------------------
Tác giả có lời muốn nói:
Tạ mỗ (tức giận): Trời tuyết lớn bản hầu có thể để mình trần xuống nước, lại bởi vì y phục mỏng manh mà cảm lạnh?