Hệ Thống Trung Y (Bản Dịch Full)

Chương 279 - Chương 279 - Mắt Bị Tổn Thương Tất Ngũ Tạng Lục Phủ Cũng Bị Tổn Thương!!!

Chương 279 - Mắt Bị Tổn Thương Tất Ngũ Tạng Lục Phủ Cũng Bị Tổn Thương!!!
Chương 279 - Mắt Bị Tổn Thương Tất Ngũ Tạng Lục Phủ Cũng Bị Tổn Thương!!!

"Thế thì đã làm sao? Tây y người ta làm quá tốt đi, không chỉ có kính viễn vọng còn có kính hiển vi, trung y chúng mày có thể làm được hay không?"

"Đúng là một thanh niên thất học đến tuyệt vọng nha. Làm sao anh có thể mặc kệ sự thật, nói rằng dao giải phẫu cũng là phát minh của tây y như vậy? Thế khẩu trang cũng là phát minh của tây y sao? À đúng rồi, nó bắt nguồn từ tây y cũng đúng, dù sao bên kia cũng là quỳ lâu rồi đứng thẳng không nổi mà."

...

“Đây thì có liên quan gì tới danh y đại sư chứ? Tuyệt đối là đang khơi mào cuộc chiến đối lập trung tây y mà, ghê tởm!"

"Ai cũng sẽ phạm phải sai lầm, ít nhất là năm đó, ở thời điểm Dự Châu bùng nổ bệnh truyền nhiễm, ông ấy đã chủ động xin đi giết giặc, tới thẳng tiền tuyến. Loại chuyện này chắc không ai bôi nhọ được nhỉ?"

"Cắt, làm sao anh có thể chắc chắn rằng ông ta không xin đi chỉ để đánh bóng tên tuổi?"

"Đánh bóng tên tuổi? Lúc trước, khi bệnh truyền nhiễm kia bùng nổ, ai cũng hiểu chỉ cần bị lây nhiễm, là trong vòng hai ngày sẽ phát sinh triệu chứng nghiêm trọng, ba ngày phải vào ICU, trị liệu trễ, qua năm ngày là không thể chống đỡ nổi. Tôi hỏi anh, cho anh đi đánh bóng tên tuổi, anh có dám đi hay không?"

"Với địa vị của ông ta ở thời điểm đó, ai sẽ cho ông ta thực sự tiếp xúc người bệnh? Còn không phải giả vờ giả vịt ngồi yên một chỗ, chỉ đạo người bên dưới đi điều trị sao?"

"Anh không thấy nội dung bóc phốt bên trong không hề có ảnh chụp sao? Bôi nhọ người ta mà không có bằng chứng cụ thể hả? Tin được không đây?"

"Ảnh chụp chính là sự thật ư?"

"Được, anh giỏi!"

...

Liên tiếp bùng nổ suốt hai ngày, dư luận trên Weibo còn chưa chịu yên tĩnh lại.

Vụ chửi rủa tập thể này cũng từ một chiến khu chuyển dời đến mấy chiến khu, các diễn đàn lớn trên mạng internet đều bắt đầu thảo luận chuyện về Quách Bạch Gia.

Nhóm cư dân không hiểu gì về y học trên mạng đều cho rằng Quách Bạch Gia hơi quá đáng, ông ấy mang danh hiệu danh y đại sư, nhưng lại bất chấp tất cả, làm cho bệnh nhân tàn phế.

Về mặt đạo đức, tất cả mọi người đều không nhịn được.

Nhưng bất cứ ai trong giới y học đều hiểu rằng, làn sóng dư luận này cũng chẳng vén lên được hồi sóng gió to lớn đến đâu.

Bởi vì tại hoàn cảnh thời bấy giờ, Quách Bạch Gia vốn đang là bác sĩ tây y, và thao tác của ông ấy tuyệt đối là hoàn toàn phù hợp với quy củ.

Lại nói, dưới phương án trị liệu phù hợp với quy củ như vậy, chỉ cần người bệnh sống sót là Quách Bạch Gia đã hoàn thành nhiệm vụ của mình rồi.

Và kể cả người bệnh nọ có lên toà án tố cáo Quách Bạch Gia cũng vô dụng!

Nói cách khác, loại chỉ trích của dư luận này vốn không tạo thành bất cứ loại công kích gì mang tính thực chất với Quách Bạch Gia, nhưng ở trong dân gian, danh dự và đạo đức cá nhân của ông ấy sẽ vĩnh viễn bị mọi người phỉ nhổ.

Dù có người đứng ra giải thích cho Quách Bạch Gia, thì vết nhơ này vẫn sẽ tồn tại.

Bởi vì mọi người chẳng hề quan tâm vì sao Quách Bạch Gia chữa cho người khác thành tàn tật, vì sao ông ấy lại công khai nói ra vấn đề của tây y. Bọn họ chỉ tin tưởng những thứ mà mình nguyện ý đi tin tưởng thôi.

Đây là mạng internet!

...

Chủ nhật, tại Hán Y Đường.

Trần Khánh từ bỏ một ngày nghỉ ngơi duy nhất trong tuần để chạy đến văn phòng, cầm cuốn《 Khí Thể Nguyên Lưu 》 lên xem.

Tuy trong này có rất nhiều nội dung mà hắn xem không hiểu, nhưng chút bất tiện nho nhỏ ấy cũng không thể cản trở chuyện hắn đắm mình vào trong đó.

Bởi vì có một vài nội dung bên trong đều là lời giảng của đạo trưởng Mễ Tinh Tử. Chúng cũng giống như luận ngữ của Khổng Tử vậy, chỉ khác nhau ở điểm, một cái là thể văn ngôn, một cái là bạch thoại văn [1].

[1] : Thể văn ngôn: tác phẩm văn cổ (tác phẩm viết bằng ngôn ngữ sách vở cổ của Trung Quốc).

Bạch thoại văn: Ngôn ngữ viết dựa trên ngôn ngữ nói, trái ngược với thể văn ngôn. Các tài liệu chủ yếu được ủng hộ mạnh mẽ còn lại trước Phong trào mùng 4 tháng 5 (Phong trào Ngũ Tứ) bao gồm kinh Phật thời Đông Hán, trích dẫn lời nói từ thời Đường, tiểu thuyết thời Tống, tiểu thuyết từ thời nhà Minh và nhà Thanh, vân vân… Nó đã trở thành phong cách được sử dụng phổ biến nhất cho đến nay.

Cho nên, ở thời điểm Trần Khánh đọc《 Khí Thể Nguyên Lưu 》, có một vài đoạn hắn đọc mà coi như đang đọc chuyện.

Trong cuốn sách này, Trần Khánh có đọc được một câu: "Con người, khi trào đời hai mắt được mở ra trước, khi chết đi, hai mắt nhắm lại đầu tiên, bên trong đôi mắt ấy ẩn chứa toàn bộ nguyên tinh, nguyên khí, nguyên thần."

Điều này làm cho Trần Khánh liên tưởng đến một câu trong《 Hoàng Đế Nội Kinh 》Linh Xu · Đại Hoặc Luận: "Tinh khí của ngũ tạng lục phủ đều lên trên để rót vào mắt và thành tinh khí. Hố sâu chứa tinh gọi là nhân, tinh khí ở cốt tạo thành đồng tử, tinh khí của cân tạo thành tròng mắt đen, tinh khí của huyết đóng vai kinh mạch của hố mắt, tinh khí của mắt tạo thành tròng trắng mắt, tinh khí của cơ nhục tạo thành nhân bào, tinh khí bao trùm cả cân cốt huyết khí, hợp với các lạc mạch tạo thành mục hệ."

Ý tứ là, thận chủ con ngươi, can chủ nhân mắt, phế chủ tròng trắng mắt, tỳ chủ mí mắt, tâm chủ khóe mắt, những thứ này bao vây thu nạp tinh khí bên trong gân, xương, máu, khí, sau đó sát nhập vào kinh mạch của mắt, liền hình thành mục hệ, cũng làm cho con người có thể "Nhìn".

Kỳ thực, nội dung này cũng có chung một ý tứ với《 Khí Thể Nguyên Lưu 》, nghĩa là mắt bị tổn thương tất ngũ tạng lục phủ cũng bị tổn thương!

Cho nên, nhìn từ góc độ của trung y, nếu con người bị mất đi năng lực nhìn, hoặc là năng lực nhìn bị hao tổn, thì vấn đề hoàn toàn không nằm tại võng mạc, hay bệnh biến trong mắt gì gì đó, mà toàn bộ những tình huống trên đều là dấu hiệu cho thấy rằng, gốc rễ của vấn đề nằm tại ngũ tạng lục phủ và khí huyết kinh mạch.

Nói cách khác, trong phạm trù lý luận của trung y, khi con mắt bị mắc một vài tật bệnh nào đó, vốn không phải là không thể nghịch chuyển.

Lại nói, từ sau khi năng lực được gia tăng toàn diện, Trần Khánh càng hiểu biết sâu hơn về phương diện lý luận của trung y.

Bình Luận (0)
Comment