Tất cả những tích luỹ ban đầu của chúng ta đều đến từ người nông dân, bởi vậy mà chúng ta thành lập nên quốc gia này, nhưng chưa bao giờ xâm lược những nước bên ngoài (hơi điêu).
Chúng ta là một đất nước duy nhất trên toàn thế giới, không dựa vào trộm, không dựa vào cướp, hết thảy những gì chúng ta dựa vào đều là thành thật, là kiên định công tác làm việc, từ đó gây dựng nên một nước công nghiệp cường thịnh.
Nhưng tựa như… sau khi chuyển mình trở nên mạnh mẽ, chúng ta đã dần dần quên đi người đào giếng là ai rồi.
Người nông thôn không chịu cố gắng!
Nhân khẩu ở nông thôn đang giảm bớt, hẳn là bọn họ bán bỏ đất đai nhàn rỗi đi rồi!
Hẳn là người nông thôn muốn vào thành phố mua nhà ở!
Người nông thôn không phát tài được là bởi vì bọn họ không hiểu quản lý tài sản!
...
Vô số những ngôn từ tràn ngập miệt thị, tỏ vẻ bản thân giỏi hơn nông dân được chúng ta bật ra từ trong miệng, và không hề thương tiếc!
Dường như những người được gọi là đại học giả, đại giáo sư, các phóng viên kia, cứ há mồm ngậm miệng là phát ngôn những lời đao to búa lớn như người trẻ tuổi không cố gắng, người trẻ tuổi thích không làm mà hưởng, người trẻ tuổi như thế này, người trẻ tuổi như thế kia...
Mấy người không thấy mình vừa được phân phối lợi ích một cái là chuyển tay đạp cây thang đưa mình leo lên địa vị này xuống đấy, sau đó tự cho mình cái quyền hơn người mà đến chỉ trích chúng ta ư?
Những người này sống dưới thời đại thị trường, đầu cơ trục lợi kiếm được no cơm ấm cật, đầy bát đầy bồn, nhưng ngay cả khi đã ngậm miệng lại rồi, mùi hôi kia vẫn có thể chui qua kẽ răng, phả ra bên ngoài.
Quốc gia này vốn từ nông dân và công nhân thành lập nên, dựa vào cái gì mà những con người ấy lại trở lại tồn tại tầng dưới chót của xã hội này?
Cũng may những lời ngôn luận của đám chuyên gia sâu mọt đắc ý vênh váo, chuyên môn đứng từ trên cao nhìn xuống nào đó kia, vẫn chưa hoàn toàn ảnh hưởng đến phương hướng phát triển vĩ mô của quốc gia.
Ngày nay, một loạt những kế hoạch hành động như chấn hưng nông thôn, kiến thiết tam nông đã và đang bắt đầu thay đổi địa vị của người nông dân trong quốc gia rồi.
Thế nhưng… đối với bà nội Hứa Văn Diệu, những hành động này vẫn đến hơi chậm một chút.
"Phế kim, thế hiện giờ bà ấy còn ưu sầu nữa hay không?" Trần Khánh hỏi.
Nếu nguyên nhân căn bản nằm tại cảm xúc, như vậy khai thông cảm xúc sẽ trở thành điểm mấu chốt để chữa bệnh.
"Có, tuy mỗi ngày bà ấy đều không thể nói chuyện cũng không có thể cử động được, nhưng đầu óc vẫn suy nghĩ được như bình thường. Mỗi ngày bà ấy đều vô cùng lo lắng cho cháu trai của mình." Tâm hoả biết được suy nghĩ trong đầu Hứa Văn Diệu.
"Ta hiểu được!" Trần Khánh nói.
Quả nhiên, có lẽ lão nhân gia đã hết hy vọng vào con trai con dâu của mình, và hiện tại điều vướng bận duy nhất trong lòng bà ấy chính là đứa cháu trai hiếu thảo này.
Phỏng chừng lão nhân gia rất muốn bản thân chết đi, làm như vậy sẽ không gia tăng thêm phiền toái cho cháu trai của mình.
Nhưng điểm khó chịu nhất của dương minh chứng lại nằm ở đây.
Nó sẽ không cho ngươi lập tức chết đi, sẽ một mực tra tấn ngươi thật lâu dài. Nó cũng giống như bệnh AIDS vậy, cũng thuộc loại dương minh chứng [1].
[1] : dương minh chứng hoặc dương minh phủ chứng chỉ tà nhiệt nội thịnh, tà nhiệt và cặn bã trong ruột xáo trộn với nhau, phân khô kết bên trong, gây tắc nghẽn đường ruột.
Trong lý luận của trung y, dương minh chứng sẽ không gây chết người, nhưng nó lại vô cùng tra tấn người.
"Tiểu Hứa, về sau nhớ phải trò chuyện với bà nội của em nhiều hơn một chút, có biết không?" Trần Khánh nói.
Muốn làm rõ tình huống của lão nhân gia, Trần Khánh chỉ còn một phương pháp là điều trị cảm xúc của bà ấy.
Nếu điểm vướng bận của bà nằm trên người Hứa Văn Diệu, chỉ cần cuộc sống hàng ngày của Hứa Văn Diệu càng ngày càng tốt đẹp hơn, hiển nhiên tâm tình của bà ấy cũng theo đó mà trở nên tốt đẹp hơn.
Tâm trạng tốt đẹp, coi như bệnh đã khỏi được một nửa rồi.
"Vâng vâng." Hứa Văn Diệu gật đầu nói. Bởi vì kể cả khi Trần Khánh không nhắc nhở, cậu bé cũng sẽ chăm chỉ nói chuyện phiếm cùng bà nội của mình.
Mấy năm nay, cậu bé vẫn một mực làm như vậy, chỉ là… cậu bé chưa bao giờ nói về chuyện mình đi trộm đồ bên ngoài, chỉ nói chú bác ở bên ngoài hay giúp đỡ người nghèo thường xuyên đến giúp mình.
Châm thứ không lâu, nửa giờ đã hết.
Sau khi rút châm, Trần Khánh lại xoa bóp bấm huyệt cho lão nhân gia thêm một chút.
Hứa Văn Diệu ở một bên ngồi xem vô cùng nghiêm túc, dù hiển nhiên là cậu bé cũng không quá hiểu gì.
"Được rồi, mặc quần áo cho bà nội của em đi." Trần Khánh nói.
Xoa bóp chấm dứt, Hứa Văn Diệu nghe vậy, lập tức làm theo.
Làm xong những chuyện này rồi, Trần Khánh lại quay đầu nói: "Đi tới đây, thầy cho em một vài thứ khác."
Nói xong, Trần Khánh bước ra bên ngoài nhà kho, Hứa Văn Diệu lập tức bước theo phía sau hắn.
Hai người nhanh chóng đi đến phòng mạch số bốn.
Trần Khánh bước thẳng tới sát tường, lấy tấm ảnh minh họa huyệt vị kinh mạch trên cơ thể con người xuống, sau đó cầm bút viết viết vẽ vẽ gì đó trên mặt giấy.
Hứa Văn Diệu tò mò tiến lại gần nhìn xem, chợt phát hiện Trần Khánh đang viết phiên âm xuống vị trí bên cạnh những chữ nọ.
"Thứ này, em nhất định phải nhớ kỹ trong thời gian ngắn nhất, hơn nữa không chỉ phải nhớ kỹ tên, còn phải nhớ kỹ vị trí, bất cứ lúc nào thầy cũng sẽ tới kiểm tra xem em đã nhớ đến đâu rồi. Nếu không trả lời được, sẽ bị đánh vào lòng bàn tay, em đã biết chưa?" Trần Khánh vừa viết vừa nói.
"Vâng, em biết rồi." Hứa Văn Diệu cố gắng kiềm chế kích động trong lòng, đáp lại.
Kỳ thật, cậu bé rất yêu học tập, trong hơn hai năm được đến trường kia, thành tích của cậu bé rất tốt, tuy không có xếp hạng thành tích, nhưng người được thầy cô giáo tiểu học khen ngợi nhiều nhất chính là cậu bé.
Kể cả sau này vì điều kiện gia đình mà không được tiếp tục đi học nữa, cậu bé cũng thường xuyên mượn chú Bành hay giúp đỡ người nghèo kia từ điển để học tập thêm.
Lúc ban đầu, rất nhiều những từ cậu bé chỉ có thể dùng đến phiên âm để thay thế, về sau đã bắt đầu chậm rãi biết được thêm rất nhiều chữ khác rồi.
Nhưng vừa nãy, khi liếc mắt nhìn qua hình ảnh trong tay Trần Khánh, cậu bé chợt phát hiện bên trong này còn rất nhiều chữ mà cậu bé không biết là gì. Tình huống ấy lập tức làm lòng tò mò của Hứa Văn Diệu nhanh chóng tăng vọt.
Vài phút sau, rốt cục Trần Khánh cũng ghi chú xong toàn bộ phiên âm của những từ lạ rồi.