Trang Lượng cười nói: "Chắc chắn là vậy rồi, bác sĩ Trần, anh đừng nhìn hiện tại trung y đang xuống dốc, rất nhiều người bệnh đều không tìm đến trung y. Trên thực tế, trong lòng rất nhiều người vẫn nguyện ý tin tưởng vào trung y, bằng không vì sao khi nhiều người cảm thấy bệnh viện tây y bên kia khám bệnh không tốt, cuối cùng lại chạy đi tìm bác sĩ trung y xem bệnh chứ? Suy cho cùng, bọn họ vốn chỉ tin y thuật mà không tin bác sĩ."
Vương Vũ cười nói: "Đúng, phần lớn mọi người đều tin y thuật mà không tin bác sĩ. Tôi là một blogger lịch sử cũng biết được ít nhiều về vấn đề này. Trên thực tế, trong lịch sử của toàn bộ thế giới từng bùng nổ rất nhiều lần ôn dịch, mà Hoa Hạ chúng ta là nhiều nhất. Các vụ ôn dịch to to nhỏ nhỏ tổng cộng lại cũng được chừng năm, sáu trăm hồi, nếu trung y thật sự vô dụng, tôi có cảm giác dù Hoa Hạ chúng ta có thể chống đỡ được mấy ngàn năm truyền thừa không ngừng, thì dân cư cũng không có khả năng đạt đến con số như hiện tại đâu."
"Nói cho cùng, tôi vẫn cho rằng, các vị lão tổ tông có thể sáng lập ra một nền văn hóa chói lọi như vậy, thì đương nhiên không phải vị nào cũng là kẻ ngốc rồi. Các anh cứ chờ xem đi, tôi dám khẳng định trung y sẽ giống như quốc học, kiểu gì sau này cũng có thời điểm hoàn toàn phục hưng."
Trần Khánh nở nụ cười.
Đúng vậy, vì Vương Vũ cí học lịch sử, nên phương hướng phán đoán và suy luận về một sự kiện gì đó của gã tương đối nhạy bén.
Không khó để phát hiện, ở trong xã hội hiện giờ, nơi mà con người đều coi trọng vật chất như vậy, nếu để người trong nước thấy rõ bố cục cả thế giới, rồi chậm rãi mà hiểu biết đến tột cùng Hoa Hạ của bọn họ có dáng vẻ gì ở bên ngoài thế giới kia, lại chờ thêm một thời gian nữa, khi bọn họ bắt đầu để tâm chăm chú nghiên cứu về những thứ tổ tiên để lại, tới cuối cùng bọn họ sẽ phát hiện, nguyên nhân khiến chúng ta từng bị nước ngoài đánh ngã, vốn không phải vì văn hóa lạc hậu.
Cho tới bây giờ văn hóa của Hoa Hạ vẫn luôn huyễn lệ như thế, nó bao hàm toàn diện, vượt xa phạm trù mà hai chữ khoa học có thể bao dung.
Trung y lại chính là một loại phương tiện truyền đạt của văn hóa Hoa Hạ.
Điều mà nó phản ánh chính là một loại phản ứng tự nhiên của nhân dân Hoa Hạ, phản ứng về phương thức sinh tồn trong thiên địa này.
Cái gọi là phàn giả đạo chi động [1], có thể suy diễn ra thành khi khát vọng hiểu biết đến một sự vật gì đó phát triển đến mức tận cùng, kiểu gì cũng sẽ có người muốn tìm kiếm đáp án từ bên trong xã hội này. Nhưng đáp án vốn không nằm ở nơi khác, mà nó nằm ngay bên trong nền quốc học của chúng ta.
[1] : nguyên văn 反者道之动 – chỉ sự vật vĩnh viễn tồn tại hai dạng thuộc tính đối lập, mà hai dạng thuộc tính này lại luôn rơi vào bên trong quá trình chuyển hóa về mặt đối lập của nó, ngay khi đến điểm giới hạn, nó sẽ tự quay ngược trở về, rồi cứ như vậy mà tuần hoàn qua lại.
Lại nói, ở thời điểm Trần Khánh biết được Quách lão muốn thúc đẩy quốc học phục hưng, hắn cũng hiểu ra rằng đại thế phục hưng trung y đang chậm rãi hình thành rồi.
Bởi vì tại thời khắc quốc học một lần nữa trở lại trong tầm mắt của đại chúng, tại thời điểm tất cả mọi người đều bắt đầu học tập theo trí tuệ của những lão tổ tông, trung y vốn là phương tiện truyền đạt, sẽ trở thành thứ công cụ hữu dụng nhất cho công cuộc này.
Có thể đọc hiểu quốc học, là có thể đọc hiểu trung y.
Đến lúc đó, còn lo trung y không thể phục hưng sao?
"Hai anh đó, ngoài miệng luôn nói về phục hưng, có phải trong lòng đã bắt đầu nảy lên hứng thú muốn học tập trung y rồi?" Trần Khánh cười nói.
Lời này vừa nói ra, hai người phía đối diện lập tức lộ vẻ khó xử.
Trang Lượng lắc lắc đầu: "Ách, bác sĩ Trần, không phải là tôi không muốn học, chủ yếu là tôi hoàn toàn xem không hiểu nha. Anh cũng biết là bằng cấp của tôi thấp đến mức nào rồi mà."
Vương Vũ bĩu môi, nói: "Bác sĩ Trần, anh đừng nhìn tôi, tuy tôi chuyên đi nghiên cứu lịch sử, nhưng những thứ tôi đọc đều là bạch thoại văn [2], với cổ văn tuyệt đối là dốt đặc cán mai."
[2] : Ngôn ngữ viết dựa trên ngôn ngữ nói, trái ngược với thể văn ngôn. Các tài liệu chủ yếu được ủng hộ mạnh mẽ còn lại trước Phong trào mùng 4 tháng 5 (Phong trào Ngũ Tứ) bao gồm kinh Phật thời Đông Hán, trích dẫn lời nói từ thời Đường, tiểu thuyết thời Tống, tiểu thuyết từ thời nhà Minh và nhà Thanh, vân vân… Nó đã trở thành phong cách được sử dụng phổ biến nhất cho đến nay.
Trần Khánh cười nói: "Trước kia trung y dạy học đều là truyền miệng, rất nhiều lão tiền bối còn chẳng biết viết chữ, nhưng lại am hiểu xem bệnh. Hai người các anh tốt xấu gì cũng được đi học rồi, cơ sở càng vững chắc hơn những lão tiền bối ấy, làm sao lại không thể học?"
"Các anh đó nha, cũng chỉ biết nói suông vài câu khẩu hiệu, nhưng một chút hành động thực tế lại không có. Hơn nữa, tôi đâu có bảo các anh học trung y để đi xem bệnh cho người, chỉ cần các anh hiểu được rằng vì sao bản thân lại sinh bệnh, nếu sinh bệnh rồi thì nên làm như thế nào để giảm bớt, không cho bệnh nhỏ tích lũy thành bệnh nặng, rồi cả đời này không cần đi bệnh viện, chẳng lẽ không được hay sao?"
Ai?
Như vậy cũng được ư?
Trong mắt hai người Vương Vũ lập tức lóe lên tinh quang!
Nếu chỉ học đến loại trình độ này, cũng không phải là không thể.
Nhất là Trang Lượng, nói thật, gã trời sinh đã cảm thấy sợ hãi đối với những nơi như bệnh viện này rồi.
Bởi vì khi còn tiểu học, thân thể gã vốn không được thoải mái, sau khi đến bệnh viện khám, bác sĩ dùng ống nghe bệnh nghe tiếng tim đập cho gã, sau đó đã nói gã bị bệnh viên cơ tim, cần nằm viện quan sát.
Lúc ấy, trong tâm linh non nớt của gã đã nghĩ rằng, nằm viện quan sát chính là nằm chờ chết, tuy đến cuối cùng, gã ở lại bệnh viện một tuần cũng không có việc gì, nhưng từ sau đó, gã không còn dám đến bệnh viện nữa.
Tới lúc lớn lên, mọi chuyện đã khá hơn nhiều, nhưng chỉ cần phải tới bệnh viện, trong lòng gã sẽ có cảm giác không được thoải mái mà chẳng rõ nguyên nhân vì sao.