"Lúc ấy là thận thủy quản lý công năng bay hơi bên trong nhóm cơ quan nội tạng, khí này trực tiếp vọt tới người anh em dạ dày của ta kia, khiến cho khí bên trong nó cũng có chút chạy ngược lên trên. Ừm, một đoạn thời gian đó, có khá nhiều thứ lạnh lẽo, nước cũng rất nhiều, hai anh em chúng ta căn bản không vận hành biến hóa được, sau đó thứ dính nhằng nhằng bắt đầu xuất hiện." Tỳ thổ nói.
Thì ra là thế!
Tỳ thổ nói không quá rõ ràng, nhưng Trần Khánh vừa nghe đã hiểu.
Đúng là vấn đề bắt nguồn từ thận thủy rồi.
Thận là căn nguyên để niêm phong, tích trữ, cũng là căn nguyên hỗ trợ bàng quang hoạt động.
Công năng khí hoá của bàng quang đều dựa vào thận khí thịnh suy. Nếu thận khí không vững có thể khiến thận khí trút xuống bàng quang, dẫn tới thủy ẩm không được rót vào trong dạ dày, từ đó sinh ra đàm.
Nhưng thực hiển nhiên, câu chuyện mà tỳ thổ muốn miêu tả vốn không phải là loại tình huống này.
Tuy thận khí trong cơ thể Lý Lỗi không vững, nhưng không trút xuống, ngược lại, nó còn quấy nhiễu cả khí trong dạ dày, khiến khí này xộc thẳng lên trên.
Như vậy, chỉ có duy nhất một cách lý giải đó là, huyết hải đã thông qua trùng mạch liên kết xuống dưới với kinh mạch Túc Thiểu Âm Thận, trong khi bên trên, nó lại nối liền với kinh mạch Túc Dương Minh Vị, khiến cho thận và dạ dày liên quan chặt chẽ, nếu khí hóa trong thận không được hấp thu, khí lại xông lên trên quấy nhiễu dạ dày làm khí trong dạ dày chạy ngược, từ đó khiến cho thủy ẩm vận hành biến hóa không thuận lợi, là sinh đàm.
(Trùng mạch: là một trong kỳ kinh bát mạch của thân thể con người, trùng mạch có thể điều tiết khí huyết bên trong mười hai kinh mạch.
Kinh mạch Túc Thiểu Âm Thận gọi tắt là kinh mạch thận, là một trong mười hai kinh mạch, đi qua 27 huyệt, hai bên hợp lại là 54 huyệt, bắt đầu từ mé dưới ngón chân út đến huyệt Dũng Tuyền, Nhiên Cốc, men theo mắt cá chân, vòng quanh mắt cá qua các huyệt: Nhiên Cốc, Thái Khê, Phục Lưu, Âm Cốc; đi lên phía trong gối, đùi, vào bụng nối với thận, liên lạc với bàng quang.
Kinh mạch Túc Dương Minh Vị, thường được gọi tắt là kinh vị, nó bắt đầu từ điểm huyệt phía trên mặt. Đi qua mũi, họng, tạng thẳng xuống ngón chân.)
Vừa vặn, Triệu Ninh Quân từng dạy hắn một loại đơn thuốc, tên là Lý Đàm Thang. (là một loại phương thuốc trung y, xuất xứ từ cuốn Ghi chép về y học trong Trung Tham Tây, có tác dụng làm khô thấp tiêu đàm, ổn phế định suyễn)
Thận hoá khí không thuận lợi, vừa lúc đúng bệnh!
Phương thuốc này cũng không sử dụng quá nhiều loại dược liệu, chỉ có bán hạ (hoặc còn gọi là hòa cô), hạt súng, phục linh, bạch thược, trần bì, chi ma (hạt vừng), bách tử nhân (hạt của cây trắc bách diệp).
Bán hạ là quân dược (hoặc chủ dược, dược liệu chủ yếu, nhằm vào chủ bệnh), chủ trị trào ngược dạ dày.
Hạt súng có tác dụng thu liễm thận khí, hỗ trợ niêm phong tích trữ,
Phục linh đạm sấm, bạch thược tư âm, hai thứ này hợp lực với nhau có thể thanh lọc lợi tiểu.
(Đạm sấm: một trong những phương pháp xua tan thấp trong cơ thể,
Tư âm: một loại phương pháp chữa trị thông qua bồi bổ âm dịch)
Trần bì thông khí, hạt mè, bách tử nhân bôi trơn, bán hạ làm khô, lại thêm tác dụng bổ thận của hạt súng.
Bảy vị dược liệu ấy kết hợp với nhau, vừa có thể kiện tỳ tiêu đàm, vừa có thể bổ thận tiêu đàm, cùng lúc trị liệu từ gốc đến ngọn.
Đây là một loại phối hợp dùng cả quân thần tá trong thuốc Đông y.
(Quân thần tá: quân chủ, thần tử và phụ tá)
Dùng cả quân thần tá không nhất định là chỉ một phương thuốc đông y cụ thể nào đó, mà là một loại bố cục miêu tả kết cấu dược liệu trong trung y.
Tựa như trong ngũ tạng lục phủ có cơ quan quân chủ, có cơ quan tương truyền, có cơ quan tướng quân, có cơ quan can gián, có cơ quan làm mạnh vậy, mỗi ngành đều tự quản lý phần mà mình phụ trách, lại phối hợp lẫn nhau, hình tán mà thần tụ. (bề ngoài rời rạc nhưng tư tưởng trung tâm lại rõ ràng)
Sở dĩ phối hợp thuốc Đông y cần dùng cả quân thần tá, chính là muốn ngũ tạng lục phủ vốn cấu tạo thành một thể kia có thể phát huy dược tính bên trong các loại thảo dược đến mức tận cùng.
Nếu không am hiểu dùng cả quân thần tá, tự nhiên sẽ không hiểu được cách phối hợp thuốc Đông y.
Như vậy sẽ dẫn tới, hoặc là viết nên phương thuốc không hề có tác dụng, hoặc là loạn thương đả điểu.
(Là một loại tiểu xảo trong tranh luận có tên tiếng Anh là Gish gallop, nó không phải một thứ hình thức gây lầm lẫn, mà là cùng lúc đưa ra vô số những thông tin, lập luận - mà những thông tin lập luận này thường là không hợp lý hoặc có chút sai lầm - khiến người phản đối không thể lần lượt phản bác từng cái một được.)
Trước mắt, về mảng đơn thuốc này, trình độ của Trần Khánh cũng không quá mạnh mẽ, nếu không phải hắn biết phương thuốc này, lại đụng tới đúng người bệnh như Lý Lỗi, có lẽ hắn cũng rất khó kê ra một phương thuốc lợi hại như vậy.
Nhưng… đúng là phương thuốc này lợi hại thật, nhưng nó chỉ có thể tiêu đàm, mà không thể xua thấp.
Trong khi nguyên nhân khiến cơ thể Lý Lỗi sinh đàm là ở thận, nhưng ngọn nguồn sinh thấp lại không nằm ở thận.
"Tâm hoả, từ khi nào ngươi bắt đầu cảm giác thấy bản thân không thể hấp thu khiến nước chung quanh trở nên nhiều hơn?" Trần Khánh hỏi.
Rất nhiều người đều cho rằng 70% cơ thể con người đều là nước, cho nên uống nhiều nước sẽ không sai lầm.
Thậm chí còn có bác sĩ đề nghị, hàng ngày mỗi người nên uống đủ tám ly nước.
Kỳ thật đúng là con người cần nước, nhưng nước mà cơ thể cần lại không quá giống những gì chúng ta thường nhận thức.
Nói đơn giản hơn, nước mà ngũ tạng của chúng ta có thể hấp thu, là nước từ trong thức ăn, là loại nước mà sau khi nó tiến vào thân thể, có thể bị ruột non hóa khí.
Đương nhiên, nước uống cũng có thể bị hấp thu, nhưng một khi lượng nước uống nạp vào cơ thể quá nhiều, ruột non không hoá khí hết được, sẽ khiến cho lượng nước dư thừa này bị tích lũy lại, sẽ chậm rãi hình thành hàn thấp, sau đó, người ta còn có cảm giác rõ ràng rằng vóc dáng của mình không biến hóa, nhưng thân thể lại nặng hơn, hiển nhiên là hàn thấp đã tích lũy trong thân thể, không được bài trừ ra ngoài.