Hoang Đường - Thần Niên

Chương 74

Cùng lúc đó, họ nhận được ánh nhìn kỳ lạ từ nhân viên đăng ký. Nhưng Lê Đường hoàn toàn không quan tâm, thậm chí còn định lấy điện thoại ra chụp lại làm kỷ niệm.

 

Kết quả là bị Khương Lệnh Từ không chút nể tình giao luôn mớ giấy tờ đó cho nhân viên xử lý.

 

Nhân viên xác nhận lại với họ đến ba lần: "Hai vị có tự nguyện kết hôn không?"

 

Ban đầu ký sai tên, giờ lại cái gì mà anh em ruột cùng gả cho một người. Không lẽ là ép em gái chung chồng hay gì?

 

Nói thật, họ làm ở Cục Dân Chính này đã chứng kiến không ít trường hợp kỳ quặc, tiểu thuyết có nguồn gốc từ cuộc sống, nhưng đôi khi cuộc sống còn hoang đường hơn cả tiểu thuyết.

 

Anh em ruột cùng gả cho một người, nghe thì hoang đường, nhưng cũng không phải là không thể xảy ra.

 

Tiểu Lên đi đăng ký kết hôn không yên phận, hại danh tiếng của giáo sư Khương và Đại Lê bị ảnh hưởng chung.

 

Lê Đường lần đầu tiên được tận tay chạm vào giấy chứng nhận kết hôn, cảm thấy vô cùng mới mẻ.

 

Cô cầm tấm thẻ đỏ tươi, vuốt v3 một lúc lâu, sau đó lại nhìn chằm chằm vào ảnh cưới trên giấy chứng nhận.

 

"Tấm ảnh này có thể lấy làm mẫu ảnh cưới luôn rồi!"

 

Lê Đường là người biết rõ giá trị nhan sắc của mình, cô không hề keo kiệt trong việc tự khen bản thân, tiện thể khen luôn giáo sư Khương.

 

Khương Lệnh Từ rút giấy chứng nhận từ tay cô ra, rút cả hai cái.

 

Lê Đường chớp mắt, định giành lại: "Anh cầm luôn của tôi rồi!"

 

Khương Lệnh Từ ngả lưng vào ghế, giọng điềm tĩnh: "Để chung một chỗ, em sẽ làm mất."

 

Lê Đường nhỏ giọng phản bác: "Tôi đâu có đãng trí như vậy."

 

"Ừ, một người đến cả tên mình cũng ký sai."

 

Lê Đường nghẹn lời vài giây: "Mới đăng ký kết hôn xong mà anh đã lật lại chuyện cũ rồi?"

 

Khương Lệnh Từ giọng thản nhiên: "Chuyện cũ?"

 

Lê Đường quay đầu nhìn ra ngoài cửa sổ, giả vờ bận rộn. Vâng, đúng là chột dạ.

 

Cửa sổ xe phản chiếu lại gương mặt xinh đẹp, tinh xảo của cô gái.

 

Hôm nay, Lê Đường mặc một bộ sườn xám màu trắng ngà, trên áo có thêu hoa lan chìm, đơn giản nhưng thanh tao thoát tục.

 

Còn Khương Lệnh Từ mặc sơ mi trắng cùng tông, ở cổ áo cũng có thêu hoa lan chìm, tinh tế mà không phô trương.

 

Đây là quà cưới của bà Khúc, người từng là nghệ nhân kế thừa di sản phi vật thể về Tô thêu*, tay nghề tinh xảo vô cùng.

(*) 苏绣 (Tô thêu) là một trong bốn trường phái thêu nổi tiếng nhất Trung Quốc, có nguồn gốc từ Tô Châu, tỉnh Giang Tô. Đây là nghệ thuật thêu truyền thống với hơn 2.000 năm lịch sử, nổi bật với đường kim mũi chỉ tinh xảo, hoa văn thanh thoát, màu sắc hài hòa và có hiệu ứng tầng lớp trong suốt vô cùng đặc biệt.

 

Đặc điểm của Tô thêu:

Tinh tế, mềm mại: Đường chỉ nhỏ mịn như tóc, có thể dùng đến hơn 600 màu sắc để tạo nên hiệu ứng sống động.

 

Mặt trước và mặt sau như nhau: Kỹ thuật thêu hai mặt giúp tác phẩm hoàn mỹ ở cả hai phía.

 

Chủ đề đa dạng: Phong cảnh, động vật, chân dung, hoa cỏ... đều có thể được thể hiện một cách cực kỳ chi tiết.

 

Kỹ thuật thêu đặc biệt: Gồm thêu lớp, thêu bóng, thêu hỗn hợp màu, thêu phân lớp giúp tạo hiệu ứng lập thể và chuyển màu mượt mà.

 

Ứng dụng của Tô thêu:

Trang trí trên y phục truyền thống (sườn xám, áo dài cổ trang, khăn tay, giày thêu...)

 

Tranh thêu nghệ thuật, quà tặng cao cấp, đồ trang trí nội thất.

 

Xuất hiện trong các thiết kế thời trang hiện đại và thậm chí trên sàn diễn quốc tế.

 

Tô thêu được ví như "châu báu của nghệ thuật thêu Trung Hoa" và đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

 

Nhưng vì tuổi tác đã cao, thị lực cũng không còn tốt nên rất hiếm khi tự tay thêu nữa.

 

Biết Lê Đường định mặc bộ này đi đăng ký kết hôn, bà Khúc vô cùng vui vẻ, còn bảo họ chụp thêm vài tấm ảnh gửi cho bà ấy xem.

 

Mặc cũng đã mặc rồi. Lê Đường liền kéo Khương Lệnh Từ chụp một loạt ảnh gửi cho bà Khúc.

 

Khương Lệnh Từ không thích chụp ảnh, trong mỗi bức hình, biểu cảm của anh đều y hệt nhau.

 

Lê Đường cảm thấy trông anh như bị ghép vào làm nền vậy. Đẹp thì có đẹp, nhưng quá vô hồn.

 

Lê tiểu họa sĩ nghiêm túc phân tích, quyết định rằng, cô phải tự tay vẽ.

 

Chỉ có như vậy, mới có thể tái hiện được một phần phong thái của giáo sư Khương.

 

Nghĩ đến đây, Lê Đường đột nhiên phản ứng lại, quay đầu nhìn về phía Khương Lệnh Từ, đôi mắt sáng long lanh đầy mong chờ: “Đăng ký kết hôn rồi, vậy còn triển lãm tranh của tôi?”

 

Trong không gian xe hơi với ánh sáng u tối, người đàn ông trong chiếc áo sơ mi trắng thêu hoa lan toát lên vẻ thanh tao và lạnh nhạt. Lúc này, anh đang bình thản mở giấy chứng nhận kết hôn của họ, gương mặt góc cạnh lộ ra vẻ cao quý xa cách, như một bông hoa trên đỉnh núi cao.

 

Anh không nói gì.

 

Ngược lại, người lái xe là Đàm Du lên tiếng: “Bà Khương, phê duyệt triển lãm của cô đã được thông qua.”

 

Lê Đường nghe thấy cách xưng hô xa lạ này, lẩm bẩm nhỏ: “Đổi cách gọi nhanh thật đấy.”

 

Nhưng đây không phải trọng điểm.

 

Trọng điểm là...

 

Được duyệt rồi?

 

Có thể tổ chức triển lãm rồi?

 

Sao cô – người trong cuộc – lại không biết gì cả?

 

Đúng lúc này, điện thoại của Thời Nhứ gọi đến. Triển lãm tranh của Lê Đường lần này do sư tỷ cô ấy toàn quyền phụ trách.

 

Trước đây, Văn Diêu Ý tổ chức triển lãm tranh trong nước cũng do Thời Nhứ phụ trách, nên cô ấy rất có kinh nghiệm.

 

Và thế là, trong ngày lĩnh chứng, Lê Đường nhận được hai tin tức: Tin tốt: Triển lãm tranh có thể tổ chức.

 

Tin xấu: Tưởng Trác – kẻ chuyên bắt chước người khác – đã công bố thời gian và địa điểm triển lãm của anh ta, đúng ngay tại phòng triển lãm mà cô đã chọn!

 

***

 

Phòng tranh của Văn Diêu Ý.

 

Thời Nhứ hẹn Lê Đường tại đây rồi mở điện thoại, bật đoạn ghi âm của người phụ trách phòng tranh.

 

Khi Thời Nhứ đề nghị tăng thêm tiền để giữ lịch triển lãm, đối phương chỉ có thể thở dài bất đắc dĩ: [Chuyện này không liên quan đến tiền, cô Thời ạ. Chúng tôi thực sự muốn hợp tác với triển lãm của sư muội cô, nhưng không có cách nào khác. Triển lãm của cậu Tưởng là một sự kiện lớn, vài tháng mới có một lần. So với triển lãm tầm trung và nhỏ, tất nhiên chúng tôi phải ưu tiên các sự kiện quy mô lớn. Hơn nữa, cậu Tưởng cũng đã nói, nếu sau đó các cô muốn sử dụng phòng tranh này, cậu ấy không ngại nhường lại.]

 

Lê Đường ngồi trước giá vẽ, ánh mắt cụp xuống, dưới ánh đèn, gương mặt cô càng thêm lạnh lùng.

 

Thời Nhứ do dự vài giây rồi nói: “Hay là... mình đổi sang một phòng triển lãm khác?”

 

“Lăng Thành rộng lớn như vậy, chẳng lẽ không tìm được nơi nào phù hợp hơn sao?”

 

Thực ra, họ đều hiểu rằng, tìm một không gian triển lãm phù hợp hơn là điều rất khó.

 

Thời Nhứ tức giận đến mức không nhịn được: “Tưởng Trác thật quá đáng! Một kẻ mới vào nghề mà đòi tổ chức triển lãm lớn, không sợ bị chê cười sao? Không chịu trau dồi tay nghề, suốt ngày chỉ biết tạo chiêu trò.”

 

Tính cách của Thời Nhứ vốn rất hiền hòa, vậy mà lần này cũng phải nổi giận, huống chi là một người nóng nảy như Lê Đường.

 

Thế nhưng, trái ngược với sự kích động của sư tỷ, Lê Đường lại bình tĩnh nói: “Vậy cứ tìm tiếp đi.”

 

Bình tĩnh cái gì mà bình tĩnh! Ngày triển lãm của Tưởng Trác, toàn bộ quá trình đều được phát sóng trực tiếp. Từ sáng đến tối, chủ đề “Họa sĩ trẻ số một thời đại” cứ treo trên bảng hot search. Khách tham quan đông nghịt. Không hề có cảnh tượng vắng vẻ như mọi người tưởng tượng.

 

Tưởng Trác rất giỏi xây dựng thương hiệu cá nhân. Từ danh xưng “họa sĩ thiên tài”, đến việc trở thành đệ tử cuối cùng của bậc thầy Trúc Vi Phượng, cộng thêm vẻ ngoài trẻ trung điển trai, tất cả những điều này đã giúp anh ta chiếm được vô số fan hâm mộ.

 

Tận dụng danh tiếng của người thầy. Lợi dụng sự tôn sùng của công chúng đối với những nhân vật tài giỏi.

 

Lê Đường càng xem càng tức, càng tức lại càng muốn xem tiếp. Thậm chí cô còn phóng to màn hình để quan sát kỹ hơn.

 

Tên khốn này! Cố tình giành phòng triển lãm của cô, vậy mà chủ đề triển lãm của anh ta chẳng hề ăn nhập với phong cách của phòng tranh.

 

Anh ta còn dám mạnh miệng tuyên bố: “Phong cách siêu thực – phi lý*.”

(*) Siêu thực – Phi lý là một phong cách nghệ thuật kết hợp giữa chủ nghĩa siêu thực (Surrealism) và chủ nghĩa phi lý (Absurdism). Nó thường xuất hiện trong hội họa, văn học, sân khấu và điện ảnh, tạo ra những tác phẩm kỳ lạ, mơ hồ, thậm chí vô lý nhưng mang ý nghĩa sâu sắc.

 

Đặc điểm của phong cách này:

1. Siêu thực:

Phá vỡ ranh giới giữa thực tế và giấc mơ.

Dùng hình ảnh kỳ quái, không theo logic thông thường.

Chịu ảnh hưởng từ phân tâm học (Freud), tập trung vào tiềm thức.

Tiêu biểu: tranh của Salvador Dalí, René Magritte, Max Ernst.

 

2. Phi lý:

Đặt nhân vật vào những tình huống vô nghĩa hoặc nghịch lý.

Nhấn mạnh sự vô định của cuộc sống, đôi khi mang tính châm biếm.

Phổ biến trong văn học và sân khấu, như các tác phẩm của Franz Kafka, Samuel Beckett (Waiting for Godot).

 

Khi kết hợp hai phong cách này, các tác phẩm có thể mang lại cảm giác huyền ảo, mộng mị nhưng lại có nội hàm sâu sắc về hiện thực. Không chỉ gây ấn tượng bằng hình ảnh kỳ dị, mà còn thể hiện nỗi bất an, cô lập hoặc sự hoang mang của con người trong thế giới hiện đại. Thường mang tính ẩn dụ, khiến người xem phải suy ngẫm về ý nghĩa thật sự đằng sau hình ảnh.

 

Ví dụ, một bức tranh siêu thực – phi lý có thể vẽ một người đàn ông đội mũ quả dưa như trong tranh Magritte, nhưng khuôn mặt anh ta là một chiếc đồng hồ chảy dài như tranh Dalí, trong khi xung quanh là những con người không có bóng. Cảnh tượng này vừa kỳ lạ, vừa mang cảm giác xa lạ, mất phương hướng, phản ánh cảm giác vô nghĩa của con người trong xã hội.

 

Còn làm hoành tráng thế này.

 

Sau này cô tổ chức triển lãm tranh cỡ trung hay nhỏ, chắc chắn sẽ bị cảnh tượng hoành tráng này của anh ta đè bẹp đến chẳng còn chút tiếng tăm nào.

 

Còn ai quan tâm tranh cô vẽ thế nào chứ?

 

Lê Đường tự an ủi bản thân theo thói quen: Dù triển lãm của anh ta có lớn đến đâu, nhưng tranh vẽ thì toàn rác rưởi thôi!

 

Nhưng vấn đề là, tranh của anh ta có tệ đến đâu thì buổi triển lãm này vẫn quá hoành tráng. Đến lúc cô tổ chức triển lãm, chắc chắn sẽ bị giới truyền thông lôi ra so sánh, tâng bốc anh ta và dìm cô xuống.

 

A a a a!!!

 

Mọi người đều đang khen anh ta sao?

 

Mắt thẩm mỹ để đâu rồi? Cái này mà gọi là tinh tế tuyệt luân?

 

Uống chút gì bổ mắt đi chứ!

 

Lê Đường nhận ra bản thân không thể làm được cái gọi là không tranh với đời. Nếu có người nói tranh của cô không bằng Tưởng Trác, cô sẽ tức chết mất!

 

***

 

Sau giờ tan làm.

 

Lê Đường ôm một bức tranh, ngồi xổm trước cửa với ánh mắt trông mong. Vừa thấy Khương Lệnh Từ mở cửa bước vào, cô lập tức giơ cao bức tranh trong tay: “Dựa theo gu thẩm mỹ của một người ngoại đạo như anh, bức tranh này có kỹ thuật cao hơn hay bức tranh trên màn phòng khách hơn?”

 

Đặt tranh xuống, cô dùng ngón tay trắng nõn chỉ về bức tranh khác.

 

“Ba, hai, một, không được suy nghĩ!” Lê Đường nói thật nhanh.

 

Khương Lệnh Từ nhàn nhạt nới lỏng cà vạt, hơi ngẩng cằm, tùy ý chỉ vào bức tranh trong tay cô: “Bức này.”

 

Còn bức tranh trên màn kia… Với trình độ uyên bác của giáo sư Khương, anh cũng không hiểu nó đang vẽ cái gì.

 

Lê Đường có chút lấy lại tự tin, nhưng vẫn ủ rũ. Cô ôm bức tranh phong cảnh mình vẽ cách đây vài ngày, quay lại ghế sofa, tiếp tục ủ rũ xem livestream triển lãm tranh.

 

Khương Lệnh Từ: “Đã không thích thì sao còn xem?”

 

“Chắc là tôi thích tự ngược.” Lê Đường thở dài đầy tâm trạng.

 

Trong buổi phỏng vấn trước khi kết thúc triển lãm, Tưởng Trác chân thành nói: [Sắp tới là triển lãm của bạn tôi trong giới hội họa, Lê Đường. Hy vọng mọi người sẽ ủng hộ nhiều hơn.]

 

Cái tên trà xanh này!

 

Sợ người khác không mang hai người họ ra so sánh chắc?

 

“Bạn của em à?” Khương Lệnh Từ cũng nghe thấy câu đó.

 

“Đối tượng thầm mến đấy.” Lê Đường cười lạnh: “Không có tôi, anh ta không thể tự đi được.”

 

Khương Lệnh Từ liếc nhìn cô, rất rõ ràng, so với đối tượng thầm mến, trông giống đối tượng bị ám sát hơn.

 

Ngồi xem cùng cô vài phút, anh cũng hiểu vì sao cô tức giận.

 

Ngay lúc Lê Đường nhìn chằm chằm vào khuôn mặt đắc ý của Tưởng Trác trên màn hình, tức đến mức suýt cắn rách giấy vẽ…

 

Một cánh tay nhẹ nhàng đặt lên eo cô. Lê Đường quay đầu lại, giọng nói trầm thấp của Khương Lệnh Từ mang theo ý cười khe khẽ vang lên: “Bà Khương, eo mềm thế này, có cần đỡ eo* không?”

(*) Đỡ eo:  Còn có nghĩa khác là chỗ dựa.

 

***

 

Lời nhắn của tác giả:

Tiểu họa sĩ: Tôi đúng là quá mềm yếu rồi!!!

Bình Luận (0)
Comment