Trong Hỗn Độn Cực Lạc Tịnh Thổ, Tiếp Dẫn và Chuẩn Đề ngồi trên thanh thạch bên cạnh Bát Bảo Công Đức Trì.
Tiếp Dẫn cảm khái nói: "Địa Tạng rời đi rồi."
Chuẩn Đề gật gật đầu, bình tĩnh nói: "Nếu không có Bạch Cẩm, hẳn là Địa Tạng sẽ vĩnh viễn trấn ở Địa Phủ, kéo dài số mệnh vì Phật Giáo."
Hắn cười một chút, tiếp tục nói: "Lúc trước ta để Địa Tạng và Bạch Cẩm kết duyên bán sư, vốn là định thông qua Địa Tạng để kéo Bạch Cẩm vào Phật Giáo, lại không nghĩ tới cuối cùng để Bạch Cẩm kéo Địa Tạng tới Thiên Đình, thật không hổ là người ta nhìn trúng mà!"
"Ngươi không tức giận?"
"Tại sao ta phải tức giận? Địa Tạng tọa trấn Âm Sơn vô số năm, tình cảm truyền đạo của ta đã sớm hoàn thành, nói cho cùng vẫn là ta có lỗi với hắn, hiện tại hắn có thể trở thành Thiên Đế Đế Quân cũng là một tòa đại tạo hóa, có thể tiếp tục tìm kiếm đại đạo, ta còn cảm thấy cao hứng thay hắn."
Tiếp Dẫn Phật Tổ cảm khái thở dài nói: "Ai! Nếu Đa Bảo không bài xích Địa Tạng, lung lạc thêm chút nữa, Địa Tạng chưa chắc sẽ đi."
Chuẩn Đề mỉm cười nói: "Địa Tạng sẽ ly tâm, ta đã sớm biết."
"Vậy sao ngươi không đề cập đến Đa Bảo?
"Duy ta độc tôn, đây là lời Đa Bảo Như Lai nói. Thuận theo ta thì ấm, nghịch ta thì lạnh, đây là quy tắc làm việc của Đa Bảo. Ta sẽ không vì một Địa Tạng mà để Đa Bảo thay đổi, so với Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đa Bảo Như Lai Phật đối với Phật Giáo càng quan trọng hơn, Phật Giáo ở trong tay hắn cũng sẽ từng bước hưng thịnh."
"Ngươi lựa chọn Đa Bảo sao! Kỳ thật ta có cảm giác Di Lặc cũng không tệ."
Chuẩn Đề giơ tay che ngực, cảm khái nói: "Kỳ thật Địa Tạng rời đi, ta cũng có chút khó chịu, đau lòng không cách nào hô hấp."
Tiếp Dẫn giáo chủ cảm khái nói: "Đúng vậy! Mơ hồ còn nhớ rõ bộ dáng hắn ngồi xuống tu hành cùng chúng ta, hiện tại lại là Đại Đế nhà người khác, trong lòng nặng trịch, rất khó chịu."
Hai người liếc nhau một cái, theo bản năng đều cảm giác có gì đó không đúng, làm sao chúng ta có thể đồng thời cảm thấy nặng nề trong lòng? Sau một khắc, trong lòng đều kinh hồn bạt vía một trận.
Chuẩn Đề giáo chủ kinh hoảng nói: "Không ổn!" Hắn lập tức ngẩng đầu nhìn lên phía trên, mối nguy cơ khủng khiếp từ trong Hỗn Độn truyền tới.
Tiếp Dẫn giáo chủ lập tức vung tay, Bát Bảo Công Đức Trì lập tức biến mất, các bảo vật quý hiếm trong Cực Lạc tịnh thổ thế giới cũng bị thu hồi theo.
Một khắc sau, trên thiên khung có vô số sợi chỉ đỏ bay xuống như hồng vũ, che khuất cả bầu trời, 'vèo vèo vèo' xuyên qua toàn thế giới.
Sau chỉ đỏ là Tru Tiên Tứ Kiếm từ trên trời giáng xuống trấn áp Tứ Cực, tiếp đó là Tam Bảo Ngọc Như Ý lấp lánh kỳ quang, cuối cùng là Thái Cực Đồ phong tỏa thiên địa, có thể nói là phối hợp chặt chẽ.
Trong Hỗn Độn, đạo tràng của Thánh Nhân lấp lánh phật quang, Cực Lạc tịnh thổ ầm ầm sụp đổ, Hỗn Độn Hải nổi sóng thần, chấn động vô số thời không.
...
Những dị tượng này không liên quan đến hồng hoang.
Trên Thiên Đình trong tam giới, sau khi Tử Vi Đại Đế quy vị, Địa Tạng Vương ra mắt Châu Thiên Tinh Quân, sau đó rời tinh vực đến Thiên Đình.
Địa Tạng Vương mặc thần bào của đế hoàng, hiên ngang đi trong tường vân sương mù, mặt mày tươi cười, hễ gặp thần linh đều chào hỏi, cũng có đạo hữu gật đầu đáp lễ. Cứ thế hắn đi một mạch đến Tử Ngưng Điện.
Trước Tử Ngưng Điện, Quyển Liêm Đại Tướng với võ trang đầy đủ ra nghênh đón, cung kính chắp tay thi lễ: "Đế Quân, bệ hạ đang chờ trong điện."
Địa Tạng Vương Đại Đế mỉm cười gật đầu: "Làm phiền tướng quân." sau đó đi vào trong.
Trong hoa viên của Tử Ngưng Điện, Hạo Thiên Thượng Đế mở tiệc tiếp đãi Địa Tạng Vương Đại Đế, Nam Cực Trường Sinh Đại Đế và Đông Cực Thanh Hoa Đại Đế theo cùng.
Suốt bữa tiệc đều vui vẻ hòa thuận, Hạo Thiên Thượng Đế phát biểu những điểm quan trọng. thứ nhất là thay mặt Thiên Đình hoan nghênh Địa Tàng Vương Đại Đế đến, thứ hai là hy vọng Thiên Đình đoàn kết, Tứ Ngự hợp tác hữu nghị.
Trung Thiên Bắc Cực Tử Vi Đại Đế, Nam Cực Trường Sinh Đại Đế và Đông Cực Thanh Hoa Đại Đế đều nhiệt liệt bày tỏ sự ủng hộ đối với Hạo Thiên Thượng Đế và triển vọng tốt đẹp của Thiên Đình trong tương lai.
Sau khi ăn xong, Nam Cực Trường Sinh Đại Đế và Đông Cực Thanh Hoa Đại Đế lần lượt cáo từ, chỉ còn lại Địa Tạng Vương và Hạo Thiên Thượng Đế ngồi trong hoa viên thưởng trà.
Hạo Thiên Thượng Đế khẽ mỉm cười hỏi han: "Địa Tạng Vương đến Thiên Đình đã quen chưa?"
"Rời Phật Giáo đến Thiên Đình, ta chỉ cảm thấy đã gỡ bỏ Kim Cô gông xiềng, toàn thân thoải mái."
Hạo Thiên Thượng Đế cười ha hả nói: "Ngươi là đệ tử của Bạch Cẩm, ngươi và Thiên Đình không phải người ngoài. Hiện giờ Bạch Cẩm không ở tam giới, nếu ngươi có chuyện thì cứ trực tiếp đến tìm ta, hoặc là đi tìm Tư Pháp Thiên Thần."
"Đa tạ bệ hạ."
"Đừng khách khí. Trẫm đã nghe danh Địa Tạng Vương đại từ đại bi từ lâu. Ngươi có thể đến Thiên Đình, trẫm rất vui vẻ."
À phải rồi, trẫm có chuyện này muốn thỉnh giáo ngươi."
"Mời bệ hạ nói!"
"Ngươi thấy Phật Giáo thế nào?"
Địa Tạng Vương trầm ngâm chốc lát rồi thở dài cảm thán: "Không giấu gì bệ hạ, thật ra ta rất bội phục Như Lai Phật Tổ.
Thời kỳ viễn cổ, hai vị giáo chủ thành lập Tây Giáo, sau đổi thành Đại Thừa Phật Giáo. Khi đó Phật Đà, Bồ Tát đều là kiểu cảnh giới tu hành không đại diện cho địa vị tôn ti, cả Phật Giáo chỉ có vẻn vẹn mấy vị đạt tới cảnh giới phật.
Sau đó đến thời kỳ Xuân Thu, Thái Thượng hóa phật, Thích Ca Mâu Ni sinh ra Tây Thổ, dùng đại trí tuệ lập nên Tiểu Thừa Phật Giáo, phân phong vạn Phật, trăm vạn Bồ Tát ra đời. Phật chuyển từ cảnh giới tư tưởng thành cá nhân, Như Lai chính là Phật Tổ, là phật lý.
Đó cũng là lúc Phật Giáo bắt đầu xuất hiện giai cấp, phật từ cảnh giới hình tượng biến thành cá nhân.
Thời Đại Thừa Phật Giáo, thiên hạ chúng sinh sùng phật, đối tượng tôn sùng là phật lý.
Thời Tiểu Thừa Phật Giáo, thiên hạ chúng sinh bái phật, đối tượng bái là Phật Đà. Hai thời đại hoàn toàn khác nhau.
Nhưng phải nói là sự chuyển đổi như vậy khiến Phật Giáo truyền giáo trở nên dễ dàng hơn. Chúng sinh ngu muội, không hiểu thấu phật lý, chỉ có thể khẩn cầu Phật Đà Bồ Tát ban ơn.
Thích Ca Mâu Ni đã đặt nền móng cho Phật Giáo đại hưng. Bất kể là Nhiên Đăng Phật Tổ, Di Lặc Phật Tổ, ta, hay là Dược Sư Phật đều cống hiến cho Phật Giáo kém xa Đa Bảo Như Lai Phật, cũng vĩnh viễn không đấu lại Đa Bảo Như Lai Phật."