Khánh Dư Niên

Chương 1434

๑ ๑ ๑ ۩ ۩ ۞ ۩ ۩ ๑ ๑ ๑
Mọi người căng thẳng, sợ hãi đứng bên ngoài Ngự Thư phòng nghe tiếng
chén trà vỡ tan tành xuống đất, tiếng Tiểu Phạm đại nhân dập đầu cúi lạy, tiếng
Hoàng thượng mắng nhiếc, và tiếng hai người tranh cãi.
Sắc mặt Diêu thái giám không hề thay đổi nhưng trong lòng nổi sóng gió,
thầm nghĩ Phạm Nhàn quả thật to gan, dám đối đầu trực tiếp với Hoàng thượng.
Hắn không khỏi lo lắng chuyện gì sẽ xảy ra, cẩn thận từng chút một quan sát
cánh cửa, tự hỏi có nên thông báo ngay cho hai vị Đại học sĩ trong Môn Hạ
Trung Thư hay hay không. Hiện giờ trong hoàng cung đã mất đi quá nhiều nhân
vật quan trọng, trong số những người còn sống, chỉ có vài vị đủ tư cách để giải
quyết mâu thuẫn giữa Hoàng thượng và Đạm Bạc công.
Không lâu sau, cánh cửa Ngự Thư phòng kẽo kẹt mở ra. Phạm Nhàn vội vã
bước qua, trên mặt vẫn còn vẻ tức giận bất bình. Không đoái hoài tới Diêu thái
giám đang cúi đầu bên ngoài, y vẫy tay áo rời khỏi hoàng cung. Nhưng vừa
bước chân ra khỏi cung, lên xe ngựa, vẻ tức giận trên mặt y lập tức biến mất,
đôi mắt trở lại bình tĩnh, thoáng chút lo âu.
Hiển nhiên là Hoàng thượng đã nghiêm khắc khiển trách Phạm Nhàn. Bất
kỳ Hoàng đế nào, cho dù là những người được coi là khoan dung nhất cũng
không hề có lòng thương xót đối với kẻ thù dám mưu đồ với ngai vàng và thiên
hạ. Điều này Phạm Nhàn cần phải suy nghĩ thấu đáo chỉ không hiểu sao y vẫn
cố tranh cãi như vậy.
Trở về phủ vài ngày, trong cung vẫn không có tin tức gì, cũng chẳng thấy
chiếu chỉ trách phạt nào. Trong lòng Phạm Nhàn càng lúc càng bất an, thầm
nghĩ chắc Hoàng đế đoán ra được ý đồ của mình, nên đã đánh lén một đòn.
Nhưng y cũng chẳng biết làm thế nào, chỉ biết dùng thân phận Đề ti của Giám
Sát viện, viết vài bức mật tấu liên tiếp gửi vào cung, cố gắng kích thích cơn
thịnh nộ của Hoàng đế. Ai ngờ những mật tấu này như bánh bao ném chó, như
tượng Phật bằng bùn ngã xuống sông, hoàn toàn không có phản ứng nào.
Lại thêm mấy ngày, cuối cùng trong cung cũng đưa ra quyết định xử trí vụ
mưu phản. Phạm Nhàn ngồi trong phủ cầm chiếu thư, vô cùng kinh ngạc và bất
ngờ. Y không ngờ sau cuộc tranh luận với Hoàng đế trong Ngự Thư phòng, cuối
cùng Hoàng thượng đã nghe lời mình, giương cao đồ đao nhưng lại nhẹ nhàng
hạ xuống.
Các quan lại phản loạn bị truy nã cùng một số nhân vật chưa được phóng
thích, tổng cộng có hơn ngàn người bị xử chém. Trong khi đó, phụ nữ và trẻ em
liên quan đến vụ án hầu hết đều được xử lý nhẹ tay.
Đối với những quân phản loạn đầu hàng lúc cuối cùng, Hoàng đế chỉ xử tử
các tướng lĩnh từ một cấp độ nhất định trở lên, còn binh lính bình thường thì bị
phân tán đi làm nô lệ ở các biên giới, có ý lập công chuộc tội.
Sau khi tính toán, khoảng hơn hai ngàn người đã chết vì vụ phản loạn.
Nhưng con số này đã vượt xa dự đoán tốt nhất của Phạm Nhàn, đặc biệt là các
quan lại và gia đình theo luật phải bị xử tử hoặc đày ải, phần lớn đều được giảm
nhẹ hình phạt, khiến tâm trạng y vui mừng khôn xiết.
Tuy vui mừng nhưng càng thắc mắc không biết vì sao Hoàng đế lại làm như
vậy? Nếu thực sự do mình khuyên can mà ra, vậy hôm đó trong Ngự Thư
phòng, tại sao bệ hạ lại nổi giận đến thế?
o O o
Thực ra việc Hoàng đế đối đầu với Tiểu Phạm trong Ngự Thư phòng đã sớm
gây chấn động cả kinh đô. Dù sao trong cung người nhiều cũng lắm miệng lưỡi,
chuyện này cũng không thể giấu kín được ai, nên trước khi Hoàng đế ban chiếu,
phần lớn quan lại đều đã biết rõ mọi chuyện.
Các quan viên dù có phe phái riêng, cũng biết nếu Thái tử lên ngôi thì bản
thân khó tránh cái chết. Nhưng dẫu sao cùng ở chung triều đình nhiều năm, ai
cũng có chút xót xa cho những người vô tội bị liên lụy. Vì thế, khi thấy chiếu
thư rộng lượng tới cực điểm của bệ hạ, mọi người đều cảm khái.
Đặc biệt là hai Đại học sĩ đứng đầu Môn Hạ Trung Thư không ngừng ca
ngợi chiếu chỉ của bệ hạ, từ tận đáy lòng họ không ngừng tán tụng Thánh
thượng. Một vị minh quân khoan dung, mới là nền tảng thành tựu cơ nghiệp
thiên hạ vạn đời. Các môn đồ đời sau của Trang Mạc Hàn đều rất tán thành.
Và vì sao Hoàng đế ban chiếu thư khoan hồng như thế? Chắc chắn là nhờ
công của Tiểu Phạm đại nhân. Tiểu Phạm đại nhân không màng danh vọng và
quyền lực, dũng cảm lên tiếng trong Ngự Thư phòng trước mặt Hoàng thượng.
Dù không đến mức liều mạng, nhưng cũng đã mạo hiểm rất lớn.
Khi nghĩ về việc này, triều đình và giới sĩ phu trong kinh đô không khỏi
đánh giá cao Phạm Nhàn, cho rằng vị đại nhân này quả xứng là người kế tục
Trang đại gia, cách hành sự mang đậm phong cách cổ xưa. Những người may
mắn thoát chết lại càng biết ơn Phạm Nhàn. Trong thời gian ngắn, tiếng tăm của
Phạm Nhàn một lần nữa vang dội khắp kinh đô.

Bình Luận (0)
Comment