๑ ๑ ๑ ۩ ۩ ۞ ۩ ۩ ๑ ๑ ๑
Xét trên góc độ huyết thống, Thái tử và Phạm Nhàn là huynh đệ, giữa hai người không có mối thù không thể hóa giải, mấy chuyện kia dẫu sao cũng chỉ là việc của những người lớn tuổi hơn. Thái tử cũng từng bày tỏ ý muốn hòa giải với Phạm Nhàn, nhưng Phạm Nhàn khó lòng tin tưởng. Điểm quan trọng nhất là Phạm Nhàn hiểu rất rõ Thái tử không có đủ lực lượng và sức mạnh tinh thần để đánh bại mình.
Vì vậy, mọi hành động của Phạm Nhàn trong nửa năm vừa qua đều nhắm vào mục tiêu lớn nhất là Trưởng công chúa. Ai ngờ Hoàng đế chỉ tống giam ả ta, nhưng lại muốn phế bỏ Thái tử trước. Sự thật này khiến Phạm Nhàn phải suy nghĩ một thời gian dài, luôn cảm thấy mặt trình tự có vấn đề. Với kinh nghiệm nhiều năm của Hoàng đế lão tử trong đấu trường thiên hạ, chắc chắn hắn không thể mắc lỗi như vậy được.
Mà cho dù trình tự có đúng hay sai, cuối cùng việc phế truất Thái tử cũng được triển khai một cách oanh oanh liệt liệt trong triều đình Khánh Quốc. Cụm từ "oanh oanh liệt liệt" này có thể không hoàn toàn chính xác. Cái gọi là "gió nổi nơi ngọn bèo", bất cứ sự kiện lớn nào trong lịch sử, có lẽ lúc bắt đầu chỉ là những tin đồn không đáng chú ý trong quan trường.
Mấy tháng trước, Đông Cung gặp phải hỏa hoạn, Thái tử đến Nam Chiếu, đó đã trở thành tin đồn.
Mà khi Bát Xử Giám Sát viện tiết lộ một số chuyện xưa, Thái Lý tự bất ngờ nảy sinh hứng thú điều tra lại vụ án mùa đông của Chinh Bắc quân, bộ Hộ bắt đầu nghiên cứu về việc rốt cuộc đống bạc này đã đi đâu... những tin đồn bắt đầu trở nên mạnh mẽ.
Mùa xuân năm ngoái khí hậu ấm áp mặt trời trời chiếu rọi, vì đả kích Phạm Nhàn, Thái tử và Nhị hoàng tử đã điều tra bộ Hộ, cuối cùng phát hiện ra sơ hở lớn nhất, chính là vấn đề y phục mùa đông của Chinh Bắc quân. Nhưng lúc đó Thái tử không ngờ rằng, cuối cùng việc điều tra lại đổ lên đầu mình mình. May mắn thay, sau đó bệ hạ đã ngừng tay, Thái tử mới tránh khỏi một kết cục tối tăm mặt mũi.
Nhưng hôm nay, triều đình lại đề cập đến vụ việc năm xưa, tất cả các quan viên trong triều đình đều cảm nhận được một bầu không khí khác thường. Bên phe Thái tử đã không còn nhiều nhân vật trung thành, liệu có phải bệ hạ đang chuẩn bị ép Thái tử phải hi sinh ai đó để chuộc tội không?
Cho dù đến giờ phút này, vẫn không có một đại thần nào nghĩ bệ hạ sẽ trực tiếp bắt Thái tử chịu trách nhiệm trong tội danh này. Vì vậy, khi Đại Lý Tự và Giám Sát viện bắt Tân Kỳ Vật vào tù, mọi người đều nghĩ việc này đã tạm thời kết thúc.
Ai ngờ Tân Kỳ Vật mới bị tống vào ngục có ba ngày đã được thả ra. Vị này là tâm phúc của Đông Cung, là cận thần của Thái tử, do có mối quan hệ tốt với Phạm Nhàn, nên lúc ở trong Giám Sát viện không hề bị tra tấn, cũng không khai ra Thái tử.
Nhưng cho dù như vậy, Giám Sát viện và Đại Lý tự vẫn không buông tha Thái tử, đã dâng mật tấu lên Ngự Thư phòng. Trong một cuộc họp tại Ngự Thư phòng, sự việc được đưa ra trước mặt Môn Hạ Trung Thư, Thượng thư lục bộ và các nhân vật có quyền lực khác ở Khánh Quốc.
Thư Vu và Hồ Đại học sĩ đã lên tiếng xin giúp cho Thái tử, thậm chí đứng ra bảo đảm mới khiến cho Hoàng đế nguôi bớt cơn thịnh nộ ngụy trang. Nhưng sau khi tan triều, hai vị Đại học sĩ này tụ tập uống rượu cùng nhau, không thể kìm lòng thở ngắn than dài.
Bệ hạ thực sự muốn phế truất Thái tử, nhưng hai người họ với tư cách là Đại học sĩ Môn Hạ Trung Thư, nhất định phải bảo vệ Thái tử. Việc này không liên quan đến các phe phái, chỉ vì họ là thần tử chính trực cho nên phải thể hiện thái độ của mình. Một ngày Thái tử còn là người thừa kế, họ phải đối đãi như nửa vị Hoàng đế, nà Hoàng đế cũng không thể quá khắt khe với điều này.
Điều quan trọng nhất là, các vị đại thần trong triều với đại diện là hai người Hồ Thư, tất cả đều cho rằng có lẽ Thái tử trước đây đã mắc sai lầm, nhưng trong hai năm qua hắn thực sự tiến bộ không nhỏ. Để tránh cho triều đình chịu chấn động quá lớn do tranh giành quyền lực, và để phòng ngừa việc Phạm Nhàn ở Giang Nam xa xôi dính líu tới những chuyện này, bọn họ thực sự mong muốn bệ hạ có thể bình tâm, ổn định tương lai xa xăm cho Khánh Quốc.
Cho dù nhìn từ bất cứ góc độ nào, hiện giờ Thái tử vẫn là lựa chọn tốt nhất cho Khánh Quốc, giúp tránh tình trạng hao tổn nội bộ, đồng thời phòng ngừa... người trẻ tuổi trong Giám Sát viện độc bá.
Hoàng đế Khánh Quốc không phải là hôn quân, biết rõ lợi ích mà sự cân bằng giữa quân và thần mang lại cho Khánh Quốc, cũng đoán trước được việc phế bỏ Thái tử sẽ gây ra sóng to gió lớn. Vì vậy, Hoàng đế tạm thời lựa chọn im lặng, như thể sau đợt sóng gió đầu tiên, hắn đã từ bỏ ý định phế truất Thái tử.