๑ ๑ ๑ ۩ ۩ ۞ ۩ ۩ ๑ ๑ ๑
Có điều, Hồ Thư và tất cả các đại thần đều biết rõ ràng, vị bệ hạ của mình không phải là người dễ dàng đưa ra quyết định. Nhưng một khi Hoàng đế đã quyết định, cho dù gặp khó khăn nào, Hoàng đế cũng sẽ kiên định theo đuổi.
Quả nhiên, không bao lâu sau, bức tấu chương từ Tổng đốc khu vực Giang Nam - Tiết Thanh đại nhân, đã được gửi đến trong cung, tuyên đọc trong phiên yết triều đọc lên. Từng câu từng chữ trong đó ám chỉ về Đông Cung, suy nghĩ ẩn giấu trong đó, ai cũng nhận ra.
Thư Vu tức giận đến nỗi mặt mày đỏ bừng, tuy biết tình hình đã tới mức mà không thể quay đầu nhưng vẫn đứng dậy và mắng Tiết Thanh thần tử không ra thần tử, miệng lưỡi bịa đặt toàn những lời bất trung.
Hoàng đế thương cho Thư Thái tuổi cao sức yếu, bảo ông về phủ tĩnh dưỡng ba tháng, không có thêm chút trách phạt nào.
Tấu chương từ sáu vị Tổng đốc khác cũng đến, ngôn từ hoặc nặng nề, hoặc nhẹ nhàng, hoặc rõ ràng hoặc ẩn ý, nhưng tất cả đều gián tiếp bày tỏ thái độ của mình.
Tình hình lúc này đã trở nên sáng tỏ, Hoàng đế có ý định từ bỏ người thừa kế, bảy Tổng đốc bị ép dưới Thánh uy buộc phải dâng tấn hưởng ứng. Chỉ có các đại thần cấp cao trong triều đình như Thượng thư, Chính khanh bị kẹp giữa hai bên. Tuy bọn họ muốn phản đối, nhưng cảm thấy như trên bị che khuất, dưới có gai đâm, toàn thân vô cùng khó chịu.
Mặc dù Thư Vu được mời về phủ, nhưng Môn Hạ Trung Thư vẫn phát huy tác dụng chính mà Hoàng đế Khánh Quốc cho phép bọn họ phát huy. Các đại thần trong triều đình, người bạo gan thì lựa chọn từ ngữ cẩn thận để bày tỏ ý kiến phản đối, người nhút nhát thì giữ im lặng... Tuy Hoàng đế đã ám chỉ nhưng không một vị đại thần nào anh dũng dâng tấu xin Hoàng đế thay đổi người kế vị.
Đúng vậy, cho dù là người thích nịnh bợ cũng khó mà làm ra việc như vậy. Văn võ toàn triều, bách tính khắp kinh đô đều đang chú ý đến những quan viên này. Thái tử không phạm phải lỗi lầm gì lớn, nhưng lại bị phế vị, thực sự rất khó giải thích, sau này càng không thể biện giải trong sử sách.
Sau khi triều đình tan họp, một số đại biểu của văn thần đã đến phủ của Thư Đại học sĩ, cẩn thận hỏi ý kiến của ông. Dù sao, bệ hạ cũng hiểu rõ về những việc này, họ cũng không sợ bị tố cáo kết bè kết đảng.
Thư Vu mặc bộ áo bằng vải dệt thô, sau một thời gian dài trầm ngâm, ông mỉm cười nói: "Mọi việc trên đời này, đều cần phải tuân theo một nguyên tắc. Đặc biệt là vấn đề của Thái tử, trên thì phải thuận theo thiên ý, dưới thì phải thuyết phục vạn dân. Nếu việc này không hợp lý, thì tuyệt đối không thể làm... Phạm Nhàn từng nói: 'Trước lo cho nỗi lo của thiên hạ, sau mới vui niềm vui của thiên hạ'. Đây là vấn đề của quốc gia, không chỉ là chuyện nhà của Thiên tử. Thư Vu thân là thần tử, vừa phía giải quyết ưu phiền thay bệ hạ, vừa phải suy nghĩ cho lợi ích của đất nước. Không cần phỏng đoán Thánh tâm, chỉ cần tự hỏi lòng mình là được."
"Bệ hạ đã quyết tâm rồi, phải làm sao đây?"
Thư Vu vuốt bộ râu dưới cằm, vẫn cười vui vẻ như mọi ngày, nói: "Tiên sinh từng nói: Quân vương lệnh sai, thần không thể nhận.'"
Tiên sinh trong miệng hắn, đương nhiên là vị đại gia Trang Mặc Hàn đã qua đời hai năm trước. Các văn thần ai về nhà nấy, mỗi người đều giữ im lặng, không nói gì.
Thực ra, nếu Hoàng đế muốn gợi ý cho các thần tử dâng tấu, vẫn còn rất nhiều phương pháp, có thể dễ dàng tìm ra người phát ngôn trong triều đình. Nhưng điều kỳ lạ là từ khi sự việc xảy ra, ngoại trừ Thượng thư bộ Hộ Phạm Kiến, Hoàng đế chưa từng tuyên triệu bất cứ vị đại thần nào vào cung riêng lẻ. Do đó, các thần tử đang hoài nghi, liệu có phải bệ hạ vẫn chưa thật sự quyết định hay không -- các vị đại thần trong triều phải nhân vật như Tổng đốc bảy khu vực, không phải là gia nô của bệ hạ, càng không dám tùy tiện dâng tấu.
Triều đình rơi vào tình trạng bế tắc và im lặng đầy ngượng ngùng. Mà ở Đông Cung, Thái tử đang ở trung tâm của sự việc vẫn giữ thái độ ôn hòa dịu dàng như mọi khi, dường như không hề đặt chuyện này trong lòng. Bên phe của Thái tử, không có ai đắc lực. Nhưng lần này, hắn đã nhận được ủng hộ từ rất nhiều văn thần, có thể xem là niềm vui bất ngờ, nhưng cũng là một loại... kinh ngạc.
Vì thế, bên cạnh lòng biết ơn, Thái tử càng thêm trầm lặng.
o O o
Trong cơn phong ba bão táp xoay quanh việc phế bỏ người kế vị, có hai người trẻ tuổi ở ngoài lề sự việc nhưng lại thu hút sự chú ý của toàn bộ quần thần. Hai người trẻ tuổi quyền quý này có khí chất khá giống nhau, lại cùng có mối quan hệ phức tạp với Thái tử. Nhưng đến giờ phút này, hành động của họ lại hoàn toàn vượt ngoài dự đoán của mọi người.