Khánh Dư Niên (Dịch Full)

Chương 448 - Chương 1397: Sống Hay Chết Phải Có Phẩm Giá 1

Chương 1397: Sống hay chết phải có phẩm giá 1 Chương 1397: Sống hay chết phải có phẩm giá 1

๑ ๑ ๑ ۩ ۩ ۞ ۩ ۩ ๑ ๑ ๑

Cung Điển dẫn quân ngoài ra thành truy kích mà tập trung giữ gìn trật tự trong kinh đô, nhưng kinh đô quá lớn, chưa kiểm soát hết được. Bách tính kinh đô lại không cách nào đợi Cung đại tướng quân nghiêm túc hành động, bọn họ hiểu rõ nguy hiểm do tàn binh sau đại chiến gây ra, liều mạng đổ về phía cửa thành nơi Cung Điển trấn thủ, cảnh tượng hỗn loạn vô cùng.

Trong khi đó Phạm Nhàn im ắng đã lâu, lại được một nhóm binh sĩ Định Châu và mật thám Giám Sát viện tiếp ứng, đã quay về kinh đô qua một cửa thành khác, trở lại ngôi nhà xa cách đã lâu.

Phạm Nhàn không vội vã trở lại hoàng cung, cũng chẳng gặp Diệp Trọng, mà tiến thẳng về phủ đệ. Y chưa kịp an ủi Uyển Nhi, chỉ hỏi qua tình hình phụ thân và Tĩnh Vương gia, rồi kéo Đằng Tử Kinh sang một bên, thì thầm dặn dò vài điều.

Từ khi Phạm phủ bị vây hãm, Đằng Tử Kinh cầm gậy gộc, tổ chức gia đinh và hộ vệ trong phủ, đối phó với từng đợt chiếu thư quấy rầu. May mắn là Phạm Kiến không có ở phủ, nên Phạm phủ không trải qua đợt tấn công lớn nào, tàn binh phá cũng không phải đối thủ của gia nhân Phạm phủ.

Phạm Kiến luôn rất giỏi trong việc huấn luyện quân đội.

Đằng Tử Kinh nghe lệnh thiếu gia, vẻ mặt nghiêm trọng gật đầu, không hỏi lý do cũng chẳng dẫn theo quá nhiều hạ nhân Phạm phủ, tránh làm người khác chú ý, vội vã xuất phát về ngọn đồi cách đó hai mươi tám dặm.

๑ ๑ ๑ ۩ ۩ ۞ ۩ ۩ ๑ ๑ ๑

Nhìn bóng xe ngựa khuất dần, nghe tiếng ồn ào từ xa vọng lại, Phạm Nhàn thoáng yên tâm - sắp đặt Đằng Tử Kinh đến Khánh Dư đường ở ngọn đồi cách đó hai mươi tám dặm, là để lợi dụng lúc kinh đô hỗn loạn, tìm cách đưa những lão chưởng quỹ của Khánh Dư đường ra khỏi kinh đô, phân tán vào dân gian.

Đây không phải ý tưởng đột ngột của Phạm Nhàn, mà là một phần trong kế hoạch của y từ trước. Những lão chưởng quỹ này rất quan trọng với Phạm Nhàn, tri thức và kinh nghiệm trong đầu bọn họ về công nghệ Nội Khố càng quý giá với Khánh Quốc. Hoàng đế nể tình cũ không giết họ nhưng không bao giờ cho phép họ rời khỏi kinh đô, không để họ rơi vào tay thế lực khác. Từ khi Diệp gia diệt vong đến nay đã hai mươi năm, muốn đưa hết những lão chưởng quỹ này ra khỏi kinh đô, vốn là nhiệm vụ không thể hoàn thành.

Nhưng âm mưu phản loạn của Trưởng công chúa và Thái tử khiến kinh đô hỗn loạn đã mở ra cơ hội lớn cho Phạm Nhàn, người luôn âm thầm lo liệu việc này. Mọi người cho rằng Hoàng đế đã chết, cung đình rối ren, kinh đô hỗn loạn, ánh sáng hi vọng lóe lên trong mắt Phạm Nhàn.

Nhưng y không có nhiều nhân lực, hơn nữa còn nghi ngờ Hoàng đế vẫn còn sống nên tạm dừng kế hoạch. Nhưng những lời thì thầm cuối cùng của Trưởng công chúa trong Thái Bình biệt viện đã thôi thúc y hạ quyết tâm. Đương nhiên cho dù không có nói lời của Trưởng công chúa, Phạm Nhàn vẫn nghĩ trăm phương ngàn kế tìm cách tận dụng tình hình.

Ngay từ đầu trận tranh đấu giữa Hoàng đế và Trưởng công chúa đã diễn ra ở tầng cao hơn, còn Phạm Nhàn tuy vẫn luôn im lặng nhưng không phải quân cờ bị điều khiển, mà có suy nghĩ riêng.

Y dự đoán kinh đô sẽ rơi vào hỗn loạn, quyết định lợi dụng thời cơ để đạt mục đích, bắt cá trong nước đục, rút củi dưới đáy nồi, tầm mắt và chiến thuật thực sự sắc sảo.

o O o

Không kịp an ủi Uyển Nhi đang đau buồn, Phạm Nhàn rời khỏi phủ. Lúc này, thi thể Trưởng công chúa được đặt trong một gian phòng yên tĩnh ở sân sau. Y phải quay lại hoàng cung giải quyết những việc cấp bách, đã biết tin Hoàng đế bình an, y nhất định phải điều chỉnh một số kế hoạch mạnh mẽ mãnh liệt hơn.

Nhưng vừa ra khỏi cổng, một đội kỵ binh xuất hiện trong khói bụi. Phạm Nhàn nhìn kỹ, không biết là của ai. Lúc này kinh đô đã yên ổn, Định Châu quân nắm ngoại thành, Diệp Trọng khéo léo giao lại việc phòng thủ cho Đại hoàng tử, trong thành không còn phản quân.

Quả nhiên đó là Định Châu quân, một giáo quan cả người đầy máu dừng ngựa, chạy thẳng tới trước mặt Phạm Nhàn, hoảng loạn nói: "Công gia, Đại soái có tin cấp báo."

Khánh Quốc có vô số dũng tướng, đại quân các khu vực đều quen gọi chủ tướng của mình là Đại soái, cũng như bộ hạ cũ trong Tây Chinh quân gọi Đại hoàng tử, giáo uqan này là người của Định Châu quân nên Đại soái chính là Diệp Trọng. Phạm Nhàn giật mình, chẳng lẽ trong thành có chuyện gì? Y định gặp Diệp Trọng nên không hỏi nhiều, cùng đội kỵ binh đi thẳng theo hướng Đông Hoa môn. Dọc đường im lặng lắng nghe, y mới biết chuyện gì đã xảy ra.

Hóa ra trong lúc Phạm Nhàn ở Thái Bình viện, Diệp Trọng đã tìm y rất lâu - Thái tử Lý Thừa Càn bị vây tại Đông Hoa Môn, hai bên đang đàm phán. Không rõ vì sao, Lý Thừa Càn lại muốn gặp Phạm Nhàn.

Bình Luận (0)
Comment