Lúc này mọi người mới kinh ngạc phát hiện
Cách nói khoái của học bá hợp lý như vậy đấy
Từng cái tràng giang đại hải, có cơ sở khiến người ta không khỏi vô cùng cảm động
Ai có thể nghĩ rằng, trong ấn tượng của mọi người, Học viện Khoa học Trung Quốc cao như đỉnh nhưng thực ra lại giống xã hội như vậy.
Nó không phải nên là ‘tháp ngà’ của xã hội sao?
Nó không phải nên là nơi giới tinh hoa tụ họp sao?
Giờ khắc này, sau khi tin tức này xuất hiện, mọi người đều nhận ra.
Thì ra thần tiên cũng phải mua nhà, thần tiên cũng mua nhà trả góp, nhóm học bá này cũng cần phải suy nghĩ liệu con trẻ có thể đi học ở một trường tiểu học tốt, cũng phải lo lắng về việc làm thế nào để lương bổng đãi ngộ của mình có thể nuôi sống gia đình
Các nhà khoa học vốn không dính khói lửa trần giân, giờ phút này lại rơi vào chỗ trần tục.
Nhưng nó cũng làm tăng ‘thổ tinh’, làm cho mọi người cảm thấy hòa nhã hơn rất nhiều.
Sau khi thấy những tin tức về nội bộ bất công, áp lực nghiên cứu khoa học lớn, lương bổng đãi ngộ kém..., người ta bắt đầu đấu tranh cho họ.
Đôi khi cẩn thận suy nghĩ, nếu không có những người này thì làm sao xã hội tiến bộ?
Tuy nhiên, những người này đã làm việc rất chăm chỉ để đóng góp cho xã hội và đất nước, nhưng cuối cùng mức lương của họ so với những người ở vị trí bình thường khác còn thấp hơn
Vậy thì họ làm việc chăm chỉ như vậy để làm gì?
Trong mắt họ, những học bá từ những ngôi trường danh giá thuở nhỏ, thạc sĩ tiến sĩ bây giờ có nhiều người lương tháng không quá 10.000!?
Nói chắc hẳn sẽ có rất nhiều người không tin.
Vì điều này không phù hợp với trình độ học vấn và chức vụ của họ một chút nào.
Tuy nhiên, đây là sự thật, ngay cả phiếu lương cũng được đăng trên diễn đàn.
Đã gây nên một trận bão to
- Con nhà người ta từng kiêu hãnh nay lại có nhà khó về
- Là niềm tự hào trong mắt của cha mẹ, là con nhà người ta trong nhà hàng xóm, tôi đã được đặt nhiều hy vọng từ khi tôi còn là một đứa trẻ.
- Nhưng, hiện tại tôi lại có nhà khó về
- Tôi không dám tham gia họp lớp, vì tôi sợ người khác hỏi tôi kiếm được bao nhiêu tiền trong một tháng, thấy không bằng những người bạn cũ, thật ra! Tôi... cũng cảm thấy tự ti.
- Con người đều là người bình thường, tôi cũng vậy, tôi cũng có niềm tự hào của riêng mình. Là do tôi chưa đủ ưu tú? Hay là do tôi chưa đủ nỗ lực?
- Tôi có thể chịu đựng sự được nghèo khó, có thể giữ lấy cô đơn, nhưng tôi không thể nhìn thấy bình minh.
- Tạm biệt, khoa học của tôi, học viện của tôi
…………..
- Hẹn gặp lại nhé, khoa học của tôi, viện nghiên cứu của tôi
Chỉ cần nghe được câu nói này, không cần biết nó được thốt ra từ miệng của ai, cũng khiến cho bao nhiêu người nghe rưng rưng nước mắt, chạm đến tận nơi sâu thẳm trong tâm hồn
Những điều đó đã từng, đã từng là tín ngưỡng của chúng ta.
Mà nay, dưới áp lực của cuộc sống cuộc sống đời thường, của những điều vô cùng nhỏ nhặt, tín ngưỡng đó đã sụp đổ, tan tành.
Khoa học vẫn là tín ngưỡng, nhưng chúng ta lại không có can đảm để bước tiếp. Lòng tin của chúng ta chưa đủ lớn mạnh để vượt qua thử thách.
Cũng giống như một người làm công ăn lương cả đời cũng không thể nào đủ tiền mua nổi cho mình một căn hộ, một chiếc xe hơi.
Lòng tin không đủ lớn mạnh
- Hẹn gặp lại nhé, khoa học của tôi, viện nghiên cứu của tôi
Lượng bình luận ở dưới bài đăng vô cùng đông đảo, thậm chí đã trực tiếp tràn kín cả màn hình.
- Báo cáo của Mỗ Phì, nghiên cứu viên của Viện Khoa Học Vật Lý
- Báo cáo của XX, nghiên cứu viên của Viện Khoa Học Y Học Sinh Vật
...
Trong lúc không chú ý, vậy mà nơi này lại trở thành nơi báo cáo thành tích của tất cả mọi người.
Càng nhiều người điểm danh, càng nhiều địa danh được nhắc tới, lại càng khiến nhiều người chua xót.
Cho dù nhìn thấy được thành công thì sao chứ? Cuối cùng nỗi chua xót vẫn còn nguyên vẹn ở nơi đây.
Ban đầu, người ta chỉ đơn thuần dạo qua đây, không hề thấu hiểu, thế nhưng hiện tại
Nhìn từng gương mặt quen thuộc, nhìn thấy từng địa danh quen thuộc, có mấy ai mà không hoài niệm, không rơi lệ?
Bọn họ tạm biệt, không phải điều gì khác, mà chính là tín ngưỡng mình hằng ấp ủ.
Bọn họ xúc động rơi lệ, cũng không phải điều gì khác, mà chính là quá khứ đã từng nung nấu trong lòng.
Bọn họ muốn được cúi chào chính bản thân mình ngày đó, chỉ để nói một tiếng:
- Vất vả
Bọn họ cũng muốn nâng chén rượu với mộng tưởng hôm nào, chỉ để nói một tiếng:
- Xin lỗi
Nhưng mộng tưởng luôn luôn xa với không thể nắm bắt đến, mùa xuân ơi, ngươi ở đâu?
Chúng ta đợi một năm lại một mùa, rồi cuối cùng khô héo trong mùa đông buốt giá.
- Tôi năm nay 35 tuổi, con nhỏ 5 tuổi, vợ tôi 33.
- Tôi có hộ khẩu thủ đô, nhưng lại không được sống trong bầu không khí thủ đô.
- Ao ước của người khác, chính là áp lực cho tôi.
- Tôi không dám về nhà bởi vì sợ những ánh mắt xem thường của người khác.
- Đứa con nhỏ của bạn học cùng lớp tôi, đã lên tiểu học, thậm chí bắt đầu lên cấp hai. Bạn học thời đại học, không thi đỗ nghiên cứu sinh, đã bỏ ngành y dược, hiện tại anh ấy là giám đốc một công ty, mở ra Wrangler, ở biệt thự, mua được nhà ở thủ đô, còn đã chuẩn bị đầy đủ chi phí cho con sang nước ngoài du học.
- Mỗi lần gặp gỡ bạn bè cũ, tôi đều không dám tham gia. Bởi vì tôi sợ hãi người khác sẽ vạch trần sự giả dối mà tôi luôn luôn cố gắng che đậy. Để lộ ra sự hào nhoáng hư ảo cùng mộng tưởng nghèo khó của tôi.
- Nếu gặp gỡ bạn bè, chủ đề mà chúng tôi bàn luận thường là những đứa con, bởi vì chúng tôi không dám nói về mộng tưởng.
- Hiện tại, tôi rốt cuộc hiểu rõ một câu: Một thân nghèo khó sao dám vào phồn hoa, trong sạch, liêm khiết làm sao dám gặp giai nhân.
- Làm chồng, ta không xứng. Làm cha, tôi không xứng. Làm người, tôi càng không xứng
- Chén rượu này tôi kính người, tôi của ngày xưa đã mất rồi. Người đã từng chứa chan nhiệt huyết, người đã từng dũng cảm bước đi, người đã từng là chiến binh áo trắng, người đã từng hèn mọn mà vô cùng vĩ đại
- Tôi có lỗi với thầy của mình, có lỗi với những hy vọng, chờ mong mà thầy đã gửi gắm nơi tôi.
Trước đây tôi luôn xem thường những người khúm núm xun xoe với cấp trên.
Thế nhưng hiện tại tôi mới phát hiện: đối mặt với sự nghèo túng, có mấy ai có thể tiếp tục theo đuổi tín ngưỡng cả đời?
......
Người viết xuống tâm sự này, cũng không có gì phải sợ hãi rụt rè, anh ta trực tiếp đăng lên một bức hình.
Đây là một phong thư mời đến từ thành phố California nước Mỹ
Phía trên khẳng định sẽ mời anh ta về làm việc với mức lương là 20 vạn đô la một năm.
Sau khi nhìn thấy lá thư này, mọi người không hề có ý định muốn trách cứ đối phương.
Mọi người cũng trách cứ không nổi.
Nếu như cố gắng nỗ lực mà không có quan hệ trực tiếp với thu nhập, vậy người ta sẽ cố gắng nỗ lực được bao lâu?
Kỳ Liên Sơn ngồi ở trong văn phòng, than thở.
Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc là một đơn vị hành chính lớn.
Cùng cấp bậc với Bộ giáo dục, nó trực tiếp được điều hành bởi Chính quyền trung ương Trung Quốc.
Ai có thể tưởng tượng được, lại xảy ra chuyện như thế này?