Lộc Sơn Hội minh là nơi Đại Tần giành được đại thắng, Nguyên Vũ lấy tư cách Bát Cảnh bắt đầu chấn nhiếp thiên hạ.
Nguyên Vũ xuất kiếm ở Lộc Sơn, một kiếm chém đứt đỉnh núi đối diện.
Đỉnh núi đối diện bị san bằng này sau đó trở thành cứ điểm của quân Tần, như đài quan sát khổng lồ, quan sát lãnh thổ rộng lớn của ba nước Yến, Sở, Tề.
Đây vốn là nơi giao của bốn vương triều, vương triều Đại Sở ngày xưa mạnh nhất ba nước Sở, Yến, Tề đã chia năm xẻ bảy, những chư hầu rải rác kia nhiều nhất cũng chỉ có mấy vạn thậm chí hơn mười vạn quân lực, đối với vương triều Đại Tần mà nói cũng không có uy hiếp quá lớn.
Cho nên quân Tần trên núi này hiển nhiên đã tập trung lực chú ý ở hai nước Yến, Tề.
Một ngày nay quân Tần đóng quân ở chỗ này đều trầm mặc im lặng.
Trên đường chân trời đối mặt với bọn họ, có chiến xa, trọng kỵ, bộ liễn, đàn thú kéo không ngừng xuất hiện... Những thứ này đều có nghĩa là Phù khí hạng nặng cùng Tu hành giả cường đại. (bộ liễn: xe kéo bằng bộ binh)
Những thứ này ban đầu đều là từng đốm đen, song xuất hiện càng ngày càng nhiều trong tầm mắt của bọn họ, rốt cục biến thành thủy triều lan tràn toàn bộ đường chân trời.
Mấu chốt nhất chính là thủy triều lan tràn ở Yến cảnh cùng Tề cảnh đều nối liền cùng một chỗ, như hai dòng lũ giao nhau, đều hướng về phía cảnh nội nước Tần. (Cảnh nội nước Yến, cảnh nội nước Tề)
Liên quân giữa hai vương triều Yến và Tề, ngược dòng tìm hiểu về lần gần nhất thì cũng đã hơn bảy mươi năm trước.
Hai triều đại cách hơn bảy mươi năm sau lại liên thủ một lần nữa, hơn nữa quân đội đều hiện ra xu thế dốc toàn lực, làm sao không khiến người ta khiếp sợ?
Từ giữa trưa đến chạng vạng, những quân Tần này trầm mặc nhìn quân đội lan tràn ra Yến cảnh và Tề cảnh, vậy mà vẫn chưa nhìn thấy cuối đội ngũ.
Khi bóng đêm bắt đầu thâm trầm, ngọn núi này dấy lên vô số ngọn đuốc, một ít Phù khí không ngừng ném ánh lửa lên bầu trời, dưới ánh sáng này chiếu rọi, quân tiên phong đen nghịt đã đến trước ngọn núi này.
- Vì Đại Tần!
Tướng lĩnh quân Tần trên núi này nắm chặt kiếm trong tay, phát ra một tiếng quát lớn.
Vô số tiếng quát lớn vang lên, trong nháy mắt bị tiếng xé gió dày đặc bao phủ.
Trong đêm tối, liên quân hai nước Yến, Tề vẫn như thủy triều lan tràn đã nhấn chìm ngọn núi này, sau đó tiếp tục bao phủ toàn bộ Lộc Sơn.
Cuối thu đầu đông năm Nguyên Vũ thứ mười ba.
Vốn là lúc hành quân chinh chiến, nhưng liên quân hai triều Yến, Tề, mỗi một bên đều cử binh trăm vạn, hội tụ vô số Tu hành giả, bao bọc quân đội của tiểu quốc, bộ lạc bên ngoài Tần cảnh, hình thành một chi đại quân có số lượng lớn nhất mấy chục năm nay mà chỉ có thể dùng quái vật khổng lồ để hình dung, từ Lộc Sơn đánh vào, phát động tiến công mãnh liệt đối với vương triều Đại Tần.
Chỉ trong vòng chưa đầy mười ngày đã phá ba quận nước Tần, cũng chiếm lĩnh quận Trung Sơn, quận quan trọng nhất ở mạn Tây Bắc vương triều Đại Tần.
Quận Trung Sơn này vốn là nơi thuộc quốc của vương triều Triệu, lãnh thổ từ biên giới quận Trung Sơn đến Yến, Tề bị mất, tương đương với một phần ba đất nước Triệu chiếm lĩnh sau khi nước Tần diệt vương triều này lúc trước đã mất, rơi vào tay hai nước Yến, Tề. (thuộc quốc: quốc gia phụ thuộc)
Đất Triệu vốn đã có lượng lớn người Triệu chạy nạn bất mãn với sự thống trị của vương triều Đại Tần, quân đội Yến Tề liên tiếp đại thắng, rất nhiều thị tộc đất Triệu cũng đồng loạt làm phản, trong lúc nhất thời đại quân hai nước Yến, Tề chưa tới, trong rất nhiều quận huyện đã có chiến hỏa nổi lên bốn phía, hoàn toàn mất đi khống chế.
Quân Tần cũng không e ngại cường địch, nhưng đối mặt với đội liên quân chỉ có thể dùng quái vật khổng lồ để hình dung này, cho dù là tướng lĩnh quân Tần dũng mãnh không sợ chết và giàu kinh nghiệm nhất, cũng không biết dựa vào cái gì để thủ thắng.
Lực lượng quân đội mà quân Tần có thể điều động giữa quận Trung Sơn và Trường Lăng chỉ có hơn mười vạn, hơn nữa trạng thái của những quân Tần này cũng không phải ở lúc tốt nhất.
Hơn mười vạn quân Tần như vậy, đối thủ của bọn họ lại là đại quân Yến, Tề tinh nhuệ vượt qua hai trăm vạn, số lượng Tu hành giả đạt tới mức kinh người, ngoại trừ hai trăm vạn đại quân tinh nhuệ của hai nước này ra, còn có các tiểu quốc cùng bộ lạc, các thị tộc quý nhân liên quân chống lại nước Tần, nhân số thậm chí đã tiếp cận số lượng quân đội mà quân Tần có khả năng triệu tập được.
Hai bên địch ta đã đạt tới tỷ lệ năm trên một(5/1), trong tình cảnh mấy vạn giao chiến với hơn mười vạn quân đội thì còn có khả năng thắng lợi, nhưng trong loại đại chiến cấp bậc như trên, ít nhất trong tất cả sử sách thì chưa từng xuất hiện tình huống một bên yếu thế có thể giành chiến thắng như vậy.
......
Trong một tòa Hành cung ở Quan Trung, có mấy gốc cây Phao đồng hơn năm trăm năm tuổi. (cây Phao đồng: là một loài thực vật thuộc họ Paulowniaceae. Đây là loài đặc hữu của Đài Loan và đông nam Trung Quốc. Là cây gỗ, cao 6-12 m; tán lá hình tán. Thân cây ngắn. Cành non màu xám nâu, có mô xốp hình hột đậu rõ nét.)
Bản thân cây Phao đồng có khả năng phát triển chiều cao cực nhanh, mấy chục năm sinh trưởng nhanh chóng có thể phát triển đến trình độ mấy người cùng nhau vây kín, nhưng thường thường bởi vì sinh trưởng quá nhanh, tán cây quá lớn đón gió, mà rễ cây vào đất không sâu, dễ dàng bị hủy trong gió lớn.
Loại cây này có thể có tuổi đời đến năm trăm năm, đương nhiên sẽ lớn đến mức đáng sợ.
Hoặc có thể được coi là một kỳ tích
Nhưng có thực sự là kỳ tích hay không?
Lúc này Hoàng đế Nguyên Vũ mặc trường bào bằng vải thô rất tùy ý, đứng dưới tàng cây này lại có vẻ cực kỳ rõ ràng, cái gọi là kỳ tích này bắt nguồn từ một vị Đế vương trồng loại cây này năm trăm năm trước.
Khi gốc cây này vừa mới mọc đến khi lớn đến mức hai người hợp vây, đám thần tử có ý nịnh hót kia cũng đã dùng trăm phương nghìn kế dẫn rễ cây này vào càng sâu dưới đất, cho đến hôm nay, dưới đất này còn có hơn mười dây xích sắt kết nối với đá nặng của pháp trận trấn áp bộ rễ trung tâm của mấy gốc cây này, ngoài ra còn có một ít dược thổ có thể liên tục phát huy công hiệu làm cho sâu bộ hoàn toàn không thể xâm lấn cây này.
Trong mắt rất nhiều người trong thiên hạ, lúc này quân Tần muốn ngăn cản liên quân Yến, Tề từ đất Triệu vào quan, cũng chỉ có thể chờ đợi kỳ tích phát sinh.
Nhưng đối với y mà nói, không có kỳ tích, chỉ có nhân sự.
Có những chiếc xe vua lộng lẫy đến trước cung điện này.
Nữ chủ nhân Trường Lăng một mình đi vào Hành cung, đạp lên con đường đá trải đầy lá khô thật lớn đi vào trong tầm mắt của y.
Một ít lá vàng lưu lại trên cành mấy gốc cây Phao đồng khổng lồ này bắt đầu chấn động, tản ra một loại hào quang màu bạc khó hiểu.
- Ngươi cuối cùng vẫn tới.
Nguyên Vũ nhìn người nữ tử lãnh khốc mà vẫn hoàn mỹ như trước, vừa ôn hòa vừa cảm khái cười cười.
Trịnh Tụ nhìn vị Đế vương giả vờ không nhìn thấy tóc bạc của nàng dưới vương miện hoa lệ, lạnh lùng đáp lại:
- Chẳng qua là thời thế ép buộc, cũng không có nghĩa là ta không chán ghét ngươi.
Nguyên Vũ cũng không thèm để ý, vẫn mỉm cười nói:
- Nhưng cuối cùng vẫn là thực sự liên thủ... Cho đến đại biến ở Trường Lăng ngày đó bắt đầu, ta và ngươi cũng chưa từng thực sự liên thủ một lần nào.
- Ta cần tất cả hạm lớn U Phù của ngươi.
Trịnh Tụ không hồi tưởng lại vẻ cảm khái trong giọng nói của y, chỉ lạnh lùng mà trực tiếp nói.
- Hai khỏa Tiên Liên tử. (Hạt sen Linh Liên của Trịnh Tụ)
Nguyên Vũ thu liễm nụ cười, nhìn nàng nói:
- Không chỉ mỗi ta cần dùng, còn có Từ Phúc.
Trịnh Tụ khẽ gật đầu,
- Ta sẽ ứng phó quân Yến.
Nguyên Vũ thấy nàng không phản đối, lập tức lộ ra chút vui vẻ:
- Vậy ta đương nhiên sẽ đối phó nước Tề.
Trịnh Tụ không nói nhiều nữa.
Nàng quay lại bên ngoài cung điện.
Nguyên Vũ trầm mặc nhìn bóng lưng nàng, nói:
- Sao không ở lại đây?
Trịnh Tụ không trả lời.
Nàng giả vờ như không nghe thấy.
Nếu một người ngay từ đầu đã không lựa chọn thần phục hoặc là làm kẻ phụ thuộc nghe theo, vậy thì sẽ không bao giờ có tư thái như vậy nữa.
Nàng sẽ không thay đổi con đường mà mình đã chọn, vì vậy ngay cả khi nàng thực sự mất tất cả, ít nhất có một thứ sẽ không bao giờ mất đi.
Đó là sự kiêu ngạo của nàng.
......
Trong bóng tối lạnh lẽo, chiếc xe vua của nàng không trở về Trường Lăng, mà đi về phía một số công xưởng ở Quan Trung.
Trong khoảng thời gian này, nàng đã thành lập một số công xưởng khổng lồ và bí ẩn.